Mục tiêu quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có nhằm đạt đuợc những hiệu quả sau:
- Gia tăng lợi nhuận thông qua việc thiết lập cấu trúc tổng thể bảng Cân đối kế toán nhằm gia tăng thu nhập từ các Tài sản có và giảm thiểu chi phí cho các Tài sản Nợ.
- Quản lý 2 loại rủi ro xuất phát từ bản chất trong hoạt động ngân hàng là luôn có sự chênh lệch về kỳ hạn giữa TSN - TSC đó là rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản.
- Đảm bảo ngân hàng tuân thủ đúng các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý TSN - TSC, giúp cho ngân hàng hoạt động an toàn và bền vững hơn.
1.3.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có
- Ngân hàng là một tổ chức rất phức tạp, bao gồm nhiều phòng ban cung cấp các loại dịch vụ tiền tệ đa dạng. Một ngân hàng đuợc quản lý tốt, mọi quyết
định cần đuợc phối hợp với nhau để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hoạt
động. Trong đó, các danh mục tài sản có và tài sản nợ phải đuợc nhìn nhận nhu một thể thống nhất trong quá trình đánh giá ảnh huởng của chúng tới mục tiêu đuợc đề ra, để đảm bảo khả năng sinh lời với mức độ rủi ro có thể chấp nhận. Quá trình ra quyết định mang tính phối hợp và tổng hợp nhu vậy đuợc gọi là phuơng pháp quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng. Truớc đây, theo quan điểm cổ điển thì các ngân hàng xem bên nợ của bảng tổng kết tài sản là các
nghiệp vụ đuơng nhiên không cần phải quản lý và kiểm soát mà chỉ cần sử dụng
cái có sẵn đó cho thích hợp là đủ, có nghĩa là chỉ cần quản lý tài sản có. Tuy vậy,
đến khi thị truờng xuất hiện sự bất ổn định trong lãi suất ảnh huởng lớn đến hoạt
động kinh doanh của ngân hàng, việc dung hòa giữa quản trị tài sản có và tài sản
GAP Sự thay đổi lãi suất Sự thay đổi thu nhập lãi ròng
>0 Tăng Tăng
>0 Giảm Giảm
19
nợ đã được sử dụng. Ngày nay các nhà ngân hàng đã bắt đầu quan tâm nhiều đến
tài sản nợ và coi việc quản lý tài sản nợ như là một yếu tố để nâng cao hiệu quả
quản lý, cũng như tăng nguồn bổ sung đối với khả năng thanh toán của ngân hàng. Đây chính là chiến lược quản lý hỗn hợp của Ngân hàng
- Mục đích của quản lý tài sản nợ và tài sản có là tạo lập và thực hiện các chiến lược củng cố Bảng cân đối kế toán để hạn chế những rủi ro gây ra bởi những thay đổi về lãi suất và trạng thái thanh khoản.
1.3.3. Các biện pháp quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có chủ yếu
1.3.3.1. Quản lý rủi ro lãi suất
- Những thay đổi về lãi suất có thể ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập cũng như giá trị kinh tế của ngân hàng. Điều này xuất phát từ sự chênh lệch về kỳ hạn giữa TSN và TSC của ngân hàng. Do vậy, hoạt động quản lý TSN-TSC của ngân hàng phải giảm thiểu được những thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra. Các ngân hàng tổ chức một bộ phận nhằm nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ gây ra từ rủi ro lãi suất để từ đó có thể giám sát và kiểm soát rủi ro thông qua việc lập nên những chính sách, chiến lược sử dụng những công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách đầy đủ và toàn diện.
- Quy trình quản lý rủi ro lãi suất:
+ Nhận biết rủi ro lãi suất: rủi ro lãi suất được nhận biết qua những
đánh giá của ngân hàng đối với tình trạng không cân xứng về kỳ hạn của TSC - TSN và dự báo diễn biến lãi suất trong tương lai. Khi ngân hàng thực hiện một khoản vay, đầu tư mới hoặc nhận các khoản tiền gửi mới của khách hàng với các kỳ hạn khác nhau thì trạng thái kỳ hạn của ngân hàng đã có sự thay đổi và có nguy cơ gây rủi ro lãi suất cho ngân hàng. Nhận biết rủi ro lãi suất thường được xem xét trên cơ sở thay đổi trạng thái kỳ hạn của toàn bộ bảng bảng cân đối tài sản chứ không phải với riêng từng sản phẩm.
