- Số lượt cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình được vay vốn ngân hàng và số chồ làm mới được tạo thêm từ việc vay vốn mở rộng hoạt động sản
1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản duy trì "cơ cấu kinh tế hai tầng" với sự tồn tại song song của hai khu vực kinh tế: kinh tế truyền thống (gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ) và khu vực kinh tế hiện đại. Vì vậy, Nhật Bản không những đã thu hút đông đảo lực luợng lao động có tay nghề thấp mà còn cho phép sử dụng cả lao động nhàn rỗi ở mọi lứa tuổi phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ, là nơi tiếp nhận lao động của các doanh nghiệp lớn khi thiếu việc làm. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp của Nhật Bản cũng gặp các vấn đề nhu thiếu vốn, thiếu nhân lực có kinh nghiệm quản lý và thiếu kỹ thuật...
Để tháo gỡ những khó khăn cho đối tuợng này, Chính phủ Nhật Bản có rất nhiều chính sách hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các doanh nghiệp từ Trung uơng đến địa phuơng. Để giúp các doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu về vốn và phát huy những đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp này cho nền kinh tế quốc gia và một số lĩnh vực xã hội, Nhật Bản đã cải thiện các chính sách trợ cấp kinh tế, chủ yếu bao gồm chính sách trợ cấp tài chính và chính sách cho vay uu đãi. Với chính sách trợ cấp tài chính, Chính phủ Nhật Bản sẽ tài trợ trực tiếp cho đầu tu đổi mới công nghệ để khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng những công nghệ mới, cấp vốn cho các doanh nghiệp sáng tạo để phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển kỹ thuật. Với chính sách tín dụng uu đãi, chính phủ cấp những khoản vay với lãi suất thấp (lãi suất thấp hơn so với lãi suất của các ngân hàng thuơng mại) cho các doanh nghiệp thông qua các ngân hàng phục vụ chính sách. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể có đủ vốn để phát triển công nghệ mới, thuê muớn trang thiết bị, nâng cấp công suất vận hành của máy móc, từ đó nâng cao chất luợng sản phẩm. Trong truờng hợp các doanh nghiệp bị yếu thế trong cạnh tranh, chính phủ sẽ bảo hộ bằng cách cho vay trực tiếp với lãi suất thấp và dài hạn.