Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay hộ sản xuất của Ngân

Một phần của tài liệu 0094 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất của agribank chi nhánh huyện anh sơn nghệ an luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 38 - 47)

1.3. MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay hộ sản xuất của Ngân

hàng thương mại

1.3.3.1. Nhân tố thuộc về Ngân hàng

Việc mở rộng cho vay không chỉ chịu tác động của các nhân tố bên ngoài mà còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bên trong như: Chính sách, thể lệ, chế độ cho vay, thông tin cho vay, khả năng về nguồn vốn, về công tác tổ chức bộ máy, về nguồn nhân lực, hoạt động Marketing của ngân hàng và đặc biệt là tình hình SXKD của chính bản thân hộ sản xuất.

a) Nhân tố thuộc về ngân hàng:

Các chính sách, thể lệ cho vay, quy trình cho vay, thông tin cho vay, lãi suất đều có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến mở rộng cho vay. Một ngân hàng có chính sách linh hoạt, nhạy bén, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng thì ngân hàng đó sẽ thành công trong mục tiêu mở rộng cho vay của mình. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các ngân hàng là vấn đề tất

yếu với những chính sách thích hợp, linh hoạt sẽ giúp cho ngân hàng có cơ hội thành công cao hơn và ngược lại.

- Quy trình cho vay chặt chẽ, đảm bảo cho ngân hàng có đủ thủ tục pháp lý khi khởi kiện khách hàng. Khi khách hàng không chịu trả nợ, đến kỳ hạn, ngân hàng phải vào làm việc với khách hàng nhằm thuyết phục họ trả nợ, nếu khách hàng có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể cho vay lại nhằm giữ dư nợ, đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng phục hồi làm ăn, nhưng nếu khách hàng chầy ỳ, ngân hàng bắt buộc phải xử lý tài sản bằng khởi kiện. Khi khởi kiện, thủ tục pháp lý rất quan trọng, đòi hỏi sự chặt chẽ từ quy trình ban đầu và sự kiểm soát của lãnh đạo, do vậy thủ tục chặt chẽ rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu chặt chẽ đến mức nhiều và rườm rà, sẽ làm khó cho nhiều bên: Khách hàng phải nhiều lần đi cung cấp các hồ sơ thủ tục, phải ký nhiều; cán bộ tín dụng mất nhiều thời gian soạn thảo, in ấn, và hoàn thiện để cho vay; cán bộ kế toán phải mất nhiều bút toán hạch toán, hoàn thiện hồ sơ và lưu trữ nhiều. Việc rườm rà hồ sơ làm mất thời gian cả hai, đồng thời làm quá nhiều thủ tục dễ dẫn đến sai sót, nhầm lần làm mất tính pháp l của bộ hồ sơ.

- Sự kết hợp hài hòa phải nhịp nhàng giữa các khâu trong quy trình cho vay sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát huy được mặt mạnh, đồng thời phát hiện kịp thời những hạn chế để có biện pháp điều chỉnh, can thiệp nhằm sớm ngăn chặn và hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên trong quy trình cho vay của mình, mỗi một ngân hàng đều có chiến lược linh hoạt riêng, trong từng trường hợp phải bảo vệ lợi ích của khách hàng và bản thân ngân hàng. Điều này sẽ giúp tạo được thiện cảm với khách hàng. Nếu yêu cầu khách hàng quá khắt khe các giấy tờ để cho vay, sẽ làm cho quá trình cho vay chậm trễ, thói quen của các khách hàng trên địa bàn nông nghiệp là rất hay e ngại, tiếp xúc hành chính, l do đó làm cho khách hàng cảm thấy rườm rà, nhiều dự án cán bộ tín dụng phải linh hoạt cho vay, làm hộ giấy tờ thay cho khách hàng.

- Ngoài ra việc nắm bắt các thông tin là vấn đề rất có ý nghĩa, trong cơ chế thị trường ai nắm bắt được thông tin chính xác, kịp thời thì không những chất lượng cho vay được đảm bảo mà thông qua đó cơ hội thành công sẽ cao hơn. Nắm bắt thông tin cũng là cơ sở để mở rộng cho vay đúng đối tượng có nhu cầu, đảm bảo an toàn vốn vay.

Trong thời đại ngày nay, nếu ai chậm về thông tin sẽ chịu thiệt thòi trong kinh doanh. Thông tin từ cán bộ thu thập có vai trò rất quan trọng trong ra quyết định cho vay. Khi ra quyết định cho vay, cần phải nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục, do vậy cán bộ phải nắm được đầy đủ thông tin về dự án để xây dựng.

