Nhân tố ảnh hưởng đến cho vay giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu 0155 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại phòng giao dịch NH chính sách xã hội quận hà đông luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 31 - 34)

* Nhân tố khách quan

- Điều kiện tự nhiên: Đây là nhân tố ảnh huởng tới khả năng hoàn gốc và trả lãi vốn vay cho Ngân hàng. Với những điều kiện tự nhiên không thuận

lợinhu gặp phải thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh... dẫn đến những thiệt hại

không dễ dàng, ngân hàng xuất hiện các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. NHCSXH phải tiến hành xoá nợ, ảnh huởng đến kết quả tín dụng GQVL của Ngân hàng.

- Điều kiện xã hội: Biến động dân số là một trong những yếu tố tác động mạnh đến giải quyết việc làm và cho vay giải quyết việc làm. Việt Nam là nuớc có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào nhung phân phối không đều, tập

trung ở các khu vực đô thị, vùng đồng bằng, ven biển, trong khi ở các vùng núi, cao nguyên dân cu thua thớt, làm cho cơ cấu lao động không phù hợp với

khả năng phát triển của từng khu vực. Do dân số phân bố không đều, bất hợp

lý giữa các vùng và khu vực đã làm cho quá trình khai thác và sử dụng nguồn

năng lực kém hiệu quả, vùng đông dân cu đất đai chật hẹp, tu liệu sản xuất yếu kém dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn, thất

nghiệp ở

khu vực đô thị.

Trình độ dân trí ảnh huởng trực tiếp đến sự gia tăng cả về số luợng lẫn chất luợng của nguồn nhân lực. Trình độ dân trí cao hay thấp có ảnh huởng đến việc làm và giải quyết việc làm. Khi nguời lao động có trình độ thấp thì họ chỉ có thể thích hợp với các công việc có tính chất thủ công, giản đơn.

Đồng thời, do ảnh huởng chung của xu huớng phát triển kinh tế trên thế giới cũng nhu trong nuớc bao gồm cả tác động từ những thành tựu kinh tế đạt đuợc cũng nhu khủng hoảng kinh tế.

* Nhân tố chủ quan:

- Cơ chế, chính sách của Chính phủ: Do tính đặc thù của Chuơng trình cho vay, nguồn vốn cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay, phuơng thức

vốn, mức vay vốn, doanh số cho vay...

Chính sách tín dụng là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Do chính sách tín dụng đối với Cho vay GQVL khác với các hình thức tín dụng khác là một số điều kiện ưu đãi về đối tượng vay vốn, chính sách lãi suất ưu đãi có thể nảy sinh đối tượng vay vốn không đúng đối tượng, và sử dụng vốn vay sai mục đích, cụ thể là:

Cho vay ưu đãi có thể dẫn đến tình trạng bình xét người vay bị sai lệch, những người khá giả có nhiều mối quan hệ hơn, được tin tưởng hơn thường cố gắng tìm mọi cách để tiếp cận đến nguồn vốn rẻ, vì vậy mà người thực sự cần vốn và có phương án hiệu quả thường khó vay vốn từ các chương trình này.

Chính sách lãi suất ưu đãi thường nảy sinh một số mặt tiêu cực như: Tạo cho khách hàng tâm lý ỷ lại, tính toán làm ăn không cẩn thận và kém năng động; tạo ấn tượng cho rằng chương trình nghiêng về phúc lợi hơn là cho vay, thậm chí người vay thấy không cần thiết phải trả nợ; do lãi suất ưu đãi nên người vay có thể sử dụng sai mục đích như cho vay lại hoặc gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn; gây tiêu cực trong cho vay, lựa chọn không đúng đối tượng vay, tranh giành vốn vay,. Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội: Hoạt động của NHCSXH chủ yếu ủy thác, vì thế cán bộ hội đoàn thể chỉ là kiêm nhiệm, chưa có nhữngkiến thức ngoại ngành để có thể lựa chọn, đánh giá những dự án khả thi, vừa đem lại lợi nhuận vừa loại bỏ được những rủi ro cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ ngân hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, họ là người phải thực hiện chặt chẽ tất cả các quy trình, thủ tục cho vay, đặc biệt là khâu kiểm tra tính pháp lý hồ sơ, tổ chức đôn đốc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, phát

hiện được những sai phạm trong quá trình thực hiện dự án để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay: Công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đánh giá được thực trạng của chất lượng tín dụng từ đó tìm ra những thiếu sót, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Hoạt động này bao gồm:

Kiểm tra trước khi cho vay: Nhằm đảm bảo hồ sơ vay là hợp lệ, hợp pháp, đối tượng khách hàng vay vốn đúng và thoả mãn các điều kiện vay vốn.

Kiểm tra trong khi cho vay: Nhằm xác định đúng số tiền đã giải ngân, đúng đối tượng thụ hưởng.

Kiểm tra sau khi cho vay: Có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm xác định vốn vay có được sử dụng đúng mục đích xin vay, việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không, khả năng hoàn trả gốc, lãi của khách hàng, uy tín khách hàng.

- Trình độ sử dụng vốn vay của hộ vay, của chủ dự án, của người lao động: Một dự án có khả thi nhưng nếu người lao động không có năng lực, trình độ để thực hiện, chủ dự án không có phương thức quản lý hợp lý thì dự

án đó cũng không đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Ở một số nơi, nhiều khách hàng cố tình trốn, chây ỳ không chịu trả nợ ngân hàng gây khó khăn cho công tác thu nợ, thu lãi.

Một phần của tài liệu 0155 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại phòng giao dịch NH chính sách xã hội quận hà đông luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w