Qua nghiên cứu cho thấy quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ tục KBTS còn một số thiếu sót như sau:
Về sự có mặt của người quản lý tài sản: Khi tiến hành KBTS, BLTTHS năm 2015 đã quy định sự có mặt của bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong một gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo; đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên; người chứng kiến. Pháp luật chưa có quy định riêng về KBTS thuộc sở hữu chung. Đây là một sự khiếm khuyết lớn trong các quy định của pháp luật bởi quá trình KBTS cần sự có mặt của đầy đủ các đối tượng có quyền liên quan. Trong quá trình KBTS cần sự có mặt của người đồng sở hữu,
52 Khoản 1 Điều 137 BLDS năm 2015.
người đang quản lý hợp pháp tài sản đó. Việc không quy định sự có mặt của những người này sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của họ. Sự có mặt của người quản lý tài sản bị kê biên cũng cần thiết vì họ sẽ là người trực tiếp chiếm giữ, sử dụng, quản lý tài sản bị kê biên. Mặt khác, trong trường hợp người được chỉ định quản lý tài sản (chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản) từ chối quản lý tài sản thì nếu họ không có mặt thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể kịp thời thay đổi chỉ định người khác tiến hành quản lý tài sản.
Về hiệu lực thi hành của biện pháp cưỡng chế KBTS: BLTTHS năm 2015 không quy định về hiệu lực thi hành của biện pháp cưỡng chế, như quy định về thời gian từ khi ban hành đến khi thi hành. Việc tiến hành KBTS phải được tiến hành nhanh chóng để kịp thời ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản của người phạm tội chính vì vậy cần được quy định một thời gian cụ thể, hợp lý để biện pháp này được thực hiện đúng luật, thống nhất, đảm bảo tính thời sự. Mặt khác trong trường hợp, CQĐT ra quyết định KBTS vậy cần quy định thời hạn tối thiểu phải gửi cho VKS cùng cấp trước khi thi hành để kiểm sát và bảo đảm việc ban hành và thực thi lệnh KBTS đúng pháp luật.