MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 0392 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản nợ tài sản có tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 127)

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính theo chiều sâu: Hoạt động

quản lý TSN-TSC của ngân hàng đuợc thực hiện bằng việc điều tiết, cơ cấu lại bảng cân đối kế toán thông qua các giao dịch trên thị truờng tài chính. Chính vì

vậy, để tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cao hiệu quả quản lý Tài sản Nợ -

Tài sản Có thì Chính phủ cần phối hợp với các bộ ngành liên quan thực hiện các

giải pháp để phát triển thị truờng tài chính lành mạnh, ổn định. Cụ thể:

+ Thị truờng tiền tệ: Cần đa dạng hóa hàng hóa giao dịch trên thị truờng tiền tệ. Hiện nay trên thị truờng tiền tệ Việt Nam thuờng chỉ sử dụng các công cụ: tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN. Vì vậy, cần có các giải pháp khác để để đua thêm các công cụ giao dịch trên thị truờng nhu: thuơng phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng mua lại. hoặc đa dạng hóa các kỳ hạn Giấy tờ có giá của Kho bạc và NHNN.

106

+ Thị trường chứng khoán: Chính phủ cần có những kế hoạch phối hợp với

Uỷ ban chứng khoản nhà nước đưa ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán. Sự phát triển của thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng giúp cho các NHTM phát triển các sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho hoạt

động của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, đa dạng hóa danh mục đầu

tư và hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo thị trường cho các chứng khoán

mà ngân hàng nắm giữ có thể chuyển nhanh thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong trường hợp cần thiết. Thị trường chứng khoán Việt Nam vài năm trở lại đây hoạt động hết sức trầm lắng, không thu hút được các nhà đầu tư.

Chính vì vậy, Chính phủ cần có những biện pháp, chính sách để tăng cầu trên thị

trường chứng khoán, thu hút thêm nguồn vốn vào thị trường bằng cách đa dạng

hóa nhà đầu tư để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, có những chính sách để thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhằm cân bằng cấu trúc thị trường trái phiếu.

+ Thị trường mua bán nợ: Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết nợ xấu. Để xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng, NHNN đã thành lập VAMC theo quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Theo đó VAMC mua lại nợ xấu của các ngân hàng và trả bằng trái phiếu đặc biệt. Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng trái phiếu này để vay tại NHNN và được vay tới 70% giá trị trái phiếu để đáp ứng nhu cầu về vốn. Các ngân hàng bán nợ xấu có trách nhiệm trích lập dự phòng 20% mỗi năm trong vòng 5 năm. Sau 5 năm, nếu VAMC không thanh lý được khoản nợ xấu này thì các ngân hàng bán nợ sẽ phải lãnh nợ xấu trở về. Với cơ chế hoạt động như vậy thì về bản chất các khoản nợ xấu của các ngân hàng không được xử lý triệt để. Do vậy cần thiết thành lập thị trường mua bán nợ thứ cấp với sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu và

107

giải quyết phần nào khó khăn trên thị trường tiền tệ.

- Có chính sách tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại để tăng

cường năng lực tài chính.

- Cần có kế hoạch rà soát thường xuyên các văn bản pháp luật liên quan

đến hoạt động của Ngân hàng thương mại để nắm bắt các khó khăn, vướng

mắc khi áp dụng để từ đó có sự điều chỉnh kịp thời và tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Tăng cường vai trò quản lý giám sát, tạo hành lang pháp lý đồng bộ

cho hoạt động ngân hàng: Để tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô thì vai trò của

NHNN là rất lớn. NHNN đóng vai trò vừa là tham mưu, vừa là nòng cốt, điều hành chính sách tiền tệ tốt hơn, linh hoạt và hiệu quả hơn. Đi liền với đó là nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NH. NHNN cần làm tốt hơn vai trò quản lý nhà nước, hoàn thiện thể chế luật pháp, tạo hành lang pháp lý đồng bộ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các NHTM hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Cụ thể: NHNN cần rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng. Các văn bản này cần bao quát và điều chỉnh được cả xu hướng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế và định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng.

