Nhận biết RRTD trong hoạt động của NHTM

Một phần của tài liệu 0010 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 26 - 30)

RRTD là một hiện tượng khó nhận biết và rất phức tạp, gắn liền với hoạt động của cả ngân hàng lẫn khách hàng và môi trường. Trong quản lý RRTD, việc nhận biết và đánh giá đầy đủ RRTD là rất quan trọng, vì nó xác định đúng thời điểm RRTD xảy ra và giúp NHTM xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nhận biết RRTD là công việc rất khó thực hiện, bởi các hình thức RRTD xảy ra trong các tình huống không giống nhau, nên không thể có mô hình chung về nhận biết RRTD. Tuy nhiên, trong chừng mực có thể, các NHTM cố gắng xây dựng một số dấu hiệu nhận biết RRTD điển hình nhằm hỗ trợ hoạt động quản lý RRTD. Có thể liệt kê một số dấu hiệu sau:

1.2.4.1. Các dấu hiệu từ người vay vốn

* Doanh nghiệp vay vốn trì hoãn nộp các báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính

là tài liệu quan trọng dùng để thẩm định cho vay, là cơ sở trực tiếp để đánh giá việc vay vốn, sử dụng vốn của ngân hàng. Vì báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo lỗ, lãi...) có mối quan hệ mật thiết với hiệu quả sử dụng khoản cho vay, cho nên NHTM đòi hỏi người vay phải xuất trình báo cáo tài chính kèm theo các tài liệu vay vốn trong suốt thời gian vay vốn của ngân hàng. Việc chậm trễ trong xây dựng hoặc gửi báo cáo định kỳ của doanh nghiệp có thể cho thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang có vấn đề phải xem xét, có thể là người vay gặp khó khăn hoặc gian lận về tài chính, do đó ngân hàng phải tiến hành kiểm tra, phân tích và kết luận cụ thể xem có RRTD hay không để xử lý kịp thời.

*Mối quan hệ không bình thường giữa ngân hàng và người vay: Trong nền KTTT, quan hệ giữa NHTM và khách hàng vay vốn là mối quan hệ hợp tác, bình đẳng, thoả thuận trên cơ sở ngân hàng trao cho người vay sử dụng vốn của mình với những điều kiện ràng buộc nhất định. Một trong những ràng buộc đó là người vay phải cung cấp thông tin về thực thi những cam kết của mình. NHTM cũng tiến hành những hoạt động kiểm soát trực tiếp và gián tiếp việc sử dụng vốn vay với sự hợp tác nhất định của người vay. Sự chậm trễ, hoặc thất hẹn, hoặc trốn tránh các giao tiếp bình thường với NHTM chứng tỏ hoạt động sử dụng vốn vay của người vay có yếu tố không bình thường, có thể người vay đang gặp tình trạng sản xuất, kinh doanh khó khăn, hoặc tài chính có vấn đề. Đây là dấu hiệu để NHTM tăng cường cảnh giác và phải tìm hiểu rõ ràng xem thực chất sự bất thường này là gì, nếu như có khả năng xảy ra rủi ro thì còn kịp thời xử lý.

*Dự trữ vật tư hàng hoá của doanh nghiệp vay vốn: Vật tư hàng hoá nói chung và vật tư hàng hoá có nguồn gốc từ tiền vay nói riêng đều được coi như vật đảm bảo cho nguồn trả nợ tiền vay, là cơ sở để vốn vay ngân hàng phát huy hiệu quả

Tuy nhiên, nếu dự trữ vật tư hàng hoá quá lớn thì doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn, giảm

khả năng thanh toán. Đặc biệt, nếu hàng hoá tồn kho lâu dài cho thấy sức cạnh tranh

của doanh nghiệp kém, có khả năng dẫn khách hàng đến thua lỗ, làm giảm khả năng

trả nợ của khách hàng.

* Chất lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp vay vốn có vấn đề: Chất lượng hàng hoá, dịch vụ là kết quả của quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh, nên

có thể coi là tiêu thức đánh giá sự thành công hay thất bại của người kinh doanh.

