Trong quá trình điều tra các vụ án hình sự, khi xét thấy cần phải KBTS thì tiến hành KBTS nhưng phải tuân thủ các quy định tại Điều 128 BLTTHS năm 2015. Biện pháp KBTS được áp dụng đối với người tham gia tố tụng là bị can, bị cáo phạm tội thỏa mãn quy định tại khoản 1 Điều 128 và PNTM phạm tội theo Khoản 1 Điều 437 BLTTHS năm 2015.
KBTS là một trong những biện pháp cưỡng chế của tố tụng hình sự nhằm bảo đảm cho việc tịch thu tài sản, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại khi giải quyết vụ án hình sự được thuận lợi. Chính vì vậy mà việc KBTS phải được tiến hành khẩn trương ngay từ giai đoạn ban đầu của quá trình tố tụng. Lệnh KBTS của CQĐT phải được thông báo ngay cho VKS cùng cấp biết trước khi thi hành.
Về thành phần tham gia KBTS
Theo quy định tại Điều 128 BLTTHS năm 2015 thì khi tiến hành KBTS phải có mặt bị can, bị cáo hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến. Như vậy, để đảm bảo hoạt động kê biên có sự tham dự của những người trên thì trước khi KBTS, cơ quan chức năng phải thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn biết về thời gian, địa điểm kê biên.
Nhưng việc thông báo và tiến hành kê biên cũng phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời để phòng trường hợp bị can, bị cáo, người nhà của bị can, bị cáo tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Đối với người chứng kiến thì luật đã có điều chỉnh theo hướng mở rộng hơn, không chỉ là người láng giềng như theo quy định của BLTTHS năm 2003 mà có thể là bất kì người nào khác có đủ điều kiện trở thành người chứng kiến. Điều 67 BLTTHS năm 2015 quy định: Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này. Những người sau đây không được làm người chứng kiến:
(i) Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; (ii) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng
nhận thức đúng sự việc; (iii) Người dưới 1 tuổi; (iv) Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan...”. Như vậy, một người đáp ứng đủ các điều kiện của Điều 67 thì có thể trở thành người chứng kiến quá trình KBTS và ký vào biên bản KBTS. So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm quy định “người chứng kiến” góp phần xây dựng và hoàn thiện thủ tục áp dụng biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự.
Khi tiến hành KBTS, tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước, sau đó KBTS thuộc sở hữu chung của bị can, bị cáo với người khác. Nếu có tranh chấp giữa bị can, bị cáo với người khác thì cơ quan tiến hành kê biên vẫn tiến hành kê biên; bị can, bị cáo, người có quyền và lợi ích hợp pháp đối với tài sản tranh chấp có quyền khởi kiện vụ án dân sự. Trong khi KBTS, nếu bị can, bị cáo vắng mặt hoặc cố tình vắng mặt thì người có thẩm quyền vẫn quyết định tiến hành kê biên và chỉ KBTS của bị can, bị cáo tương ứng với mức đủ để thi hành án và thanh toán các chi phí về thi hành án. Việc kê biên nhà chỉ được tiến hành khi những tài sản khác của bị can, bị cáo không đủ để kê biên.
Về quản lý tài sản kê biên
- Đối với cá nhân: Khoản 3 Điều 128 BLTTHS năm 2015 thì: Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người bảo quản tài sản có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của BLHS năm 2015. Khác với BLTTHS năm 2003
quy định trong trường hợp người quản lý tài sản vi phạm nghĩa vụ quản lý ở khoản
2 Điều 146 thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 310 BLHS năm 1999:
“Tội vi phạm việc niêm phong, KBTS” thì ở BLTTHS năm 2015, các nhà làm luật không quy định trách nhiệm cụ thể mà người quản lý tài sản bị kê biên vi phạm nghĩa vụ quản lý tài sản mà chỉ quy định người quản lý tài sản sẽ “chịu trách nhiệm theo quy định của BLHS”. Mặc dù BLHS năm 2015 có quy định về tội
“Tội vi phạm việc niêm phong, KBTS, phong tỏa tài khoản” tuy nhiên lại không viện dẫn luật như ở BLTTHS năm 2003. Điều này có thể lý giải quan điểm lập pháp của các nhà làm luật thay đổi theo hướng không quy định cụ thể nhằm tránh trường hợp việc xét xử bị đóng khung trong một điều luật nhằm tạo điều kiện cho các thẩm phán có thể linh hoạt tuyên phạt một tội khác hợp lý hơn.