20
+ Đo lường rủi ro lãi suất, đo lường rủi ro lãi suất nhằm xác định được
những tổn thất mà ngân hàng có thể phải chịu trước sự biến động của lãi suất thị
trường: khi lãi suất thị trường tăng/giảm 1% thì thu nhập lãi ròng hoặc giá trị tài
sản ròng của ngân hàng thay đổi bao nhiêu. Các mô hình đo lường rủi ro lãi suất:
• Mô hình định giá lại: Nội dung của mô hình này là việc phân tích các
luồng
tiền dựa trên nguyên tắc giá trị kế toán nhằm xác định chênh lệch giữa tiền lãi thu
được từ TSC và lãi phải thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định.
Để áp dụng mô hình này, trước hết toàn bộ TSC và TSN của ngân hàng được phân thành các nhóm tài sản nhạy cảm với lãi suất theo các mức kỳ hạn, tính trên
cơ sở thời hạn còn lại của tài sản. Cơ sở cho việc phân loại dựa vào mức độ biến
động của thu nhập từ lãi suất (đối với TSC) và chi phí trả lãi (đối với TSN) khi lãi
suất thị trường có sự thay đổi. Công thức xác định mức độ giảm thu nhập lãi ròng
của ngân hàng khi lái suất thay đổi theo mô hình định giá lại như sau:
Δ NIIi = GAPi x ΔRi với GAPi = RSAi - RSLi
Trong đó:
Δ NIIi: sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm tài sản i
Δ Ri: mức thay đổi lãi suất của nhóm i GAPi: chênh lệch TSC và TSN của nhóm i RSAi: Số dư TSC nhóm i
RSLi: số dư TSN nhóm i
Theo mô hình định giá lại, ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập ròng của ngân hàng được tóm tắt như sau:
<0 Tăng Giảm
Trạng thái độ lệch thời lượng Trạng thái lãi suất Sự thay đổi giá trị vốn tự có
21
Mô hình định giá lại tương đối đơn giản nhưng có nhược điểm là không tính đến một thực tế là lãi suất của các TSC và TSN khác nhau thường thay đổi với mức độ rất khác nhau ngay cả khi chúng có cùng thời hạn và cùng một loại tài sản nhưng ở các ngân hàng khác nhau thì mức độ thay đổi cũng khác nhau do thị phần, khả năng cạnh tranh, uy tín của các ngân hàng khác nhau. Do vậy, khi phân tích chênh lệch nhạy cảm lãi suất ta phải tính đến cả tới các hệ số nhạy cảm lãi suất của các TSC và TSN của ngân hàng để có thể ước tính chính xác hơn mức thay đổi thu nhập lãi ròng khi lãi suất thay đổi.
• Mô hình thời lượng: Thời lượng của tài sản thực chất là thời giant rung
bình cần thiết để thu hồi khoản vốn đã đầu tư hay để hoàn trả khoản vốn đã huy động. Thời lượng khác với thời hạn và thời hạn trung bình ở chỗ thời lượng được xác định trên cơ sở giá trị hiện tại của các luồng tiền trong tương lai, tức là còn bị chi phối bởi lãi suất. Từ việc xác định thời lượng của một khoản mục TSC, TSN sẽ tính được thời lượng của một danh mục TSC, TSN. Chênh lệch giữa thời lượng của danh mục TSC và TSN sẽ tiềm ẩn rủi ro lãi suất cho ngân hàng. Theo mô hình thời lượng, mức thay đổi vốn tự có được xác định theo công thức sau:
ΔE = - ( DA - DL x k) x A x ʌ
Trong đó:
ΔE: mức thay đổi vốn tự có (giá trị tài sản ròng) DA: thời lượng danh mục Tài sản Có
DL : thời lượng danh mục Tài sản Nợ
k = L/A được gọi là tỷ lệ đòn bẩy A: Tổng Tài sản Có
Δi: mức thay đổi của lãi suất i: lãi suất ban đầu.
