Qui trình cấp tín dụng và quản lý RRTD tại chi nhánh

Một phần của tài liệu 0010 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 50 - 55)

- Văn bản xây dựng quy trình cho vay:

+ Ngày 15/06/2010 Agribank Việt Nam ban hành quyết định 666/QĐ-HĐQT-

TDHo "Vv ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam ”, Quyết định này thay cho QĐ số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 về quy định cho vay đối với khách hàng và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2010. Căn cứ để ban hành quy trình cho vay này là Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng; Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/01/2002; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2005 và Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 5 năm 2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số Điều của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.

+ Ngày 22 tháng 07 năm 2010 Agribank Việt Nam ban hành Quyết định số 909/QĐ-HĐQT-TDHo “V/v ban hành Quy định về quy trình cho vay HGĐ, cá nhân trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam”

Theo đó qui trình cấp tín dụng được thực hiện như sau: Sơ đồ 2.2: Qui trình cấp tín dụng tại Agribank Quảng Trị

2 3

> Lãnh đạo phòng TD(KHKD) Giám đốc/PGĐ

4

(1) Tiếp xúc với khách hàng, nhận hồ sơ, đề nghị vay vốn của KH

(2) CBTD thẩm định hồ sơ vay vốn, định giá tài sản.. ..trình lãnh đạo phòng Tín dụng xem xét cho ý kiến.

(3) Trình Giám đốc/PGĐ phê duyệt khoản vay

(4) Sau khi khoản vay được phê duyệt/không phê duyệt, toàn bộ hồ sơ chuyển trả cho CBTD

(5) Thông báo từ chối cho vay(nếu khoản vay không được phê duyệt) hoặc tiến hành lập các loại hợp đồng, ký kết hợp đồng (Giám đốc/PGĐ và khách hàng vay);

tiến hành giải ngân(nếu khoản vay được phê duyệt). (6) Theo dõi, giám sát khoản vay, thu hồi nợ, phân loại nợ

Qui trình cấp tín dụng trên được áp dụng cho tất cả các khoản vay đối với cá nhân cũng như doanh nghiệp trong phạm vi mức phán quyết của một Chi nhánh. Nếu khoản vay vượt mức phán quyết của Chi nhánh trực thuộc sẽ được trình Hội sở Agribank tỉnh, trường hợp khoản vay vượt mức phán quyết của Agribank tỉnh sẽ được trình cho Agribank Việt Nam (HO) khi đó qui trình diễn ra tương tự: Chuyên viên ban TD- lãnh đạo ban TD-Tổng Giám đốc/Chủ tịch HĐTV.

Từ sau ngày 27/09/2011, Hội đồng thành viên Agribank Việt Nam đã ban hành quyết định số 1595/QĐ-HĐTV-TDDN qui định các Chi nhánh phải thành lập bộ phận thẩm định để thẩm định những khoản vay (i) HGĐ&CN có mức vay trên 02 tỷ đồng trở lên, không bao gồm cầm cố giấy tờ có giá (ii) đối với doanh nghiệp: vay vốn trung, dài hạn; có quan hệ tín dụng lần đầu; cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; ngoài các trường hợp trên nhưng có mức vay trên 02 tỷ đồng đồng thời qui định bộ phận thẩm định được đặt trong Phòng Tín dụng và giao cho 01 Phó Trưởng phòng phụ trách bộ phận thẩm định.

- về mức phán quyết Tín dụng

Ban hành quyền phán quyết cho vay tối đa đối với một khách hàng/một dự án đầu tư phù hợp với quyết định số 528/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 21/05/2010 của Agribank Việt Nam và các hướng dẫn có liên quan. Chi nhánh nào có chất lượng tín dụng tốt được xếp loại AAA (tỷ lệ nợ xấu trong mức cho phép) sẽ có mức phán quyết cho vay cao hơn. Ngược lại, chi nhánh nào có tỷ lệ nợ xấu > 5% tổng dư nợ sẽ bắt buộc thành lập tổ thu nợ do một phó giám đốc phụ trách kinh doanh làm tổ trưởng, còn chi nhánh nào có tỷ lệ nợ xấu từ 10% trở lên thì Giám đốc Chi nhánh tạm dừng việc điều hành và trực tiếp làm tổ trưởng tổ thu nợ.

