Bên thứ ba trong tố tụng trọng tài

Một phần của tài liệu Hiệu lực của phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 30)

Về nguyên tắc, hiệu lực của phán quyết trọng tài ch ràng buộc các bên tham gia tố tụng trọng tài trên cơ sở một th a thuận trọng tài trƣớc đó. Đó là nguyên tắc 29 Nguyễn Thị Hoa (2021), “Ho n thiện pháp luật trọng t i ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên

"các bên tham gia tố tụng trọng tài" (“The same parties”) có nghĩa là, theo quy định, một phán quyết ch ảnh hƣởng đến những ngƣời đ tham gia vào quá trình tố tụng dẫn đến việc ban hành quyết định đó: cụ thể là các bên cùng tham gia tố tụng trọng tài trên cơ sở một th a thuận trọng tài chứ không phải một bên thứ ba nào khác. Thế nhƣng không có nghĩa là quy tắc này không có ngoại lệ. Hầu hết mọi hệ thống pháp luật đều quy định các trƣờng h p ngoại lệ của nguyên tắc “the same parties”30. Theo đó, trong một số trƣờng h p nhất định, hiệu lực của phán quyết trọng tài sẽ mở rộng đến bên thứ ba có liên quan. Hay nói cách khác, phán quyết trọng tài không ràng buộc trực tiếp đối với bên thứ ba nhƣng trong một số trƣờng h p nó vẫn có tác động đối với những bên không phải là các bên tham gia tố tụng trọng tài.

Luật Trọng tài thƣơng mại không có quy định về “ngƣời thứ ba” trong tố tụng trọng tài. Khác với tố tụng dân sự diễn ra tại Tòa án, trong một vụ kiện trọng tài không có sự tham gia của “ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên quan” mà ch có các bên có th a thuận trọng tài – gọi là các bên trong tranh chấp. Tuy nhiên, “ngƣời thứ ba” trong tố tụng trọng tài lại đƣ c ghi nhận tại Điểm đ khoản 2 Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thƣơng mại: “…Tòa án chỉ h y phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng phán quyết trọng tài có nội dung trái v i một hoặc nhiều nguyên tắc cơ ản c pháp luật Việt Nam mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết trọng tài và phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích c nhà nư c, quyền, lợi ích hợp pháp c một hoặc các bên, người thứ ba…”

Thuật ngữ “ngƣời thứ ba” trong hƣớng dẫn của Nghị quyết số 01/2014/NQ- HĐTP không phải là “ngƣời có quyền l i, nghĩa vụ liên quan” nhƣ trong vụ án dân sự theo quy định tại khoản 04 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (Hay khoản 4 Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (đƣ c sửa đổi, bổ sung năm 2011)). Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định về ngƣời có quyền l i, nghĩa vụ liên quan nhƣng Luật Trọng tài thƣơng mại không quy định ngƣời có quyền l i, nghĩa vụ liên quan. Sở dĩ nhƣ vậy là do Hội đồng trọng tài ch giải quyết quan hệ tranh chấp đƣ c quy định tại Điều 2 Luật Luật Trọng tài thƣơng mại, ch khi giữa các bên có th a thuận trọng tài. Nếu không có th a thuận trọng tài, thì trọng tài không có thẩm quyền giải quyết về quyền và nghĩa vụ của ngƣời có quyền l i, nghĩa vụ liên quan đến quan hệ 30 Gary B.Born (2009), International commercial arbitration, Volume II, NXB Wolter Kluwer, tr 55.

tranh chấp. Phần quyền và l i ích của ngƣời có quyền l i, nghĩa vụ liên quan đến quan hệ tranh chấp nếu có tranh chấp sẽ đƣ c giải quyết bằng vụ án khác theo tố tụng dân sự.

“Ngƣời thứ ba” đƣ c đề cập trong Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP đƣ c hiểu theo hƣớng là các tổ chức quốc tế hoặc các nhóm tổ chức xã hội đại diện cho các l i ích công cộng mà các tổ chức này là một bên khởi kiện31; ví dụ: Phán quyết trọng tài có tác động liên quan đến sức kh e cộng đồng hay phát triển bền vững, bảo vệ môi trƣờng, l i ích của ngƣời tiêu dùng. “Ngƣời thứ ba” cũng có thể đƣ c hiểu là một quốc gia khác có quyền và l i ích bị ảnh hƣởng bởi phán quyết của trọng tài, đặc biệt trong các vụ kiện tranh chấp đầu tƣ đƣ c xử bằng trọng tài vụ việc… “Ngƣời thứ ba” này cũng có thể là thể nhân, tổ chức không liên quan gì đến quan hệ tranh chấp, nhƣng phán quyết trọng tài đ xâm phạm l i ích của họ, phán quyết vi phạm công lý hiển nhiên. Ví dụ:

- Ngƣời bảo lãnh có thể sẽ là bên thứ ba không tham gia tố tụng trọng tài giữa chủ thể cho vay và ngƣời đi vay (là các bên có th a thuận trọng tài), mặc dù ngƣời này có những nghĩa vụ liên quan mật thiết đến khoản vay nói trên, và có thể sẽ phải

gánh chịu nghĩa vụ pháp lý đến t phán quyết trọng tài.

- Nhà thầu phụ có thể sẽ là bên thứ ba không tham gia tố tụng trọng tài giữa chủ đầu tƣ và nhà thầu chính (là các bên có ký kết th a thuận trọng tài với nhau), mặc dù phán quyết trọng tài có thể sẽ đƣa ra quyết định rằng phần công trình thực hiện bởi nhà thầu phụ có khiếm khuyết dẫn đến tranh chấp.

