3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAYDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
3.2.6 .Một số giải pháp khác
Cho vay nên hạn chế phụ thuộc TSĐB: TSĐB là điều kiện tiên quyết để ngân hàng cấp tín dụng cho DNNVV, vì đối tượng vay này tồn tại nhiều rủi ro, có nguy cơ phá sản rất cao, nhất là trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Vì vậy, để mở rộng cho vay loại hình doanh nghiệp này, Chi nhánh nên quan tâm và cân nhắc kỹ việc cho vay hạn chế TSĐB. Để thực hiện tốt điều đó Chi nhánh cần phải thực hiện tốt các khâu về phân tích và thẩm định khách hàng như:
-I- Xây dựng lại hệ thống các tiêu chuẩn riêng biệt về phân tích tình hình tài chính và phi tài chính cho DNNVV.
-I- Nâng cao khả năng phán đoán, thẩm định tín dụng khách hàng, dự án của các cán bộ tín dụng.
-I- Thực hiện tốt các khâu tái thẩm định và giám sát khoản vay, xem xét tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp coi có hiệu quả và đúng mục đích hay không.
(thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013).
Nâng cao dịch vụ tư vấn cho khách hàng: Các doanh nghiệp quy mô trung bình có nhu cầu đặc biệt lớn đối với các giải pháp chuyên biệt ngoài nghiệp vụ ngân hàng cơ bản. Các doanh nghiệp nhỏ lại thường không đủ khả năng xử lý các vấn đề như thuế và pháp lý. Do đó, Chi nhánh có thể hỗ trợ bằng cách hợp tác với các chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp trong những trường hợp cụ thể. Chi nhánh có thể thuê một vài chuyên gia tư vấn và một số công ty cung cấp dịch vụ tư vấn thuế và pháp lý, cung cấp dịch dụ tư vấn cho các khách hàng DNNVV của Chi nhánh, phí tư vấn có thể tính vào phí phụ thu sau này đối với khách hàng. Chi nhánh có thể thực hiện dự án hỗ trợ tư vấn cho các DNNVV với mục tiêu dài hạn và kết nối sâu giữa những người cố vấn và những người tham gia. Cụ thể, dự án có thể bao gồm các hộ thảo, các chương trình giao lưu, gặp gỡ theo từng nhóm cố vấn - người tham gia (đại diện các DNNVV) theo chủ đề, kết nối thông qua website, email, mạng xã hội facebook.. .Chính vì thế, các cố vẫn sẽ có thời gian để theo dõi sát sao, tư vấn kịp thời, truyền đạt đầy đủ kinh nghiệm cho những thành viên tham gia trong quá trình kinh doanh. Đồng thời tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cúc, kết nối nhằm hỗ trợ tích cực cho nhau, tạo nên cộng đồng doanh nhân kết nối chặt chẽ, ngay cả sau khi chương trình kết thúc.
Do tiềm lực yếu, vốn không nhiều nên có nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra khá e ngại về vấn đề thuê kiểm toán. Tất nhiên, việc có hay không có kiểm toán không phải là điều kiện tiên quyết, bắt buộc để ngân hàng phải cho doanh nghiệp vay. Nhưng theo lãnh đạo một ngân hàng thương mại, đó là điều kiện đủ để ngân hàng đánh giá năng lực tài chính, độ minh bạch thông tin đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, Chi nhánh có thể là cầu nối giữa DNNVV với các công ty kiểm toán nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục những vấn đề trong báo cáo tài chính.
Nâng cao biện pháp xử lý nợ quá hạn: Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động gây nhiều bất lợi cho DNNVV dẫn đến số lượng lớn DNNVV phá sản trong thời gian gần đây và một số doanh nghiệp khác đang gặp khó khăn, chủ trương mở rộng cho vay với DNNVV đồng nghĩa với việc Chi nhánh sẽ phải trong tình thế sẵn sàng đối mặt với rủi ro và nợ quá hạn. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng với đối tượng doanh nghiệp này, Chi nhánh phải tăng cường giải pháp xử lý nợ quá hạn ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho các khoản cho vay mới, đồng thời chuẩn bị những biện pháp phòng ngừa nợ quá hạn cho những khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng DNNVV trong thời gian tới.
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNNVV: Hệ thống các văn bản về nghiệp vụ tín dụng cho NHNN và EXIMBANK ban hành ngày càng được bổ sung hoàn thiện để tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng. Từ đó, đòi hỏi Chi nhánh thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng từ cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng thẩm định đến giám đốc là người ra quyết định. Thẩm định là một bước quan trọng nhất trong quy trình tín dụng, là một quá trình liên tục từ khâu thu thập thông tin đến khâu phân tích các thông tin đố để từ đó có quyết định cho vay hay không. Nó không những có ý nghĩa đối với ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm rủi ro cho ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với khách hàng bởi không ít những khách hàng bị từ chối cấp tín dụng bởi cán bộ tín dụng không làm tốt công tác thẩm định các phương án, dự án sản xuất. Để mở rộng tín dụng một cách hợp lý và hiệu quả như mong đợi, Chi nhánh cần nâng cao cao chất lượng thẩm định tín dụng ở mọi khâu của quy trình thẩm định.