- về phân loại nợ, XLRR và xếp loại khách hàng

* Trước thời điểm 31/03/1012: Thực hiện phân loại nợ theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493 và Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 của Hội đồng Quản trị Agribank Việt Nam “V/v qui định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank Việt Nam” và các Quyết định sửa đổi, bổ sung QĐ 636 theo đó việc phân loại nợ được thực hiện chủ yếu theo phương pháp định lượng; việc phân loại khách hàng được thực hiện theo văn bản 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 của Tổng giám đốcAgribank Việt Nam theo các tiêu chí đơn giản như:

+ Đối với khách hàng doanh nghiệp: CBTD thu thập thông tin từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hai năm liền kề; tình hình quan hệ tín dụng tại các TCTD thời điểm gần nhất và các thông tin khác để tính toán các chỉ tiêu dưới đây: Lợi nhuận; Tỷ suất tài trợ; Khả năng thanh toán ngắn hạn; Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Việt Nam; Tình hình chấp hành các quy định của pháp luật.Đối với khách hàng hộ gồm các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank; Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành.

Đối với mỗi chỉ tiêu CBTD xếp thành 3 nhóm A, B, C. Căn cứ kết quả phân loại của từng chỉ tiêu, CBTD xếp hạng khách hàng như sau:

+ Khách hàng loại A: Tất cả các chỉ tiêu đạt A.

+ Khách hàng loại B: Khách hàng không được loại A và C + Khách hàng loại C: Có 01 chỉ tiêu xếp loại C.

* Sau thời điểm 31/03/1012:

Thực hiện phân loại nợ theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493;Quyết định số 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/03/2012 ‘'Vv ban hành quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam ”, Quyết định số 530/QĐ-HĐTV-XLRR “V/v qui định sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam”; việc phân loại khách hàng được thực hiện theo hệ thống xếp hạng nội bộ phù hợp với điều 7 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN theo đó việc xếp loại khách hàng có tính đến các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các yếu tố ảnh hưởng (quy mô, ngành nghề, loại hình sở hữu) và khách hàng sẽ được phân thành 10 hạng (AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D).

* về hệ thống công nghệ ứng dụng cho việc phân loại nợ

Agribank Việt Nam đã triển khai phần mềm ứng dụng phân loại nợ trên chương

trình IPCAS-Module 636, đây là một công cụ tốt phục vụ cho công tác quản lý tín dụng, phân loại nợ và trích lập DPRR của Chi nhánh đó:

+ Thực hiện phân loại nợ hàng ngày, hạn chế tối đa cán bộ tác nghiệp can thiệp trực tiếp vào nhóm nợ.

+ Phân loại nợ theo từng giải ngân và theo từng khách hàng theo nguyên tắc về cùng nhóm nợ cao nhất và theo liên chi nhánh.

+ Đánh giá tỉ lệ các nhóm nợ và tỷ lệ nợ xấu theo ngày và từng chi nhánh và toàn hệ thống.

Tuy nhiên, hiện tại Agribank Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống theo dõi cảnh báo sớm những khoản vay dự kiến sẽ bị chuyển nhóm nợ trong tương lai theo từng thời điểm để có thể chỉ đạo toàn hệ thống đưa ra các biện pháp kịp thời ngăn chặn RRTD có thể bùng phát. Agribank Việt Nam cũng chưa áp dụng các phương pháp lượng hóa RRTD cụ thể bằng công thức toán học, tính toán xác suất xảy ra rủi ro, tỷ lệ thu hồi khoản cho vay khi rủi ro xảy ra.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng + Hậu kiểm nghiệp vụ tiền vay

Căn cứ vào quyết định số 2406/QĐ/NHNo-TCKT ngày 29/12/2009 của TGĐ Agribank Việt Nam về việc ban hành quy định nghiệp vụ hậu kiểm chứng từ trong hệ thống Agribank Việt Nam quy định như sau:

+ Bộ phận nghiệp vụ có trách nhiệm cung cấp cho bộ phận hậu kiểm tài liệu, chứng từ liên quan để kiểm tra đối chiếu và lưu nhật ký chứng từ.

