Phán quyết trọng tài xâm hại ti người thứ ba

Một phần của tài liệu Hiệu lực của phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 35)

Thực tế cho thấy phán quyết trọng tài có thể xâm hại tới l i ích h p pháp của ngƣời thứ ba. Nhƣ đ nói, bên thứ ba tuy không ký kết th a thuận trọng tài và không tham gia tố tụng trọng tài nhƣng trong một số trƣờng h p, sẽ bị ảnh hƣởng bởi hiệu lực của phán quyết trọng tài ở mức độ nhất định. Đó có thể là trƣờng h p th a thuận của hai bên trong h p đồng hoặc quá trình thực hiện h p đồng xâm phạm l i ích của ngƣời thứ ba (có thể là cá nhân hoặc tổ chức…), hoặc trong biên bản hòa giải thành hai bên đ th a thuận có nội dung xâm phạm l i ích ngƣời thứ ba và ngƣời này không có liên quan gì đến quan hệ tranh chấp của hai bên, nhƣng phán quyết trọng tài đ quyết định công nhận th a thuận đó, dẫn đến xâm phạm l i ích của ngƣời thứ ba.Tùy vào mối quan hệ giữa bên thứ ba và các bên, cũng nhƣ sự liên quan giữa bên thứ ba và nội dung tranh chấp mà sẽ xác định mức độ ảnh hƣởng của hiệu lực phán quyết trọng tài đối với bên thứ ba32.

Chúng ta cùng xem xét một vụ việc thực tế về giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài xâm phạm đến ngƣời thứ ba nhƣ sau:

Ngày 19/7/2013, Công ty Sinh Phú thế chấp quyền đ i n phát sinh t H p đồng mua bán mủ cao su số 273/HDD-CSVN-KC ngày 17/7/2013 giữa Công ty Sinh Phú (bên bán) và Tập đo n cao su (bên mua) cho Ngân hàng SHB theo Phụ lục

H p đồng thế chấp, cầm cố có đăng ký giao dịch bảo đảm và giao dịch bảo đảm này vẫn đang có hiệu lực. Sau đó, vào ngày 25/12/2013 hình thành một th a thuận bù tr công n giữa Công ty Sinh Phú và Tập đo n cao su (th a thuận bù tr công n ), trong đó, Công ty Sinh Phú trao đổi quyền đ i n của mình với quyền đ i n của

32

1. Jack M. Graves (2008), "Arbitration as a Final A ation as a Final Award: Challenges and Enforce: Challenges and Enforcement", International Sales Law and Arbitration: Problems, Cases, and Commentary, Touro College, tr.20.

Tập đo n cao su. Sau đó, công ty Sinh Phú khởi kiện yêu cầu Tập đo n cao su phải thanh toán số tiền mua mủ cao su còn n theo H p đồng số 273/HDD-CSVN-KC ngày 17/7/2013.

Vụ việc đƣ c giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bằng phán quyết trọng tài số 30/15/HCM ngày 04/12/2015 với nội dung: Không chấp

nhận các yêu cầu của Công ty Sinh Phú, Hội đồng trọng tài xử cho bù công n giữa Công ty Sinh Phú và Tập đo n cao su theo th a thuận bù tr công n ngày

25/12/2013. Sau đó Công ty Sinh Phú yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài nói trên với lý do việc trọng tài xử cho bù tr công n giữa hai bên đ xâm phạm quyền và l i ích h p pháp của nguyên đơn và bên thứ ba là Ngân hàng SHB, bởi lẽ khoản

n phát sinh t H p đồng số 273 ngày 17/7/2013 nói trên đ đƣ c thế chấp h p pháp cho SHB vào ngày 19/7/2013, trƣớc khi các bên ký Biên bản th a thuận bù tr công n ngày 25/12/2013.

Quyết định số 293/2016/QĐ-PQTT ngày 31/3/2016 của Tòa án nhân dân TP. HCM đ tuyên hủy phán quyết trọng tài nói trên vì xét thấy th a thuận bù tr công n giữa công ty Sinh Phú và Tập đo n cao su đã xâm phạm quyền và l i ích của bên nhận thế chấp là SHB. Việc Hội đồng trọng tài giải quyết cho bù tr công n dựa trên th a thuận này đ vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không đƣ c xâm phạm đến l i ích của Nhà nƣớc, l i ích công cộng, quyền, l i ích h p pháp của ngƣời khác), do đó, tuyên hủy phán quyết của Trung tâm Trọng tài Quốc tế do vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Ta thấy quyết định hủy phán quyết trọng tài nói trên của Tòa án nhân dân TP. HCM là h p lý. Bởi lẽ, xét ở góc độ pháp lý, th a thuận bù tr công n đ làm

chấm dứt quyền đ i n của Sinh Phú đối với Tập đo n cao su và việc chấm dứt này ảnh hƣởng trực tiếp tới quyền l i của Ngân hàng SHB phát sinh t h p đồng thế chấp h p pháp đ có hiệu lực trƣớc đó. Nói cách khác, việc các bên xác lập th a thuận bù tr công n xâm phạm tới quyền l i của Ngân hàng phát sinh t h p đồng thế chấp và việc Trọng tài ghi nhận th a thuận bù tr công n giữa các bên để giải quyết tranh chấp đ tác động tiêu cực tới quyền l i chính đáng của Ngân hàng với tƣ cách là ngƣời thứ ba trong tranh chấp tại Trọng tài.