Tuy nhiên, chất lượng hàng hoá phải phù hợp với thị trường, được thị trường chấp

nhận và có khả năng cạnh tranh cao. Nếu chất lượng hàng hoá kém, không

phù hợp

thị hiếu đương nhiên khó có khả năng tiêu thụ, dẫn đến không có khả năng

thu hồi

vốn, không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Nhất là trong

trường hợp doanh nghiệp bị gặp rắc rối hoặc tranh chấp và kiện tụng về chất lượng

hàng hoá, dịch vụ thì nguy cơ suy giảm tài chính sẽ thấy rõ. Các doanh nghiệp

trong tình trạng này không thể trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng và tất

*Hoàn trả nợ vay ngân hàng không đúmg kỳ hạn: Thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng theo thời hạn được coi như là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng. Các trường hợp chậm trả nợ vay đều được coi là dấu hiệu cơ bản của RRTD, cho dù do nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Bởi vì, mục đích cuối cùng và cơ bản nhất là ngân hàng phải thu hồi đầy đủ vốn và lãi theo thời hạn đã thoả thuận tạo HĐTD. Việc không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ nợ cũng đồng nghĩa với RRTD.

* Xuất hiện tình trạng khách hàng vay vốn ở nhiều ngân hàng: Thông thường, khách hàng chỉ muốn giao dịch ở một số ngân hàng tốt nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp kinh doanh gặp khó khăn, không thể trả nợ ngân hàng đầy đủ và đúng hạn, khách hàng thường vay nhiều ngân hàng để đảo nợ cho nhau và lẩn tránh sự kiểm soát của ngân hàng. Vì thế, tình trạng khách hàng vay vốn của nhiều ngân hàng cũng là dấu hiệu để ngân hàng dự báo có thể xảy ra rủi ro cho vốn vay của mình.

1.2.4.2. Các dấu hiệu từ ngân hàng

* Cấp tín dụng không đúng qui trình: Mỗi NHTM đều đưa ra một qui trình cho vay chặt chẽ nhằm làm cho mỗi đồng vốn cho vay đều được sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và khách hàng sẽ hoàn trả cho Ngân hàng đầy đủ cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, qui trình này không phải lúc nào cũng được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Trong bối cảnh cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các NHTM có xu hướng giảm thấp các điều kiện vay vốn, bỏ qua các qui định để giữ và thu hút khách hàng, khi đó xác xuất gặp rủi ro tất yếu sẽ tăng.

*Giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ: Về nguyên tắc, mọi khoản vay trước khi giải ngân đều phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục, hồ sơ, chứng từ theo qui định. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp, Ngân hàng giải ngân khi khách hàng chưa xuất trình được chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn mà chỉ có cam kết bổ sung chứng từ. Sau khi đã nhận được vốn vay, khách hàng thiếu thiện chí bổ sung chứng từ cần thiết. Trường hợp khách hàng không trả được nợ đúng kỳ hạn,

Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong thu hồi nợ, khởi kiện khách hàng do khoản vay không đầy đủ các yếu tố pháp lý theo qui định của pháp luật có liên quan. Về mặt lý thuyết, những khoản vay như vây sẽ có độ rủi ro cao hơn các khoản cho vay đúng quy trình.

* Cho vay đảo nợ: Đối với khoản vay trả nợ không đúng thời hạn, thay vì phải đàm phán với khách hàng tìm nguồn trả nợ, CBTD lại thực hiện cho vay đảo nợ nhằm tránh nợ quá hạn. Biện pháp xử lý này không kiểm soát được những rủi ro khách hàng đang đối mặt mà làm tích tụ rủi ro. Qua thời gian, rủi ro đã phát triển đến mức tài chính doanh nghiệp không thể chịu đựng được nữa sẽ bùng phát không thể cứu vãn và rủi ro thực sự thuộc về ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0010 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 26 - 30)