22
Tác động của sự thay đổi lãi suất đối với giá trị vốn tự có của ngân hàng có thể được tóm tắt như sau:
Dương (DA > DL x k) Tăng Giảm Giảm Tăng Âm ( DA < DL x k) Tăng Giảm Tăng Giảm Cân bằng (DA = DL x k) Tăng Giảm Không đổi Không đổi
1.3.3.2. Quản lý rủi ro thanh khoản
- Quản lý rủi ro thanh khoản là việc NHTM sử dụng hệ thống các cơ chế quản trị, giải pháp nghiệp vụ và công cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường
xuyên trạng thái cân bằng cung và cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống thanh khoản nhưng vẫn bảo đảm khả năng sinh lời cho ngân hàng.
- Quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng bao gồm những nội dung sau:
+ Đo lường và theo dõi yêu cầu cấp vốn ròng: NHTM cần xây dựng quy
trình theo dõi và đo lường thường xuyên yêu cầu cấp vốn ròng. Thông thường, các ngân hàng thường sử dụng 02 phương pháp đo lường
Phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh: Theo phương pháp này, ngân
hàng không ước lượng một mức thâm hụt hay thặng dư thanh khoản cụ thể mà ước tính thanh khoản dựa trên kinh nghiệm và mức bình quân ngành, từ đó sẽ duy trì các chỉ số thanh khoản ở mức bằng hoặc an toàn hơn các ngân hàng khác trong ngành.
Phương pháp phân tích thanh khoản động: Là phương pháp quản lý
thanh khoản bằng cách dự đoán cung cầu thanh khoản, dự đoán chênh lệch cung cầu thanh khoản, từ đó đưa ra các chiến lược quản lý phù hợp. Phương
23
pháp này sử dụng thang đáo hạn để phân tích các dòng tiền vào và dòng tiền ra tính đến một thời điểm nhất định trong tương lai theo các dải kì hạn khác nhau. Thanh đáo hạn nên được xây dựng trên cơ sở kì đáo hạn thực tế của các hợp đồng đối với các tài sản và công nợ theo các kịch bản khác nhau.
- Quản lý khả năng tiếp cận thị trường: Các NHTM cần thường xuyên
đánh giá khả năng tiếp cận thị trường để đánh giá được họ có thể huy động bao nhiêu vốn từ thị trường trong cả điều kiện bình thường và điều kiện bất lợi. Định kỳ, các ngân hàng cần xem xét và đưa ra các chiến lược duy trì quan hệ với những người nắm giữ TSN để đa dạng hóa các TSN và đảm bảo khả năng bán được các TSC cuả mình.
- Lập kế hoạch dự phòng: Các ngân hàng cần có kế hoạch dự phòng
trong đó có chiến lược xử lý các vấn đề về khả năng thanh khoản, cách xử lý sự suy giảm về luồng tiền trong những tình huống khẩn cấp. Việc lập kế hoạch dự phòng sẽ giúp cho các ngân hàng chuẩn bị trước các phương án, chiến lược xử lý nếu xảy ra khủng hoảng, đưa ra các quy trình để tiếp cận nguồn vốn trong trường hợp khẩn cấp.
- Kiểm soát nội bộ đối với việc quản lý rủi ro thanh khoản: việc kiểm
soát nội bộ cần thúc đẩy những hoạt động có hiệu quả, các hệ thống báo cáo quản trị và báo cáo tài chính đều đặn và đáng tin cậy, thúc đẩy việc tuân thủ các quy định, quy trình, chính sách của ngân hàng.
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có
1.3.4.1. Các nhân tố bên trong
- Phương thức quản trị vốn: đặc thù của kinh doanh ngân hàng là hoạt
động
trên mạng lưới rộng khắp và việc hình thành Tài sản Nợ, Tài sản Có được thực hiện ở tất cả các đơn vị, chi nhánh. Các ngân hàng thương mại có 2 hình thức quản trị vốn: quản trị vốn phân tán và quản trị vốn tập trung để làm cân xứng Tài
sản Nợ, Tài sản Có của ngân hàng. Chính vì vậy, tùy vào điều kiện của mỗi ngân
24
hàng mà nhà điều hành lựa chọn phương thức quản trị vốn phù hợp và đây
cũng là
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Tài sản Nợ, Tài sản Có của ngân hàng.