Trong trƣờng h p này, rõ ràng Ngân hàng không phải là một bên trong tố tụng trọng tài (vì không tồn tại một th a thuận trọng tài giữa Ngân hàng và các bên

trong tranh chấp) nhƣng phán quyết trọng tài đ tác động tiêu cực đến quyền l i của Ngân hàng. Nhƣ vậy, ngƣời thứ ba không tham gia vào tố tụng trọng toàn hoàn toàn có thể bị xâm phạm bởi phán quyết trọng tài. Mức độ xâm phạm này sẽ tùy thuộc vào mối quan hệ giữa bên thứ ba này với các bên trong tranh chấp và với nội dung tranh chấp.

Nhƣng về nguyên tắc, dù ở mức độ nào, hiệu lực của phán quyết trọng tài đối với bên thứ ba không nên bao gồm hiệu lực thi hành33. Tức là không thể bắt buộc ngƣời thứ ba không tham gia tố tụng trọng tài phải thực hiện một nghĩa vụ hoặc t b một quyền theo nội dung giải quyết tranh chấp của phán quyết trọng tài. Bởi lẽ, pháp luật trọng tài Việt Nam đ ch rõ ch những bên có th a thuận trọng tài và tham gia tố tụng trọng tài dẫn đến sự ban hành của một phán quyết trọng tài mới chịu sự ràng buộc thi hành của phán quyết đó. Phán quyết trọng tài không thể bắt buộc bên thứ ba thi hành hoặc nhằm chống lại bên thứ ba không tham gia tố tụng trọng tài. Bất kỳ nội dung tranh chấp nào chống lại hoặc bất l i cho bên thứ ba phải đƣ c xét xử bằng một thủ tục tố tụng khác với kết quả là một phán quyết trọng tài khác, để có hiệu lực thi hành đối với bên thứ ba này. Nếu không, việc mở rộng hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài đối với bên thứ ba sẽ vi phạm thủ tục tố tụng và đi ngƣ c lại với “Res judicata”. Điều này đồng thời cũng phù h p với bản chất h p đồng của hình thức tài phán trọng tài, giá trị của nó đƣ c xác định trong phạm vi những bên ký kết th a thuận trọng tài. “Các bên bị ràng buộc bởi th a thuận trọng tài phải trùng với những bên bị ràng buộc bởi phán quyết trọng tài. Vì th a thuận trọng tài không thể và không nên đƣ c thực thi bởi hoặc nhằm chống lại bất kỳ bên thứ ba nào, nên phán quyết trọng tài cũng không thể và không nên đƣ c thi hành bởi hoặc nhằm chống lại bên thứ ba không tham gia tố tụng trọng t i”34. Nếu rơi vào những trƣờng h p tác động xấu đến quyền và

l i ích chính đáng của ngƣời thứ ba thì phán quyết trọng tài đó sẽ thuộc trƣờng h p bị hủy giống nhƣ ví dụ đ nêu.

33 Stavros Brekoulakis (2005), The effect of an arbitral award and third party in international

arbitration: Res judicata revisited, Research Fellow School of International Arbitration, Queen Mary,

University of London, tr. 19.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Thứ nhất, phán quyết trọng tài thƣơng mại là quyết định của hội đồng trọng tài thƣơng mại giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp giữa các bên tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài, ràng buộc các bên tranh chấp phải thực hiện. Trong quá trình tố tụng trọng tài, Hội đồng trọng tài có thể ban hành rất nhiều các quyết định, trong đó có hai loại quyết định đƣ c xác định là phán quyết trọng tài: (i) quyết định công nhận sự th a thuận của các bên của Hội đồng trọng tài và (ii) quyết định trọng tài đƣ c ban hành trên cơ sở hoạt động xét xử của hội đồng trọng tài sau khi đ giải quyết toàn bộ nội dung tranh chấp. Một quyết định của Hội đồng trọng tài ch đƣ c coi là phán quyết trọng tài khi nó hàm chứa đủ hai đặc điểm: (i) phán quyết trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp đƣ c nêu trong đơn kiện và (ii) việc ban hành quyết định này dẫn đến chấm dứt toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài và chấm dứt nhiệm vụ của Hội đồng trọng tài.

Thứ hai, phán quyết trọng tài có hiệu lực ngay lập tức vào thời điểm đƣ c ban hành và làm phát sinh sự ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên tranh chấp. Hiệu lực của phán quyết trọng tài không ch ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên trên cơ sở tự nguyện, mà còn thông qua sự cƣỡng chế mang tính quyền lực nhà nƣớc. Hiệu lực của phán quyết trọng tài đƣ c đề cập trong luận văn này bao gồm tính chung thẩm và hiệu lực thi hành trên thực tế của phán quyết.