BLTTHS năm 2015 quy định cấm người quản lý tài sản bị kê biên có hành vi có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên tuy nhiên lại không có hướng dẫn cụ thể về các hành vi này. Theo Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa về các hành vi này như sau:
- “Đánh tráo”: dùng mánh khoé gian lận để thay thế một cách khéo léo -“Cất giấu”: cất vào nơi kín đáo, chắc chắn, cho người khác không thể thấy, không thể tìm ra được (nói khái quát)
- “Tiêu dùng”: sử dụng của cải vật chất để thoả mãn các nhu cầu của đời sống sinh hoạt hằng ngày
- “Chuyển nhượng”: Bán, nhượng lại cho người khác (cái thuộc quyền sở hữu của mình hoặc quyền lợi mình đang được hưởng)
- “Hủy hoại”: Hủy hoại tài sản là là hành vi làm cho tài sản bị mất giá trị sử dụng hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản34. Hủy hoại tài sản được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện như: Đốt cháy, đập phá, dùng thuốc nổ, dùng chất độc, hoá chất hoặc lợi dụng thiên tai để huỷ hoại tài sản...
Như vậy, trong trường hợp người quản lý tài sản không thực hiện tốt việc quản lý tài sản mà còn có những hành vi: tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp luật.
34 Đinh Văn Quế (2018), Bình luật BLHS phần thứ hai các tội phạm, Nxb Thông tin và Truyền thông, tr.174.
KBTS trong tố tụng hình sự là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác thi hành án và thu hồi tài sản thất thoát cho Nhà nước tuy nhiên lại chưa đặt ra vấn đề KBTS chung, tài sản đồng sở hữu.
Việc thiếu sót các quy định hướng dẫn làm cho việc hiểu và áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn chính vì vậy trong tương lai việc bù đắp những “lỗ hổng”
trong các quy định về quản lý tài sản bị kê biên cũng là một trong những việc cần được triển khai sớm để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự.
Đối với pháp nhân: Điều 437 BLTTHS năm 2015 quy định: “Tài sản bị kê biên được giao cho người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm bảo quản. Người đứng đầu của pháp nhân có trách nhiệm bảo quản, tránh để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014: PNTM có thể là các doanh nghiệp hoạt động dưới loại hình là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh. Người đứng đầu pháp nhân có thể là một người nhưng cũng có thể hơn một người tùy thuộc vào Điều lệ hoạt động của Công ty (có thể là Chủ tịch hội đồng quản trị, hoặc cả Giám đốc, Tổng giám đốc; hoặc Chủ tịch hội đồng thành viên…).
Tuy nhiên, BLDS năm 2015 đã bỏ quy định về người đứng đầu pháp nhân như trong BLDS năm 2005 mà thay thế bằng quy định: Đại diện theo pháp luật của pháp nhân gồm: (i) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; (ii) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; (iii) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án35.
Như vậy, hiện nay trong BLDS năm 2015 không còn quy định về người đứng đầu của pháp nhân nữa mà thay vào đó tất cả các hoạt động pháp lý của pháp nhân sẽ được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thực hiện36. Điều này dẫn đến cách hiểu không thống nhất: Người đứng đầu của pháp nhân có thể là người đại diện của pháp nhân, cũng có thể không phải người đại diện của pháp nhân. Vậy việc giao tài sản bị kê biên cho người đứng đầu pháp nhân nhưng không phải người đại
35 Khoản 1 Điều 137 BLDS 2015.
diện của pháp nhân quản lý thì liệu có hợp lý khi chính BLTTHS năm 2015 quy định mọi hoạt động tố tụng hình sự của pháp nhân do người đại diện của pháp nhân thực hiện.
Tóm lại, việc BLTTHS năm 2015 quy định việc quản lý tài sản bị kê biên sẽ do người đứng đầu của pháp nhân quản lý tuy nhiên lại không quy định thế nào là người đại diện của pháp nhân gây lúng túng cho việc áp dụng quy định này trên thực tế. Chính vì vậy, để xây dựng và hoàn thiện biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự thì các nhà làm luật cần lưu ý hơn về việc thống nhất các khái niệm, tên gọi pháp lý của các chủ thể một cách thống nhất.
