BLTTHS năm 2015 quy định biện pháp KBTS được áp dụng với cả cá nhân và pháp nhân phạm tội. Đối với cá nhân, theo khoản 1 Điều 128 BLTTHS năm 2015 quy định: KBTS chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm b i thường thiệt hại. Đối với pháp nhân, Điều 437 BLTTHS năm 2015 quy định: “KBTS áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm b i thường thiệt hại”. So với cá nhân, biện pháp KBTS sẽ không áp dụng với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà BLHS quy định bị tịch thu tài sản.
Qua nghiên cứu về đối tượng bị KBTS của pháp nhân, tác giả thấy tồn tại những vấn đề sau:
Thứ nhất, BLTTHS năm 2015 quy định: pháp nhân bị khởi tố, truy tố, xét xử
về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm b i thường thiệt hại thì mới trở thành đối tượng bị KBTS còn pháp nhân không bị khởi tố, truy tố, xét xử thì không phải là đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Tuy nhiên, thực tế tồn tại những trường hợp pháp nhân không bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nhưng có liên quan đến vụ án cũng bị KBTS. Có thể kể đến những vụ án gần đây thu hút sự quan tâm của dư luận như:
Vụ án cựu đại biểu Quốc hội – Châu Thị Thu Nga (Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Housing Group) bị TAND thành phố Hà Nội đưa ra xét xử với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Châu Thị Thu Nga phải bồi thường 55 tỷ đồng, Housing Group thì phải bồi thường 187 tỷ đồng. Tuy nhiên trong vụ án này, Housing Group không bị khởi tố hình sự42.
Vụ án liên quan đến “công ty địa ốc Alibaba” do Nguyễn Thái Luyện làm chủ tịch Hội đồng Quản trị, trong đó nhiều lãnh đạo và nhân viên công ty đã bị khởi tố vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền vào năm 2019. Mặc dù, Nguyễn Thái Lĩnh (Giám đốc), Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba) và một số nhân viên công ty Alibaba đã bị khởi tố hình sự, tuy nhiên công ty Alibaba với tư cách là một pháp nhân có bị truy cứu
42 Bảo Hà, https://vnexpress.net/cuu-dai-bieu-quoc-hoi-chau-thi-thu-nga-bi-tuyen-an-tu-chung-than- 3737460.html, 16/04/2018, truy cập ngày 13/07/2021, lúc 10:14.
trách nhiệm hình sự với tội rửa tiền hay không thì chưa có kết luận của CQĐT. Vấn đề đặt ra là hành vi của những bị can nêu trên lại liên quan mật thiết đến hoạt động của công ty, mặc dù công ty không bị khởi tố tuy nhiên các cơ quan tiến hành tố tụng đang tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo thi hành án. Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất chính quyền tỉnh Đồng Nai hỗ trợ định giá 255 thửa đất của công ty Alibaba làm dự án ma để KBTS43.
Qua hai vụ án trên cho thấy, mặc dù không bị khởi tố nhưng tập đoàn Housing Group trong vụ án bà Châu Thị Thu Nga và công ty Alibaba của bị can Nguyễn Thái Luyện vẫn có thể bị KBTS để đảm bảo cho việc thi hành án dân sự sau này. Thiết nghĩ, thiệt hại về tài sản trong hai vụ án kể trên cho xã hội là vô cùng lớn, thông qua công ty bà Châu Thị Thu Nga và bị can Nguyễn Thái Luyện mới có thể tiến hành sử dụng các thủ đoạn để tiến hành lừa đảo các nhà đầu tư một các dễ dàng, thuận lợi. Câu hỏi đặt ra là, nên thừa nhận biện pháp KBTS có thể được áp dụng đối với pháp nhân chưa bị khởi tố nhưng có liên quan đến vụ án cũng có thể là đối tượng bị KBTS hay nên khởi tố hai pháp nhân kể trên để việc KBTS được thực hiện đúng quy định của Điều 437 BLTTHS năm 2015? Nếu thừa nhận việc áp dụng biện pháp KBTS được áp dụng đối với pháp nhân chưa bị khởi tố, thì đồng nghĩa với việc thừa nhận các quy định pháp luật là còn bất cập, còn nếu không thì các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải mạnh dạn và quyết đoán hơn trong việc buộc pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, qua việc phân tích hai vụ án trên tác giả nhận thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng dường như còn rất dè dặt trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân nên số vụ án pháp nhân bị KBTS trong hình sự là chưa đáng kể. Quan điểm của tác giả trong trường hợp này quy định của pháp luật tố tụng hình sự là hợp lý tuy nhiên việc áp dụng còn tùy thuộc vào quan điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng, chính vì vậy, để biện pháp cưỡng chế KBTS trong tố tụng hình sự phát huy được hiệu quả hơn nữa thì cần sự quyết đoán, kiên định của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ hai, về kỹ thuật lập pháp của BLTTHS năm 2015 tồn tại mâu thuẫn khi tại khoản 1 Điều 437 quy định: “KBTS áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm b i
43Sỹ Tuyên, https://www.vietnamplus.vn/ke-bien-hang-tram-thua-dat-du-an-ma-cua-cong-ty-alibaba-tai- dong- nai/640175.vnp, 14/05/2020, truy cập ngày 13/07/2021, lúc 10:14.
thường thiệt hại”. Điều đó đồng nghĩa với việc biện pháp KBTS không áp dụng với PNTM bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà BLHS quy định tịch thu tài sản
nhưng khoản 2 Điều này lại quy định: “Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc b i thường thiệt hại…”. Vì vậy, sai sót về kỹ thuật lập pháp này của BLTTHS cần được sửa đổi và hoàn thiện trong tương lai.
