Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về kê biên tài sản trong tố tụng

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 63 - 65)

tụng hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về kê biên tài sản trong tốtụng hình sự tụng hình sự

Thứ nhất, về thẩm quyền kê biên tài sản, BLTTHS năm 2015 thiếu quy định trực tiếp về cơ quan có thẩm quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế này chính vì vậy đã gây nên sự lúng túng trong việc giải thích và áp dụng quy định này. Chính vì vậy,

tác giả kiến nghị BLTTHS cần bổ sung thêm quy định: Sau khi quyết định KBTS được các cơ quan có thẩm quyền ban hành thì quyết định này sẽ được chuyển đến cho CQĐT để thực hiện quyết định này.

Thứ hai, về đối tượng bị kê biên tài sản, khoản 2 Điều 437 BLTTHS năm 2015 “Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc

b i thường thiệt hại… tuy nhiên KBTS không áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà BLHS quy định bị tịch thu tài sản. Vì vậy, khoản 2 Điều 437 BLTTHS năm 2015 cần sửa là: “Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền hoặc b i thường thiệt hại…”.

Thứ ba, về phạm vi kê biên tài sản, BLTTHS năm 2015 chưa quy định rõ ràng thế nào là “tương ứng” với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc phải bồi thường thiệt hại vì vậy:

Đối với cá nhân, pháp nhân bị cưỡng chế có nhiều tài sản hoặc chỉ có một tài sản duy nhất nhưng có thể tách ra từng phần mà không làm mất hoặc giảm một cách đáng kể giá trị sử dụng của tài sản thì chỉ được KBTS hoặc phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền để thực hiện các nghĩa vụ dân sự đó.

Đối với cá nhân, pháp nhân bị cưỡng chế chỉ có một tài sản duy nhất và tài sản đó là một thể thống nhất nếu tách ra từng phần sẽ làm mất hoặc giảm một cách đáng kể giá trị sử dụng của tài sản thì vẫn tiến hành KBTS để đảm bảo thi hành án hình sự.

Thứ tư, về quản lý tài sản, người quản lý tài sản không được “tiêu dùng” đối với tài sản bị kê biên tuy nhiên BLTTHS năm 2015 không quy định thế nào là “tiêu dùng” nên dẫn đến việc các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng trong việc hiểu và áp dụng. Vì vậy, cần quy định hướng dẫn theo hướng: Người quản lý tài sản không được phép tiêu dùng tài sản bị kê biên nghĩa là người quản lý tài sản có

quyền khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức tự nhiên mà tài sản bị kê biên mang lại nhưng không được phép định đoạt hoặc làm giảm giá trị tài sản bị kê biên. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 quy định giao tài sản bị kê biên cho người đứng đầu của pháp nhân quản lý nhưng lại không quy định thế nào là người đứng đầu của pháp nhân trong khi đó mọi hoạt động của pháp nhân hiện nay đều do người đại diện của pháp nhân thực hiện. Vì vậy, Điều 437 BLTTHS năm 2015 cần được sửa như sau: “Tài sản bị kê biên được giao cho người đại diện của pháp nhân cótrách nhiệm bảo quản. Người đại diện của pháp nhân có trách nhiệm bảo quản, tránh để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật”.

Thứ năm, về thủ tục kê biên tài sản, BLTTHS năm 2015 chưa có quy định riêng về KBTS thuộc sở hữu chung. Vì vậy, tác giả kiến nghị khi kê biên tài sản chung thì bên cạnh sự có mặt của những người theo thủ tục kê biên tài sản trong tố tụng hình sự thì cần sự có mặt của người đồng sở hữu, người đang quản lý hợp pháp tài sản đó để đảm bảo tốt quyền và lợi ích của họ.

Bên cạnh đó, để biện pháp KBTS được thực hiện nhanh chóng, đúng luật, kịp thời ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản của người phạm tội thì ngay sau khi quyết định KBTS được cơ quan tiến hành tố tụng ban hành thì trong vòng 7 ngày phải được chuyển đến cho CQĐT để tiến hành tổ chức thi hành quyết định này trên thực tế. Trong trường hợp, CQĐT ban hành quyết định KBTS thì trong vòng 7 ngày cần chuyển cho VKS để VKS thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.

Thứ sáu, về hủy bỏ kê biên tài sản, BLTTHS năm 2015 hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục hủy bỏ biện pháp KBTS như: Khi ra quyết định hủy bỏ biện pháp KBTS thì gửi quyết định đó cho những chủ thể nào, trong thời hạn bao lâu kể từ khi ra quyết định, cơ quan nào tổ chức thực hiện quyết định hủy quyết định KBTS; Tại Khoản 2 Điều 130 BLTTHS năm 2015 còn mâu thuẫn khi quy định VKS phải thông báo về việc hủy bỏ kê biên tài sản cho chính cơ quan VKS biết... Trên cơ sở tổng hợp các kiến nghị đã nêu quy định tại Điều 130 BLTTHS năm 2015 nên được sửa như sau:

Điều 130. Hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản

1. Biện pháp KBTS, phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

b) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; c) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;

d) Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và b i thường thiệt hại.

2. CQĐT, VKS, Tòa án hủy bỏ biện pháp KBTS, phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết.

Đối với biện pháp KBTS, phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho VKS trước khi quyết định.

3. Trong vòng 7 ngày kể từ khi quyết định hủy quyết định KBTS được ban hành thì phải gửi ngay cho những người có mặt trong biên bản KBTS.

Một phần của tài liệu Kê biên tài sản theo luật tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w