Quy định trên của Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP không có nghĩa là bên thứ ba trở thành một bên thực sự của thủ tục tố tụng trọng tài đ diễn ra. Các bên trong nhóm này vẫn là đƣ c xem bên thứ ba theo nghĩa là họ không ký kết th a thuận trọng tài cũng nhƣ không tham gia vào quá trình trọng tài trƣớc đó. Tuy nhiên, vì tất cả các bên, bao gồm các bên trong tranh chấp và bên thứ ba đều tham gia vào một mối quan hệ h p đồng đa bên, nên bên thứ ba ở một mức độ nào đó sẽ bị ảnh hƣởng bởi kết quả giải quyết tranh chấp trong phán quyết. Tuy nhiên, điều này nên đƣ c hiểu nhƣ là một hệ quả logic của mối quan hệ tƣơng quan chặt chẽ giữa các bên chứ không phải là hành vi kiện tụng của các bên nhằm chống lại bên

31

Tƣởng Duy Lƣ ng (2018), “Một số vấn đề về xem xét hủy phán quyết trọng t i”, Tạp chí Tò n, xem tại https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/mot-so-van-de-ve-xem-xet-huy-phan-quyet-trong-tai , (truy cập ng y 30/4/2021).

thứ ba. Trong một số trƣờng h p, bên thứ ba phải hứng chịu những hậu quả bất l i t phán quyết trọng tài, nhƣng đó là hệ quả của một h p đồng có rủi ro trƣớc đó và đƣ c bên này chấp nhận. Ví dụ, ngƣời bảo lãnh chấp nhận rủi ro rằng con n có thể không có đủ khả năng chi trả và làm phát sinh trách nhiệm pháp lý của chính mình.

Cần khẳng định lại rằng trọng tài bắt đầu nhƣ một hiện tƣ ng h p đồng, hay nói khác hơn là tố tụng trọng tài ch phát sinh trên cơ sở th a thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đ phát sinh. Nếu không tồn tại một th a thuận thể hiện sự thống nhất ý chí giữa các bên về việc đƣa tranh chấp xét xử tại trọng tài thì quá trình tố tụng trọng tài sẽ không thể khởi động để xét xử tranh chấp đó. Điều này thể hiện bản chất của tố tụng trọng tài là tính ý chí, là quyền lựa chọn của các bên, đồng thời lý giải vì sao phán quyết trọng tài ch ràng buộc đối với các bên có th a thuận: Tố tụng trọng tài bắt đầu trên cơ sở ý chí của các bên, do đó, trong suốt quá trình tố tụng các bên trong tranh chấp sẽ chịu sự ràng buộc của th a thuận để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, đồng thời ch các bên có th a thuận trọng tài mới chịu sự ràng buộc của hiệu lực mang chung thẩm của phán quyết cuối cùng. Thế nhƣng một khi thủ tục tố tụng trọng tài mở ra, th a thuận trọng tài mang tính chất h p đồng ban đầu (thể hiện ý chí lựa chọn của các bên) sẽ đƣ c chuyển thành một hiện tƣ ng có quy mô tài phán. Kết quả của quá trình tố tụng là một phán quyết có thể đƣ c công nhận và thi hành trên toàn thế giới, vƣ t qua các ranh giới tự nhiên và pháp lý. Đây là lý do tại sao một phán quyết trọng tài không đƣ c thi hành ch bởi các bên liên quan nhƣ một h p đồng đơn thuần mà có thể đƣ c thi hành với sự tr giúp của các cơ chế cƣỡng chế nhà nƣớc nhƣ bất kỳ quyết định, bản án đƣ c ban hành bởi các cơ quan tƣ pháp mang quyền lực nhà nƣớc khác. Đồng thời, để đảm bảo việc thi hành phán quyết này trên thực tế, trong nhiều trƣờng h p, cần phải có các bên liên quan ngoài các bên trong th a thuận trọng tài cùng thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Hay nói cách khác, hiệu lực của phán quyết trọng tài trong nhiều trƣờng h p sẽ vƣ t ra ngoài phạm vi các bên có th a thuận trọng tài, tác động đến một bên thứ ba có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp.

Tóm lại, thực tế có tồn tại bên thứ ba có liên quan đến tranh chấp đƣ c giải quyết tại trọng tài nhƣng không có th a thuận trọng tài giữa bên thứ ba này và các bên trong tranh chấp còn lại. Do đó, khi có tranh chấp phát sinh, tố tụng trọng tài sẽ bắt đầu đối với các bên có ký kết th a thuận trọng tài và sẽ loại tr những bên có

quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan nhƣng không ký th a thuận trọng tài và cũng không làm phát sinh sự ràng buộc của hiệu lực phán quyết trọng tài đối với bên thứ ba nói trên. Tuy các bên thứ ba kể trên tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình tố tụng trọng tài nhƣng phán quyết trọng tài một khi đƣ c ban hành và phát sinh hiệu lực hoàn toàn có thể ảnh hƣởng các bên thứ ba nói trên thông qua việc nội dung giải quyết tranh chấp có tác động trực tiếp đến quyền và l i ích của các bên này, hoặc việc thực hiện nghĩa vụ (nếu có) của các bên thứ ba là cơ sở để có thể giải quyết triệt để tranh chấp về giữa các bên.

Một phần của tài liệu Hiệu lực của phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w