Về biên bản kê biên tài sản
Khi tiến hành kê biên, người tiến hành kê biên phải lập biên bản ghi rõ tên, tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo mẫu thống nhất và nội dung ghi trong biên bản phải đảm bảo theo quy định tại các Điều 133, Điều 178 BLTTHS năm 2015. Theo đó, biên bản phải ghi rõ địa điểm, giờ ngày, tháng năm thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, thành phần tham gia, nội dung của hoạt động kê biên. Sau khi làm xong phải đọc lại nguyên văn biên bản cho mọi người nghe và hỏi xem họ có bổ sung thêm bớt, ý kiến của họ được ghi vào biên bản. Nếu không chấp nhận bổ sung cũng phải nêu rõ lý do vào biên bản. Sau đó, tất cả thành phần tham gia buổi kê biên phải ký hoặc điểm chỉ vào biên bản, nếu người tham gia trực tiếp không ký thì người lập biên bản cũng phải ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký biên bản.
Về biên bản KBTS, nếu như BLTTHS năm 2003 quy định phải lập 03 biên bản: Một bản được giao ngay cho đương sự sau khi kê biên xong; một bản gửi cho VKS cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án thì BLTTHS năm 2015 quy định phải lập thành 04 bản: bổ sung một bản giao cho một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên.
Việc quy định lập thêm một biên bản nữa và giao cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên là một quy định hợp lý vì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, là chính quyền gần dân nhất, nắm được tình trạng pháp lý, tình trạng thực tế của tài sản bị kê biên nên sẽ giúp cho việc quản lý tài sản kê biên được chặt chẽ hơn, tránh tình trạng người được giao quản lý tài sản kê biên có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hủy hoại tài
sản bị kê biên gây khó khăn cho việc thi hành án sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Tài sản bị kê biên chỉ phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án và để đảm bảo cho việc thi hành án đúng pháp luật.
2.2.5. Các trường hợp hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản trong tố tụng hình sự
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn hướng tới đảm bảo các quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đ ng”37. Chỉ có các quy định của pháp luật mới có thể hạn chế quyền con người, quyền công dân, nhưng việc hạn chế quyền đó cũng chỉ trong những trường hợp thật cần thiết. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, thể hiện sự trân trọng và đề cao các quyền con người, quyền công dân, hướng tới ngăn chặn, loại bỏ các hành vi lạm dụng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân từ phía các cơ quan nhà nước, mà trong lĩnh vực tố tụng hình sự là các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
KBTS là biện pháp cưỡng chế cần thiết, được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Nhưng biện pháp này không bắt buộc phải áp dụng trong mọi trường hợp, mọi thời điểm của quá trình tiến hành tố tụng. Biện pháp KBTS phần nào hạn chế quyền con người, quyền công dân trong sở hữu tài sản, vì vậy cần phải có những quy định chặt chẽ về việc áp dụng cũng như hủy bỏ biện pháp này. Theo quy định tại khoản 4 Điều 146 BLTTHS năm 2003 thì: “Khi xét thấy việc kê biên không còn cần thiết thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 0 của Bộ luật này phải kịp thời ra quyết định hủy bỏ lệnh kê biên”.
Những người có thẩm quyền hủy bỏ biện pháp kê biên gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và VKS quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án TAND và Tòa án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm TAND tối cao; Hội đồng xét xử. Tóm lại, những người có thẩm quyền hủy bỏ biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự là những người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp này.
Mặc dù BLTTHS năm 2003 đã có những quy định về việc hủy bỏ biện pháp kê biên, nhưng không quy định rõ trường hợp nào thì hủy bỏ, trường hợp nào thì
không được hủy bỏ biện pháp kê biên. Như vậy có thể dẫn đến việc hiểu và áp dụng điều luật không thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong một vụ án cũng như giữa các cơ quan ở các địa phương khác nhau.
Để khắc phục hạn chế này, BLTTHS năm 2015 đã đưa ra những quy định khá rõ ràng về trường hợp hủy bỏ biện pháp kê biên. Cụ thể, theo quy định tại Điều 130 BLTTHS năm 2015, khi thuộc các trường hợp sau thì phải hủy bỏ biện pháp KBTS:
- Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
- Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; - Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;
- Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp xét thấy việc kê biên không còn cần thiết nữa thì người có thẩm quyền KBTS có thể quyết định hủy bỏ lệnh KBTS. Theo quy định tại khoản 2 Điều 130 BLTTHS năm 2015 thì chủ thể có thẩm quyền hủy bỏ biện pháp kê biên là CQĐT, VKS, Tòa Án. Đối với biện pháp KBTS trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho VKS trước khi quyết định. Điều này thể hiện nguyên tắc mọi hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải được kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt