Kiểm soát việc lập báo cáo dự báo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 0035 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát tài chính các công ty con tại NH TMCP kỹ thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 34 - 35)

1.3.5.1. Báo cáo dự báo KQHĐKD

Báo cáo dự báo KQHĐKD là việc kế toán tập hợp những số liệu phát sinh trong hoạt động của CTC trước ngày khóa sổ kế toán tháng hoặc năm, để đưa ra một con số dự báo cho ngân hàng mẹ về doanh thu, lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. Báo cáo dự báo KQHĐKD thường đáp ứng nhu cầu của NHTM trong việc quản trị và tính toán số liệu lợi nhuận của toàn hàng để ban lãnh đạo ngân hàng nắm được sớm kết quả hoạt động ngân hàng mình trước khi có số liệu chính thức.

Khi xem xét dự báo cũng cần thấy rằng khó có thể hy vọng đạt được việc dự báo hoàn toàn chính xác. Vấn đề quan trọng đặt ra là cần cố gắng đạt được dự báo một cách tốt nhất trong điều kiện có thể được. Cũng cần tránh tình trạng tầm thường hóa việc dự báo, thực hiện dự báo một cách máy móc. Trong việc thực hiện dự báo đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược, sự phân tích và phán đoán một cách sắc xảo trên những cơ sở chắc chắn và tuân theo những quy luật kinh tế để đưa ra kịch bản với các tình huống khác nhau có thể xảy ra và các biện pháp ứng phó. Điều này sẽ làm cho việc dự báo trở nên linh hoạt hơn, sát thực hơn và chủ động hơn.

Đối với việc dự báo KQHĐKD tại CTC của Ngân hàng, yêu cầu về dự báo mức lợi nhuận trước thuế cũng như tình hình kinh doanh trong tháng hiện tại được đưa ra đầu tiên, vì nó sẽ ảnh hưởng tới mức lợi nhuận chung của toàn Ngân hàng khi làm báo cáo hợp nhất. Thêm vào đó, nó giúp BLĐ có được cái nhìn tổng quan về hoạt động của nguồn vốn đầu tư, mức hiệu quả nhất định có thể được xem xét.

1.3.5.2. Kiểm soát báo cáo dự báo KQHĐKD các CTC của Ngân hàng

Đối với việc lập báo cáo dự báo KQHĐKD, kiểm soát viên cần soát xét mức độ hợp lý của việc ghi nhận doanh thu. Phân tích xem biến động mạnh mẽ của các mục doanh thu chi tiết trong tháng là do những nguyên nhân nào. Đồng thời, đối với một số chi phí phát sinh, kiểm soát viên cũng cần xem xết mức độ phù hợp với doanh thu được ghi nhận.

Sau khi có số liệu thực tế của tháng được dự báo, kiểm soát viên cần xem xét sự biến động giữa việc dự báo với số thực tế, phân tích khả năng nào dẫn tới dự báo sai lệch lớn nếu có và cần họp bàn với kế toán CTC để rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu 0035 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát tài chính các công ty con tại NH TMCP kỹ thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w