Thứ ba, KBTS không phải là biện pháp cưỡng chế bắt buộc phải áp dụng đối với cá nhân/pháp nhân phạm tội kể trên. Tùy thuộc vào loại tội phạm, tính chất vụ án mà cơ quan tiến hành tố tụng sẽ quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp KBTS. Quy định như vậy cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng linh hoạt nhưng cũng dẫn đến những điểm bất cập trong quá trình giải quyết vụ án. Có thể có cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cho rằng cần phải hủy bỏ biện pháp này nhưng các chủ thể khác thì cho rằng biện pháp này vẫn cần được áp dụng. Hoặc có sự khác nhau giữa các địa phương khi quyết định áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp KBTS đối với các vụ việc có tính chất tương tự nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo và những người khác có liên quan đến tài sản bị kê biên. Vì KBTS là quy định mang tính chất tùy nghi nên các cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng hoặc không. Chính vì vậy, hiện nay biện pháp KBTS được áp dụng không nhiều vì bị sức ép tố tụng về mặt thời gian. Điều 172 BLTTHS năm 2015 quy định: thời hạn điều tra vụ án hình sự giao động từ 02 đến 04 tháng tùy vào loại tội phạm và có thể gia hạn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng quyết định KBTS, cơ quan tiến hành tố tụng phải đồng thời điều tra xác minh, thu thập chứng cứ chứng minh chủ sở hữu tài sản hoặc tài khoản là của người sẽ bị buộc tội hoặc có liên quan đồng sở hữu và đồng thời chứng minh tội phạm vì vậy không thể hoàn thành một khối lượng công việc lớn như vậy trong khoảng thời gian ngắn.
Ví dụ: Vụ án Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bị TAND thành phố Hà Nội tuyên phạt Thăng đã bị tuyên phạt 13 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án xảy tại PVN và Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam; 18 năm tù về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án góp vốn của PVN vào Oceanbank44. Trong vụ án này,
44Trịnh Tuyến, https://anninhthudo.vn/xet-xu-vu-an-dinh-la-thang-va-dong-pham-nguyen-chu-tich-pvn-bi- de-nghi-xu-phat-toi-19-nam-tu-post347868.antd, 22/03/2018, truy cập ngày 08/09/2021, lúc: 11:25.
Đinh La Thăng không bị KBTS trong quá trình tiến hành tố tụng nên cơ quan thi hành án sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiến hành thu hồi tài sản.
Chính vì sự “tùy nghi” trong việc áp dụng biện pháp KBTS nên đối với vụ án của Đinh La Thăng cơ quan thi hành án sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiến hành thu hồi tài sản. Do đó, để khắc phục tình trạng này có nhiều quan điểm cho rằng biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự nên là một biện pháp cưỡng chế bắt buộc đối với cá nhân/ pháp nhân phạm tội mà có thể gây thiệt hại về tài sản (mà BLHS quy định bị phạt tiền, bồi thường thiệt hại, tịch thu tài sản). Tác giả không đồng ý với quan điểm này vì các lẽ sau:
Một là, việc áp dụng biện pháp KBTS như một biện pháp bắt buộc với mọi tội phạm gây thiệt hại về tài sản sẽ ảnh hưởng đến quyền tài sản của người phạm tội. Mặc dù BLTTHS năm 2015 quy định việc KBTS phải tương ứng với mức phạt tiền, tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại tuy nhiên không phải vụ án nào, hoàn cảnh nào việc KBTS cũng tương ứng với mức độ thiệt hại, có những vụ án tài sản bị KBTS nhỏ hơn rất nhiều so với mức độ cần phải kê biên, tài sản chung hợp nhất không thể chia tách… Việc cào bằng kê biên tất cả các tội phạm có dấu hiệu thiệt hại về tài sản sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của không chỉ người bị kê biên mà còn ảnh hưởng đến những người có liên quan.
Hai là, trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh việc cơ quan tiến hành tố tụng có lỗi trong việc không áp dụng biện pháp KBTS làm ảnh hưởng đến việc thi hành án hình sự sau này thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải chịu trách nhiệm.
Chính vì vậy, theo quan điểm của tác giả vẫn giữ nguyên quy định biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự là biện pháp “tùy nghi” để cho cơ quan tiến hành tố tụng có thể linh hoạt tùy từng trường hợp, tùy từng vụ án cụ thể áp dụng để đảm bảo quyền và lợi ích của con người. Tuy nhiên, để biện pháp này phát huy tốt hơn hiệu quả trên thực tế thì cần các biện pháp nghiệp vụ như: đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan tiến hành tố tụng để họ có thể vững vàng, kiên định, quyết đoán trong các quyết định của mình.