+ Căn cứ hồ sơ tiền vay kiểm tra lại việc nhập các thông tin của khoản vay như: kỳ hạn vay, lãi suất, kỳ trả gốc, kỳ hạn trả lãi...

+ Căn cứ vào báo cáo xác nhận giao dịch trong ngày, bộ phận hậu kiểm xác định được chi tiết dữ liệu đã nhập vào hệ thống trong ngày tương ứng với nghiệp vụ cần kiểm soát.

+ Kiểm soát quy trình giải ngân, thu nợ theo quy định

+ Căn cứ vào chứng từ gốc kiểm soát từng nghiệp vụ tín dụng nhằm bảo đảm tất cả các giao dịch trong ngày (gốc và lãi) đều được phản ánh, hạch toán đầy đủ vào các tài khoản kế toán tổng hợp tương ứng và phát hiện các trường hợp hạch toán chưa đúng quy định.

+ Kiểm soát nghiệp vụ giải chấp, hạch toán xuất ngoại bảng TSBĐ.

+ Căn cứ sao kê tài sản thế chấp, thực hiện kiểm tra các giao dịch nhập, xuất đúng nhóm, đúng loại tài sản, giá trị tài sản, loại tiền tệ và yêu cầu mọi giao dịch phải có đầy đủ các chứng từ gốc.

+ Căn cứ phiếu nhập/xuất tương ứng với biên bản xuất/nhập kho đối chiếu với liệt kê giao dịch và thủ kho, kiểm soát các trường hợp không hạch toán hoặc hạch toán nhập xuất 2 lần do lỗi của chương trình.

+ Hậu kiểm đối với các giao dịch tự động: Kiểm soát các giao dịch điều chỉnh lãi suất, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, giao dịch thu lãi định kỳ phát sinh lần đầu hoặc khi có sửa đổi, các giao dịch chuyển nhóm nợ tự động.

Xử lý sai sót trong quá trình hậu kiểm: Khi phát hiện sai yêu cầu bộ phận nghiệp vụ xử lý ngay; bộ phận hậu kiểm có trách nhiệm giám sát thực hiện điều chỉnh bổ sung, sau đó tổng hợp tình hình báo cáo thực hiện.

- Công tác kiểm tra hoạt động tín dụng của phòng KT-KSNB * Về tổ chức bộ máy

Các nhân viên phòng KT-K SNB hoạt động độc lập với các bộ phận nghiệp vụ tại

Chi nhánh và được độc lập đánh giá kết luận, kiến nghị trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát. Tổng số cán bộ chuyên trách làm công tác KT-KSNB là 06 người, tất cả đều thuộc biên chế của Agribank tỉnh.

* Về công tác kiểm tra

+ Phòng KT-KSNB thực hiện kiểm tra theo chương trình, đề cương kiểm tra của Agribank Việt Nam hướng dẫn hoặc do Giám đốc Agribank tỉnh Quảng Trị yêu cầu. Hàng tháng phòng KT-K SNB xây dựng chương trình công tác cho tháng tiếp theo. hi nhận được đề cương của Agribank Việt Nam, yêu cầu kiểm tra của Giám đốc Agribank tỉnh, lãnh đạo phòng xây dựng kế hoạch kiểm tra bao gồm thời gian và nhân sự kiểm tra.

+ Công tác kiểm tra hoạt động tín dụng của nhân viên phòng kiểm tra là kiểm tra,

giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy trình nghiệp vụ tín dụng theo đúng các qui định của NHNN, Agribank Việt Nam và các qui định pháp luật có liên quan. Cơ sở thiết kế các bước kiểm tra là dựa vào tính tuân thủ của quy trình tín

dụng. Sau mỗi lần kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải có quy định thời gian sửa sai và phúc

tra kết quả sửa sai.

Một phần của tài liệu 0010 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w