NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
3.1. Khái quát tình hình áp dụng biện pháp kê biên tài sản trong tố tụnghình sự hình sự
Trong những năm qua, với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, công chức thuộc các cơ quan CQĐT, VKS, Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cả nước, công tác KBTS trong tố tụng hình sự ngày càng hiệu quả, chất lượng KBTS được nâng cao, hạn chế được rất nhiều tình trạng tẩu tán tài sản. Nhiều bản án, quyết định của Tòa án đã được thi hành liên quan đến tài sản được kê biên đã bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan tổ chức và cá nhân; một số vụ việc phức tạp, liên quan đến khối tài sản tham nhũng lớn đã được tập trung giải quyết, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tạo tiền đề cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước.
Tổng số vụ án Tổng số Số tiền tƣơng ứng
Năm xét xử sơ thẩm vụ án áp dụng Tỷ lệ với giá trị tài sản
biện pháp KBTS kê biên
2016 60.494 71 0,12 % 1.415.469.000 2017 57.892 63 0,11% 1.267.689.000 2018 58.092 50 0,09% 1.432.098.000 2019 63.002 48 0,08% 1.023.562.000 2020 67.009 69 0,1% 1.542.567.000 Bảng 1: Tổng số vụ án hình sự xét xử sơ thẩm và số vụ án áp dụng biện pháp KBTS từ năm 2016 đến 2020 trên cả nước. (Ngu n: Cục thống kê tội phạm và CNTT – VKSND tối cao).
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm luôn ở mức cao, thấp nhất là năm 2017 với 75.892 bị cáo, cao nhất là năm 2020 với 67.009 bị cáo. Xu hướng bị cáo bị xét xử sơ thẩm từ năm 2017 đến 2020 vẫn có xu hướng tăng, chứng tỏ tình hình tội phạm còn phức tạp. Mặc dù, tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm là tương đối lớn nhưng tổng số bị cáo bị áp dụng biện pháp KBTS chiếm tỷ lệ thấp. Từ năm 2017 đến 2020 thì năm 2018 là năm có tổng số vụ án áp dụng biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự là thấp nhất với 48 vụ, chiếm tỷ lệ 0,08% so với tổng số vụ án bị xét xử sơ thẩm. Biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự được áp dụng nhiều nhất vào năm 2016, với 71 vụ, chiếm 0,12% trên tổng số vụ án bị xét xử sơ thẩm. Nhìn chung, tổng số vụ án áp dụng biện pháp KBTS trong tố tụng hình sự tăng giảm không đồng đều, từ năm 2016 đến năm 2019 có xu hướng giảm (từ 0,12% xuống 0,08%) tuy nhiên năm 2020 lại tăng lên 0,1%.
Qua nghiên cứu 30 vụ án hình sự có áp dụng biện pháp KBTS được trình bày ở phụ lục II cho thấy hầu như các vụ án áp dụng biện pháp KBTS là những vụ án xâm phạm khách thể: quyền sở hữu, hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội...gây thiệt hại đến tài sản tập trung ở các tội như: Tội tham ô, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội đưa và nhận hối lộ, tội đánh bạc... Điều này xuất phát từ bản chất của biện pháp KBTS nhằm ngăn chặn tình trạng tẩu tán, chuyển nhượng tài sản; qua đó đảm bảo cho việc thi hành án hình sự, khắc phục hậu quả và thiệt hại từ hành vi trái pháp luật của người phạm tội.
Điều này cũng được chứng minh trên thực tế, KBTS là biện pháp quan trọng đối với những vụ án gây thiệt hại về tài sản, đặc biệt đó là án tham nhũng – vấn đề nhức nhối và mối bận tâm của toàn xã hội. KBTS sẽ ngăn chặn bị can, bị cáo tẩu tán tài sản và bảo vệ tài sản cho cá nhân, tổ chức có liên quan tuy nhiên mặc dù đã có quy định của pháp luật nhưng việc thu hồi tài sản do tham nhũng là vấn đề không hề đơn giản39.
Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng, năm 2017, các vụ án, vụ việc tham nhũng gây thiệt hại trên 1.521 tỉ đồng và 77.057 m2 đất; tuy nhiên, Nhà nước chỉ mới thu hồi được gần 330 tỉ, 314.000 USD và 3.700 m đất đồng thời kê biên 5 bất động sản; 3 ô tô Lexus, Audi, Porche và dây chuyền trị giá 1,6 triệu USD. Trong khi đó, con số thu hồi tài sản tham nhũng vào năm 2016 cũng chỉ đạt 38,3%. Một số vụ án nổi cộm như vụ Huỳnh Thị Huyền
39 Hoàng Yến, https://plo.vn/thoi-su/kho-thu-hoi-tai-san-trong-an-tham-nhung-764165.html, 09/04/2018, truy cập ngày 12/07/2021.
Như, Công ty Cho thuê Tài chính 2..., số tiền thi hành án lên đến cả chục ngàn tỉ đồng nhưng số tiền thu hồi chưa đến 10%.
Trong khi đó, Cục Thi hành án dân sự Hà Nội cũng không thể thu hồi tài sản tham nhũng xảy ra trong vụ án Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Theo đó, Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, phải bồi thường 110 tỉ đồng do phạm 2 tội là “Tham ô” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Thế nhưng đến nay, chỉ thi hành được trên 21 tỉ đồng, khoản còn lại phải thi hành hơn 88 tỉ đồng, tuy nhiên đến nay ngoài những tài sản đã được cơ quan tiến hành tố tụng xác định thì qua xác minh của Cục Thi hành án dân sự, Dương Chí Dũng không còn tài sản nào khác nên đã ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án với khoản tiền trên40.
Nguyên nhân của việc áp dụng biện pháp KBTS hiện nay còn chưa cao vì:
Thứ nhất, biện pháp KBTS mặc dù đã được quy định trong BLTTHS năm 2015 tuy nhiên vẫn còn một số bất cập, mâu thuẫn trong quy định pháp luật như: mâu thuẫn trong các quy định về thẩm quyền tổ chức thi hành biện pháp KBTS, chưa rõ ràng trong quy định về phạm vi KBTS, về quản lý tài sản kê biên… Chính vì vậy gây khó khăn cho quá trình áp dụng biện pháp này trên thực tế. Bất cập của pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật sẽ được trình bày rõ hơn ở Mục 3.2.
Thứ hai, do áp lực về thời gian điều tra nên CQĐT không thể điều tra về tài sản của người bị buộc tội. VKS và Tòa án đều có thẩm quyền ban hành quyết định KBTS nhưng nếu CQĐT không tiến hành KBTS từ giai đoạn điều tra thì đến giai đoạn truy tố và xét xử, VKS và Tòa án cũng không có thông tin, điều kiện để áp dụng biện pháp này trên thực tế. Bởi trước khi áp dụng quyết định KBTS, cơ quan tố tụng phải điều tra xác minh, thu thập chứng cứ chứng minh chủ sở hữu tài sản là của người bị buộc tội hoặc có liên quan đồng sở hữu.
Thứ ba, luật còn quy định: “Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải b i thường thiệt hại”. Trong khi những mức tương ứng này chỉ có thể biết được sau khi Tòa án tuyên án nên đã góp phần vào việc hạn chế áp dụng các biện pháp KBTS.
Tất cả những lý do trên dẫn đến thực trạng hiện nay việc áp dụng biện pháp KBTS còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
40Băng Tâm, https://anninhthudo.vn/chinh-phu-bao-cao-quoc-hoi-ve-cong-tac-phong-chong-tham-nhung- post334631.antd, 06/11/2017, truy cập ngày 02/09/2021.