- Hoàn thiện chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất: Hiện nay, NHNN

điều hành tương đối sát sao diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ, quy định mức lãi suất trần, lãi suất sàn cho các khoản tiền vay và tiền gửi. Tuy nhiên việc giới hạn này cũng khó khăn cho các NHTM trong việc lựa chọn chiến lược quản trị rủi ro lãi suất thông qua việc thay đổi lãi suất các sản phẩm ngân hàng. Chính vì vậy, giải pháp hoàn thiện cơ chế lãi suất của NHNN trong thời gian tới nên tập trung nâng cấp phát triển thị trường tiền tệ, hạn chế sự can

108

thiệp quá nhiều của NHNN vào thị truờng để cho thị truờng phát triển, lãi suất phản ánh đúng quan hệ cung cầu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Xuất phát từ những khó khăn, tồn tại và những nguyên nhân đã đuợc phân tích trong chuơng 2 cùng với định huớng phát triển của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong thời gian tới, tác giả hy vọng những giải pháp đề xuất dành cho Ngân hàng thuơng mại cổ phần Tiên Phong và những kiến nghị đã đuợc đề xuất đối với Chính phủ và NHNN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có tại Ngân hàng Tiên Phong, là tiền đề và là cơ sở để Ngân hàng Tiên Phong tăng truởng, phát triển bền vững sau giai đoạn Tái cơ cấu và sớm đạt đuợc mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

109

KẾT LUẬN

Ngày nay, trong hoàn cảnh các ngân hàng thương mại trên thị trường đang cạnh tranh nhau rất gay gắt và Ngân hàng nhà nước đang sát sao thực hiện đề án Tái cấu trúc ngành ngân hàng, các ngân hàng thương mại đứng trước nguy cơ sáp nhập nếu hoạt động kém hiệu quả thì hơn bao giờ hết, các ngân hàng thương mại phải hết sức lưu tâm đến việc chú trọng các biện pháp để giữ chân khách hàng, gia tăng nguồn vốn huy động giữ vững thị phần và phân bổ nguồn vốn huy động được một cách hợp lý nhất để duy trì và tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Việc đánh giá chính xác được vai trò và thực hiện tốt công tác quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có sẽ giúp các ngân hàng phát triển và tăng trưởng bền vững.

Với mục tiêu nghiên cứu cùng với việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã giải quyết được một số nội dung quan trọng sau:

Một là, Nêu rõ những cơ sở lý luận về tổng quan hoạt động quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có của các Ngân hàng thương mại.

Hai là, Đưa ra thực trạng quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong trong giai đoạn tái cơ cấu 2012-2014. Đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn cũng như những tồn tại trong công tác Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong giai đoạn này để tìm ra được nguyên nhân của tồn tại.

Ba là, trên cơ sở đánh giá về nguyên nhân của những tồn tại và những định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong thời gian tới, luận văn đề xuất một số giải pháp cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong và một số kiến nghị tới Chính phủ, Ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Tài sản Nợ - Tài sản có cho ngân hàng Tiên Phong trong giai đoạn tiếp theo sau tái cơ cấu..

110

Với những kết quả nghiên cứu đã đạt đuợc, hy vọng luận văn sẽ góp phần thiết thực cho sự tăng truởng, phát triển bền vững của Ngân hàng TMCP trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhu hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại - GS.TS Nguyễn Văn Tiến - NXB Thống kê.

2. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 17/06/2010.

3. Quyết định 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. 4. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài

sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

6. Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Ngân hàng nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

7. Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quy chế tiền gửi tiết kiệm và quyết định 47/2006/QĐ-NHNN ngày 25/09/2006 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN.

8. Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

9. Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

10. Quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

11. Quy trình chấm điểm, xếp hạng khách hàng của ngân hàng TMCP Tiên Phong.

Một phần của tài liệu 0392 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản nợ tài sản có tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w