- Hệ thống công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin đóng vai trò rất
quan trọng trong sự phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ tích hợp được nhiều module quản lý dữ liệu, thông tin về Tài sản Nợ, Tài sản Có hoặc có các phần mềm chuyên dụng để lượng hóa các rủi ro về lãi suất, về thanh khoản và chạy được các báo cáo phục vụ cho công tác quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có của ngân hàng.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng: về bản chất, mục tiêu cuối
cùng của công tác quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có là giảm thiểu tối đa những rủi ro phát sinh từ sự bất cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản Nợ và Tài sản Có là rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Việc thiết lập các bước kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ và có hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập, chặt chẽ và thường xuyên sẽ giúp cho ngân hàng tăng khả năng nhận diện, kiểm soát và hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra.
- Yếu tố nguồn nhân lực: Yếu tố con người là yếu tố mang tính quyết
định
trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân hàng nói riêng. Trước tiên là các nhà quản trị ngân hàng, họ cần nhận thức được tầm quan trọng
của công tác quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có để có thể đưa các chính sách, chiến
lược quản lý phù hợp với định hướng và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng đồng thời có những cơ chế giám sát việc thực thi chính sách của cán bộ nhân viên ngân hàng. về phía cán bộ nhân viên ngân hàng, năng lực chuyên môn của
họ là yếu tố quyết định đến việc thực thi các chính sách của ban lãnh đạo.
1.3.4.2. Các nhân tố bên ngoài
- Các quy định pháp lý về quản trị rủi ro: Khi các cơ quan quản lý nhà
nước có đầy đủ quy định về hoạt động ngân hàng nói chung và các quy định cụ thể về chỉ tiêu an toàn hoạt động ngân hàng như: chỉ tiêu an toàn vốn tối
ngân hàng trong việc cơ cấu lại tài sản, đảm bảo tính thanh khoản.
- Sự bất cân xứng về thông tin: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
việc ra quyết định trong hoạt động kinh doanh: cho vay, đầu tư.của ngân
hàng. Việc thông tin bất cân xứng có thể khiến cho ngân hàng có những quyết định cho vay, đầu tư không chính xác dẫn tới phát sinh những khoản nợ dưới chuẩn, kéo dài kì hạn nợ so với cam kết. Bên cạnh đó, trong trường hợp có những thông tin không chính xác theo hướng bất lợi cho ngân hàng cũng có
25
thiểu, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, giới hạn về việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, các thông tu huớng dẫn thực hiện và chế tài cụ thể để giám sát việc thực hiện quy định nhà nuớc của các Ngân hàng thuơng mại thì các Ngân hàng thuơng mại sẽ có cơ sở pháp lý cụ thể trong hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro của mình.
- Sự phối hợp đồng bộ trong điều hành chính sách quản lý kinh tế vĩ mô:
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu tác động mạnh bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô. Nếu nền kinh tế tẳng truởng ổn định tạo điểu kiện kinh doanh tốt cho ngân hàng thì sẽ giúp yếu tố kỳ hạn tại ngân hàng đuợc duy trì và ổn định. Nguợc lại, nếu nền kinh tế vĩ mô khó khăn với những chỉ số tài chính bất lợi thì sẽ tác động tức thì đến hành vi của khách hàng gửi tiền, vay vốn tại ngân hàng dẫn đến các kỳ hạn sẽ bị xáo trộn gây nên rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất cho ngân hàng thuơng mại. Chính vì vậy, sự phối hợp đồng bộ trong điều hành chính sách quản lý kinh tế vĩ mô đóng vai trò rất quan trọng. Các chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá cần đuợc đồng bộ, nhất quán với nhau để hạn chế những biến động, rủi ro của thị truờng.
- Sự phát triển của các định chế tài chính trong thị trường tài chính: Sự
phát triển, tăng truởng của Ngân hàng thuơng mại luôn gắn liền với sự phát