- Ngoài những nhân tố trên thì bộ máy tổ chức, con người, trang thiết bị hiện đại, năng lực Marketing, thương hiệu của ngân hàng đều có tác dụng nhất định đến mục tiêu mở rộng cho vay của ngân hàng. Muốn đạt được mục tiêu định hướng của các ngân hàng cần xây dựng được các biện pháp, đưa ra các giải pháp để phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu của ngân hàng mình, có như vậy mới đủ khả năng thích ứng với môi trường cạnh tranh ngày càng phát triển.

Bộ máy cồng kềnh, nhiều bước, làm chặt chẽ hơn trong quá trình phê duyệt, nhưng có thể làm chậm đi quá trình cho vay.

Máy móc, thiết bị ngân hàng phải đáp ứng các quy định về bảo mật thông tin. Mỗi ngân hàng có phần mềm riêng, đảm bảo hạch toán chuẩn xác, bảo mật thông tin. Các hệ thống phần mềm có nhanh, hỗ trợ cán bộ làm việc thì hiệu quả công việc mới đảm bảo, hiệu suất mới cao.

Một quy trình đơn giản và tốc độ xử lý nhanh là mối quan tâm của khách hàng. Những giao dịch như thanh toán, chuyển khoản, vay cầm cố sổ tiết kiệm vv... cần phải được xử lý thật nhanh chóng, giúp khách hàng không phải sốt ruột chờ đợi. Trung bình, thời gian tính luôn cả chờ đợi và phục vụ - mỗi khách hàng chỉ nên mất tương đương 15 phút, nếu lâu hơn sẽ chẳng dễ chịu tí nào.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng SPDV sẽ có nhiều vấn đề phát sinh nhu sai sót thông tin, thất lạc chứng từ, nhầm lẫn giao dịch, trục trặc hệ thống vv... dẫn đến nhiều phiền toái và cả thiệt hại cho khách hàng. Thành ra, yêu cầu quan trọng là chi nhánh cần có quy trình tiếp nhận phản hồi, hỗ trợ và xử lý một cách hiệu quả để giúp khách hàng thực sự yên tâm trong quá trình giao dịch.

Uy tín ngân hàng đuợc củng cố thông qua chất luợng sản phẩm, quy trình phục vụ và dịch vụ khách hàng vuợt trội. Quyền lợi khách hàng phải là uu tiên và chi nhánh nên có cam kết cụ thể để đảm bảo điều đó đuợc thực hiện một cách triệt để.

Việc chậm trễ trong giải quyết khiếu nại, thiếu nhiệt tình hay đùn đẩy trách nhiệm đối với các tình huống sai sót, rủi ro khi giao dịch thẻ, tài khoản và trong việc thực hiện hợp đồng vv. có thể ảnh huởng nghiêm trọng đến niềm tin của khách hàng.

1.3.3.2. Các nhân tố bên ngoài Ngân hàng

a. Môi truờng kinh tế - xã hội

Với sự ảnh huớng gián tiếp tới hoạt động Ngân hàng. Nếu môi truờng kinh tế - xã hội tốt, ổn định sẽ tạo điều kiện cho hộ làm ăn hiệu quả, khả năng trả nợ tốt, nhu cầu mở rộng quy mô nên cần vay vốn, hộ sử dụng vốn hiệu quả giúp Ngân hàng giảm rủi ro, tăng cuờng chất luợng tín dụng.

Tình hình kinh tế xã hội địa phuơng ảnh huởng đến cho vay hộ sản xuất. Kinh tế ở địa phuơng thể hiện một phần kinh tế của hộ sản xuất và xu huớng phát triển của các hộ. Môi truờng kinh tế mà chậm phát triển, kinh tế chỉ tập trung trong một số ngành nghề nhất định thì kinh tế hộ sản xuất cũng chậm phát triển. Các hộ sản xuất không có nhi cầu về vốn để đầu tu vào sản xuất do môi truờng kinh tế không đáp ứng đuợc, nếu sản xuất sẽ thiếu yếu tố đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Khi đó, các ngân hàng sẽ không thể mở rộng cho vay hộ sản xuất đuợc. Mặt khác, kinh tế địa phuơng phát triển, xã hội ổn

