Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0155 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại phòng giao dịch NH chính sách xã hội quận hà đông luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 82 - 84)

- Số lượt cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình được vay vốn ngân hàng và số chồ làm mới được tạo thêm từ việc vay vốn mở rộng hoạt động sản

T Chỉ tiêu nợ vay vay vay Biên Giang2

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

- Quy mô vốn vay QGVL còn dàn trải làm giảm hiệu quả đầu tư và nguồn vốn vay chương trình này chưa đáp ứng được hết nhu cầu vay vốn của người lao động. Hiện nay, trung bình một đơn vị phường được phân bổ khoảng 3.000 triệu đồng thực hiện chương trình Giải quyết việc làm, với mức cho vay 20 triệu đồng/1 lao động/hộ thì tại mỗi phường chỉ giải quyết cho vay được tối đa 150 hộ gia đình; tương ứng với mỗi tổ dân phố chỉ được xét duyệt cho vay từ 5 đến 10 hộ, trong khi đó số lượng người dân cần hỗ trợ vốn ưu đãi còn rất nhiều. Qua khảo sát thực tế của NHCSXH và tổng hợp báo cáo điều tra từ các phường về nhu cầu vay tín dụng chính sách giai đoạn 2015 - 2020; hiện trên địa bàn có trên 700 hộ nghèo và hộ cận nghèo; trên 1.400 hộ mới thoát nghèo, thoát cận nghèo; 1.125 hộ giải quyết việc làm tại các làng nghề thủ công; 2.305 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; 2.240 hộ giải quyết việc làm thông thường khác, 94 doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hỗ trợ vốn sản xuất và tạo việc làm và để cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm cho số lao động thất nghiệp còn lại...Tổng cộng có trên 8.400 đối tượng hộ gia đình cần vay vốn giải quyết việc làm. Trong hơn 4 năm thực hiện chương trình, dư nợ tại NHCSXH Quận là 55.105 triệu đồng, chỉ giải quyết được 43% lao động thất nghiệp trên địa bàn. Số vốn giao cho các địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển đổi ngành nghề đặc biệt tại các phường có thu hồi đất nông nghiệp và các phường có làng nghề truyền thống. Điều đó khiến cho mục đích cho vay GQVL là nhằm đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế không được thực hiện đầy đủ mà vốn còn bị dàn trải không tập trung đầu tư trọng điểm.

- Mức cho vay tối đa chưa thực sự phù hợp với nhu cầu vay vốn của các đối tượng vay khác nhau: Theo quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 5-4-2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh được vay tối đa 500 triệu đồng/dự án và hộ gia đình là 20 triệu đồng/hộ. Đến thời điểm này, số cơ sở được vay 500 triệu đồng ở địa bàn Quận chiếm tỷ lệ rất thấp mà phổ biến hơn cả vẫn là mức vay vài chục triệu đồng cho đối tượng là các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình. Bởi hiện nay để được vay tối đa 500 triệu đồng/dự án thì các cơ sở sản xuất kinh doanh muốn vay phải đáp ứng đủ các điều kiện về số lao động, năng lực phát triển sản xuất, tài sản thế chấp. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại hiện nay cũng thực hiện hàng loạt chính sách ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thủ tục vay vốn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở sản xuất kinh doanh được vay vốn. Cũng theo nghị định, mỗi hộ gia đình có thể vay tối đa là 20 triệu đồng/hộ, song do nguồn vốn hạn hẹp nên theo tính toán chi phí sơ bộ để tạo một việc làm thường xuyên được thu hút mời thì hiện các hộ gia đình chỉ được vay trung bình là 15 triệu đồng/hộ. Thời hạn vay vốn còn tương đối ngắn nên các hộ gia đình, cơ sở sản xuất gặp không ít khó khăn trong việc quay vòng để thu hồi vốn.

- Tỷ trọng dư nợ cho vay GQVL của NHCSXH Quận trên tổng dư nợ có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012 chiếm 50,95% tổng dư nợ, đến năm 2014, tỷ trọng dư nợ chỉ còn 43,26% so với tổng dư nợ các chương trình. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của cho vay GQVL cũng thấp hơn so với mức độ tăng trưởng tín dụng bình quân của toàn ngành tính chung cho tất cả các chương trình.

-Tỷ lệ nợ quá hạn mặc dù có giảm so với thời điểm nhận bàn giao nhưng nợ quá hạn của chương trình cho vay GQVL là cao nhất trong số các chương trình cho vay của NHCSXH Quận. Bên cạnh đó, món nợ khoanh 57,1 triệu

đồng, số hộ nợ khoanh 01 hộ, thuộc chương trình GQVL vốn nhận từ Kho Bạc bàn giao sang, do người vay đi khỏi địa phương, không liên lạc được. Điều này cũng làm cho chất lượng tín dụng của chương trình này chưa được đánh giá cao.

- Chất lượng của các dự án cho vay GQVL chưa cao, chưa thực sự là căn cứ duyệt vay và kiểm tra vốn vay. Hiện nay, người chủ dự án chưa thấy hết tầm quan trọng của việc lập dự án vay vốn. Họ coi việc xây dựng dự án là thủ tục hành chính để được vay vốn. Dự án lập còn nhiều sai sót thường gặp ở khâu xác định vốn hiện có và nhu cầu tăng thêm cho dự án do các hộ vay chưa có các căn cứ cụ thể để tính, đánh giá tài sản, hoặc có số liệu cụ thể nhưng người kinh doanh không muốn đưa số liệu thực, chính xác vào dự án, không phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh. Trong thực tế, có nhiều dự án sao chép từ dự án khác khi đầu tư vào cùng loại hình sản xuất. Chính vì vậy, nhiều chủ dự án phải làm một cách miễn cưỡng, chưa tích cực trong xây dựng và lập dự án.

- Các chỉ tiêu báo cáo chất lượng cho vay GQVL mới phản ánh mặt lượng, chưa phản ánh mặt chất. Hiện nay, trên các báo cáo thống kê của Ngân hàng cũng như của Phòng Lao động thương binh và xã hội mới chỉ có chỉ tiêu báo cáo về số lao động thu hút vào các dự án vay vốn và số khách hàng được vay mà chưa có một văn bản nào quy định về việc đánh giá mặt chất của việc sử dụng vốn GQVL. Việc chỉ phản ánh số lao động thu hút và số khách hàng được vay sẽ không thấy hết được chất lượng của cho vay GQVL vì nhiều khi số lao động thu hút và số khách hàng được vay là rất cao xong số thu nhập bình quân của họ lại rất thấp.

Một phần của tài liệu 0155 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay giải quyết việc làm tại phòng giao dịch NH chính sách xã hội quận hà đông luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w