- Số lượt cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình được vay vốn ngân hàng và số chồ làm mới được tạo thêm từ việc vay vốn mở rộng hoạt động sản
2.1.1. Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội Thành phố
phố
Hà Nội
Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Luật các Tổ chức tín dụng và Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá X về chính sách tín dụng đối với nguời nghèo, các đối tuợng chính sách khác. Tách việc cho vay chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thuờng của các ngân hàng thuơng mại Nhà nuớc, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là tất yếu khách quan. Ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với nguời nghèo và các đối tuợng chính sách khác và Thủ tuớng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, tiếp đó là Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH. Theo chủ truơng Nghị quyết đó, NHCSXH đuợc sử dụng nguồn tài chính do Nhà nuớc huy động cho nguời nghèo và các đối tuợng chính sách khác vay uu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội, đồng thời hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy.
Ngày 14/01/2003, Hội đồng quản trị NHCSXH ra quyết định 18/QĐ - HĐQTvề việc thành lập chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội. Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ, quy chế về tổ chức và hoạt động của NHCSXH, chính thức
khai trương đi vào hoạt động từ ngày 11 tháng 4 năm 2003.
Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, ngày 02/01/2009, Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ban hành Quyết định số 01/QĐ - HĐQT về việc thành lập Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất hai Chi nhánh NHCSXH: tỉnh Hà Tây và Hà Nội cũ.
Bộ máy quản trị và điều hành của NHCSXH TP Hà Nội bao gồm:
+ Bộ máy quản trị có Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh và Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện. Có 11 thành viên và do Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
+ Bộ máy điều hành tại Hội sở thành phố bao gồm: Ban Giám đốc có 05 người, 01 Giám đốc và 04 phó Giám đốc; có 05 phòng nghiệp vụ với 05 Trưởng phòng và 08 phó phòng; có 26 phòng giao dịch cấp quận, huyện trực thuộc và có 26 Giám đốc và 26 phó Giám đốc các phòng giao dịch; có 26 Tổ trưởng kế toán ngân quỹ và 26 tổ trưởng kế hoạch nghiệp vụ tín dụng. Như vậy về bộ máy cán bộ lãnh đạo quản lý từ cấp chi nhánh đến các phòng giao dịch cấp huyện đã được hoàn thiện các chức danh để thực hiện chức năng quản lý điều hành hoạt động cho vay của NHCSXH ngày càng có chất lượng và hiệu quả hơn.
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội
Sau khi được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2003 NHCSXH Thành phố Hà Nội đã tiếp nhận nguồn vốn và dư nợ của 3 chương trình tín dụng, cụ thể là: chương trình cho vay hộ nghèo từ NH Phục vụ Người nghèo, chương trình cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước, chương trình cho vay HSSV từ NH Công thương Việt Nam, đồng thời đó là tiến hành triển
khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nhiệm vụ huy động nguồn vốn: Việc huy động nguồn vốn đuợc thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch và chỉ tiêu NHCSXH Việt Nam giao. Là ngân hàng thực hiện tín dụng chính sách cho hộ nghèo và các đối tuợng chính sách khác với lãi suất uu đãi nên trong quá trình huy động vốn Ngân hàng luôn uu tiên quan tâm huy động các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp để tiết kiệm chi phí giảm cấp bù của ngân sách nhà nuớc. Ngoài ra Ngân hàng cũng đã quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt 100% kế hoạch Trung uơng giao về huy động nguồn vốn lãi suất thị truờng.
Thứ hai, thực hiện cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ nghèo, và các đối tuợng chính sách khác trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn hàng năm trung uơng giao cho thành phố, chi nhánh đã lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho các quận, huyện phù hợp với tỷ lệ hộ nghèo, nhu cầu vốn của từng địa phuơng. Trên cơ sở đó, Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội đã chủ động phối kết hợp cùng với các tổ chức hội đoàn thể, các cấp uỷ chính quyền địa phuơng chỉ đạo việc thành lập tổ TK&VV, bình xét hộ đủ tiêu chuẩn vay vốn và tổ chức giải ngân kịp thời không để tồn đọng lãng phí vốn.
Thứ ba, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác nhu các dịch vụ thanh toán trong nuớc, các nghiệp vụ về ngoại hối, nhận ủy thác cho vay uu đãi của chính quyền địa phuơng, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nuớc, các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng, các dich vụ thu hộ, chi hộ và các dịnh vụ thanh toán khác... còn chua thực hiện đuợc.