định, tạo cơ hội phát triển cho nhiều ngành nghề, thị trường phát triển tạo điều kiện cho nguyên liệu đầu vào và đầu ra phong phú. Các hộ sản xuất có nhiều dự án sản xuất khả thi hơn, kinh tế hộ khấm khá hơn nên nhu cầu đầu tư của các hộ sản xuất sẽ nhiều lên, đòi hỏi nhu cầu về vốn nhiều. Chính vì thế mà ngân hàng sẽ mở rộng được quy mô cho vay, đồng thời chất lượng tín dụng cũng phát triển do kinh tế hộ phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cho vay hộ sản xuất phát triển, kéo theo nhu cầu cho vay lớn và hoạt động cho vay hộ sản xuất cao đảm bảo chất lượng cho vay hộ sản xuất để có thể mở rộng cho vay hộ sản xuất một cách hiệu quả.

b. Môi trường tự nhiên

Đất nước ta trải dài khắp ba miền, với điều kiện tư nhiên khác nhau. Môi trường tự nhiên góp phần tạo nên tập quán, quan điểm của khách hàng, đồng thời vị trí địa lý thuận lợi định hướng phát triển kinh tế cho vùng. Nếu “Mưa thuận gió hòa” tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất kinh doanh. Tài chính các hộ ổn định, dẫn đến khả năng trả nợ tốt. Đặc biệt, ngành nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiện. Nếu thiên tai bão lũ xảy ra, rủi ro mất mùa cao dẫn đến chậm trả nợ, bản thân Ngân hàng cũng khó tăng trưởng quy mô tín dụng.

Các hộ sản xuất của nước ta chủ yếu sản xuất lớn về lĩnh vực nông nghiệp, đây là lĩnh vực phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên. Nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì sản xuất của các hộ không hiệu quả, lợi nhuận không cao, nhu cầu sản xuất không cao. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao thì kích thích các hộ sản xuất đáp ứng nhu cầu của hộ. Trong quá trình sản xuất của các hộ gặp nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh xảy ra, và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các hộ. Từ đó, chất lượng cho vay hộ sản xuất của các hộ được giảm xuống, nợ xấu cho vay hộ sản xuất tăng lên, ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng. Có thể

nói đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sự mở rộng cho vay. Khi họ sản xuất, thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên. Khi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của hộ sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cho vay, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng cho vay của ngân hàng.

c. Môi trường chính trị pháp lý

Ngân hàng là một trong các định chế bị giám sát gắt gao của các cơ quan ban ngành. Việc tạo ra môi trường pháp lý hoàn hảo giúp các Ngân hàng dễ dàng hoạt động, mở rộng kinh doanh. Nếu dành được sự quan tâm, phối hợp giữa các cấp chính quyền từ xã đến trung ương, Ngân hàng sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng, thu thập thông tin để ra quyết định cho vay chính xác, đồng thời quản lý và thu hồi vốn tốt hơn.

Môi trường pháp lý của từng địa phương khác nhau, với quy mô khác nhau. Nếu như, Chính quyền địa phương có những chính sách quan trọng nhằm phát triền điện, đường, trường, trạm,... những công trình phúc lợi xã hội khác, đồng thời có những chính sách về khuyến nông nhằm phát triển nông nghiệp với từng quy mô lớn nhỏ khác nhau thì sé tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân phát triển kinh tế.

d. Môi trường pháp lý của Nhà Nước, Chính phủ:

Các chính sách về đầu tư, phát triển nông thôn của Nhà nước và Chính phủ ảnh hưởng lớn tới định hướng phát triển kinh tế của vùng. Từ đó ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phương. Với sự đầu tư về điện, đường, trường trạm,...kinh tế vùng sẽ phát triển theo định hướng nhất định, tận dụng được kinh tế vùng của địa phương.