Một là, phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể t ngày ban hành, ràng buộc đối với các bên trong tranh chấp. Chung thẩm ở đây đƣ c hiểu là

vụ việc đ đƣ c trọng tài giải quyết không thể bị xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm, tái thẩm hay giám đốc thẩm hay bị yêu cầu giải quyết lại một lần nữa bởi Tòa án hoặc Trọng tài. Đây là nguyên tắc đặc trƣng và đƣ c xem nhƣ một l i thế của tố tụng trọng tài so với tố tụng Tòa án.

Hai là, về mặt pháp luật thì Việt Nam chƣa có quy định nào ghi nhận hiệu lực của sự việc đ đƣ c giải quyết bằng phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, trên thực tế thì rõ ràng chúng ta đ hành xử theo hƣớng công nhận hiệu lực của sự việc đ đƣ c giải quyết cho quyết định trọng tài. Theo đó, một sự việc đ đƣ c giải quyết bằng một phán quyết trọng tài đang có hiệu lực sẽ không thể đƣ c yêu cầu giải quyết lại bởi Tòa án hay trọng tài. Nếu Tòa án hay trọng tài vẫn xét xử lại vụ việc đó thì trên thực tế Tòa án sẽ theo hƣớng hủy quyết định/bản án hoặc phán quyết trọng tài của

lần xét xử sau. Trong phạm vi tài phán trọng tài, có thể hiểu hiệu lực của sự việc đ đƣ c giải quyết (hay Res judicata) là hiệu lực ngăn cấm việc xét xử lại một tranh chấp đ đƣ c giải quyết xong bằng một phán quyết trọng tài.

Ba là, hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài phản ánh khả năng thực thi của phán quyết trên thực tế. Trong phần này, tác giả sẽ làm rõ sự tác động của của cơ chế hủy phán quyết trọng tài đối với hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài. Việc Tòa án hủy phán quyết trọng tài có tác động trực tiếp đến hiệu lực của phán quyết trọng tài, chấm dứt hiệu lực của phán quyết và đƣa kết quả của toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài trƣớc đó trở về mốc khởi điểm. Luận văn sẽ phân tích sự tác động của cơ chế hủy phán quyết trọng tài đối với giá trị thi hành của của phán quyết thông qua việc phân tích hiệu lực thi hành của phán quyết ở hai thời điểm: ở thời điểm một bên có yêu cầu hủy và ở thời điểm Tòa án ra quyết định hủy phán quyết trọng tài.

Thứ ba, có tồn tại “bên thứ ba” có liên quan đến tranh chấp đƣ c giải quyết tại trọng tài nhƣng lại không tham gia vào tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp đó bởi vì không có th a thuận trọng tài giữa “bên thứ ba” này và các bên trong tranh chấp . Bên thứ ba tuy không ký kết th a thuận trọng tài và không tham gia tố tụng trọng tài nhƣng trong một số trƣờng h p, sẽ bị tác động bởi phán quyết trọng tài ở mức độ nhất định so với các bên thực sự. Cũng có những trƣờng h p phán quyết trọng tài sẽ xâm phạm đến l i ích h p pháp của ngƣời thứ ba không tham gia tố tụng trọng tài. Tùy vào mối quan hệ giữa bên thứ ba và các bên trong tranh chấp, cũng nhƣ sự liên quan giữa bên thứ ba và nội dung tranh chấp mà sẽ xác định mức độ tác động của hiệu lực phán quyết trọng tài đối với bên thứ ba. Tuy nhiên, dù ở mức độ nào, thì không thể bắt buộc ngƣời thứ ba không tham gia tố tụng trọng tài phải thực hiện một nghĩa vụ hoặc t b một quyền theo nội dung giải quyết tranh chấp của phán quyết trọng tài. Một phán quyết trọng tài xâm phạm đến ngƣời thứ ba có thể bị hủy bởi Tòa án.

CHƢƠNG 2

HIỆU LỰC CỦA PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN

Một khi các bên đ b công sức và tiền bạc để đƣa một tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài, ai cũng sẽ mong muốn rằng, quá trình trọng tài sẽ cho kết quả là một phán quyết trọng tài có hiệu lực ngay lập tức. Thế nhƣng, không thể phủ nhận rằng hệ thống pháp luật trọng tài thƣơng mại Việt Nam hiện nay chƣa có những cơ chế hiệu quả để bảo vệ giá trị của quyết định trọng tài. Chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận những bất cập trong quy định của pháp luật và cách áp dụng những quy định này trên thực tế gây ảnh hƣởng đến hiệu lực của phán quyết trọng tài. T đó, tìm ra những giải pháp tối ƣu nhất để bảo đảm tốt nhất giá trị pháp lý và giá trị thi hành của phán quyết trọng tài.

2.1. Những vấn đề bất cập và hƣớng hoàn thiện về tính chung thẩm củaphán quy t trọng tài

Một phần của tài liệu Hiệu lực của phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w