Bất cứ một hoạt động kinh tế nào cũng phải được dựa trên một cơ sở pháp lý nhất định theo quy định của Nhà Nước. Hoạt động của ngân hàng cũng không phải ngoại lệ, Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động của nó là kinh doanh tiền tệ, lĩnh vực hết sức nhạy cảm của nền kinh tế. Do

đó, hoạt động của nó chịu sự quản lý nghiêm ngặt của Ngân hàng Nhà Nuớc. Ngân hàng Nhà nuớc đua ra các quy chế, quy định nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng phát triển ổn định, góp phần phát triển kinh tế đất nuớc. Trong hoạt động quản lý thì hoạt động quản lý cho vay của Ngân hàng Nhà nuớc đối với Ngân hàng thuơng mại rất quan trọng vì đây là hoạt động quan trọng bậc nhất của Ngân hàng thuơng mại. Hoạt động của Ngân hàng rất đa dạng phong phú và một trong những hoạt động quan trọng ảnh huởng đến kinh tế hộ là hoạt động cho vay hộ sản xuất. Cho vay hộ sản xuất có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ. Ngân hàng Nhà nuớc có chính sách cho vay hộ sản xuất (Nghị định 55/NĐ - CP,...) nhằm cho vay hộ sản xuất, từ đó phát triển kinh tế xã hội. Các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nuớc có ảnh huởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Các văn bản này thay đổi theo từng thời kỳ, có thể định huớng chung cho toàn ngành ngân hàng hoặc định huớng riêng cho mỗi ngân hàng.

1.3.3.3. Các nhân tố thuộc về khách hàng

Bên cạnh các nhân tố bên trong và bên ngoài Ngân hàng, bản thân khách hàng có vai trò rất quan trọng đối với việc phê duyệt cho vay. Một vài điểm chính sau là những điểm Ngân hàng hay luu nhất khi tiếp cận một khách hàng vay.

a. Uy tín của khách hàng

Tu cách pháp nhân, uy tín,. đều là nhân tố quyết định đến khả năng vay vốn của họ. Mặc dù, quy chế Ngân hàng tập trung phân tích phuơng án kinh doanh của khách hàng, tài sản bảo đảm,... Tuy nhiên, với một phản ánh tốt về uy tín, quá trình chấp hành tốt trong những lần vay vốn truớc,. sẽ đảm bảo tích cực cho một món vay tiềm năng. Việc có khách hàng uy tín, truyền thống, với tiềm năng cho vay lớn sẽ là tiền đề cho Ngân hàng có khả năng mở rộng mạnh mẽ quy mô của mình nhằm dành lấy truớc thị truờng.

Uy tín của khách hàng có vai trò rất quan trọng. Hiện nay, các ngân hàng nắm các thông tin vay vốn của khách hàng từ quá khu và nắm những thông tin khi họ vay ngân hàng khác qua hệ thống CIC. Nhu vậy, họ kiểm soát đuợc các món nợ xấu, khi khách hàng chây ỳ không chịu trả nợ, nếu nhu do hành vi của khách, phải xem lại món vay ngay lập tức, tránh những hệ lụy về sau khi cho vay món mới.

b. Phuơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng

Nhu cầu vốn của hộ dựa trên phuơng án kinh doanh và đối tuợng vay vốn của hộ. Phuơng án sản xuất của hộ phải mang lại hiệu quả, phù hợp với chính sách phát triển của địa phuơng, theo pháp luật. Một số hộ có phuơng án sản xuất kém do nguồn cung ứng đầu ra thấp, các mặt hàng có khả năng tiêu thụ kém. Tuy nhiên, có một số hộ phuơng án sản xuất rất khả thi nhung năng lực khách hàng kém không đủ trình độ để thực hiện. Hay một số phuơng án cần nhu cầu nhỏ nhung khách hàng lại yêu cầu nhu cầu lớn hơn, khi đó cần xem lại mục đích vay vốn của khách hàng.

Phuơng án cho vay đuợc ảnh huởng do nhiều yếu tố từ năng lực phẩm chất khách hàng, tính khả thi của dự án, tài sản bảo đảm,... Nếu nhu phuơng án kinh doanh khả thi sẽ giúp có một sự đầu tu tốt nếu ngân hàng tài trợ vốn.

c. Tài sản bảo đảm

Một tài sản tốt đảm bảo đuợc 2 yếu tố: Giá trị lớn và tính thanh khoản cao. Ở địa bàn nông thôn, việc thẩm định tài sản chủ yếu dựa vào giá trị của tài sản liền kề có tính chất tuơng đuơng. Về giá trị, giá trị của một tài sản bảo đảm phải vuợt quá một tỷ lệ quy định đối với nhu cầu vay của khách hàng. Nhu vậy, Ngân hàng mới năm đuợc “đầu chuôi”, đồng thời răn đe khách hàng. Tuy nhiên, để đánh giá một tài sản còn phụ thuộc vào tính thanh khoản.

Một phần của tài liệu 0094 giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất của agribank chi nhánh huyện anh sơn nghệ an luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w