Nguyên nhân RRTD tại chi nhánh Agribank Quảng Trị

Một phần của tài liệu 0010 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 74)

Sau đây là một số nguyên nhân đồng thời cũng chính là những hạn chế khách quan và chủ quan gây ra RRTD tại chi nhánh Agribank Quảng Trị trong thời gian qua:

- Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng:

Quảng Trị là một tỉnh có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong các năm qua thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt diễn ra thường xuyên. Năm 2008, trên địa bàn tỉnh đã diễn ra dịch heo tai xanh Chi nhánh phải khoanh nợ cho 454 hộ với số tiền 3.368 triệu đồng; bên cạnh việc khoanh nợ, Chi nhánh đã phải trích lập dự phòng rủi ro thêm 06 tỷ đồng do các khoản vay khác của các hộ vay này do phải chuyển lên nhóm nợ có rủi ro cao hơn để trích lập DPRR theo qui định ( nợ nhóm 5). Sang năm 2010, Quảng Trị lại bị 02 cơn bão số 04 và 05 liên tiếp tàn phá làm cho vốn vay của Chi nhánh bị thiệt hại khoảng 157 tỷ đồng. Đây là những biến cố khách quan không thể lường trước được, nó có tác động trực tiếp và ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nhiều khi những biến cố này làm cho Ngân hàng cho vay bị mất trắng không thể thu hồi được các khoản nợ. Thiên tai và dịch bệnh không loại trừ ai, nó ảnh hưởng tới khả năng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ vay của người đi vay.

- Sự cạnh tranh giữa các TCTD

Một trong số các vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện nay là cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực: mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới, tập trung là các thành phố lớn và khu công nghiệp, mở rộng cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, khi càng có nhiều ngân hàng thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Các ngân hàng đang có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc thành lập và phát triển thêm nhiều chi nhánh, phòng Giao dịch. Trước năm 2008, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chỉ có 03 NHTM Nhà nước cùng với NHCSXH hoạt động; từ năm 2008 có thêm 05 Ngân hàng TMCP mở Chi nhánh cấp 1 cùng với nhiều phòng Giao dịch tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Bên cạnh việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng này với ngân khác còn có sự cạnh tranh không đáng có của các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh là sự tranh

giành khách hàng, hạ các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng, an toàn, cạnh tranh thiếu bình đẳng, thậm chí mất đi tính hợp tác giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng.

Tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến không ít trường hợp các chi nhánh Agribank cấp tín dụng cho những khách hàng có khả năng tài chính thiếu lành mạnh, tình hình sản xuất kinh doanh cầm chừng, kết quả kinh doanh có lãi thấp hoặc lỗ, vốn lưu động ròng âm, khả năng cạnh tranh trên thịtrường yếu....nhưng các chi nhánh Agribank vẫn cho vay, thậm chí có nhiều chi nhánh buông lỏng trong khâu xét duyệt cho vay như đánh giá sơ sài về hiệu quả dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay, đặc biệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động và có quan hệ với nhiều ngân hàng.

Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

- Thay đổi cơ chế, chính sách

Khi khách hàng đến vay tại Agribank, họ phải lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ kế tiếp. Cơ sở để lập các kế hoạch này là dựa trên các thông số của nền kinh tế để cân đối, tính toán lãi, lỗ, doanh thu dự trù sẽ đạt được. Nếu các thông số này bị thay đổi quá nhanh do tác động của các chính sách của Nhà nước như chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, kéo theo khó khăn về mặt tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ.

Ví dụ:

+ Điều chỉnh giá điện

Năm 2011 giá điện đã được điều chỉnh 2 lần, bao gồm: Ngày 01/03/2011, Giá điện tăng 15, 28% và ngày 20/12/2011 giá điện bình quân tăng thêm 62 đồng mỗi kWh. Giá điện là chi phí đầu vào của hầu hết các ngành hàng công nghiệp.

Mặt hàng xăng - dầu cũng đã có sự điều chỉnh với 2 lần tăng giá. Cụ thể, ngày 24/02/2011, Liên bộ Tài chính - Công Thương đã có quyết định điều chỉnh giá tăng giá bán mặt hàng xăng dầu, mức tăng dao động từ mức 2.100 đồng đến 3.550 đồng/lít.

Ngày 29/03/2011, Xăng tăng thêm 2.000 đồng/lít từ 19.300 lên 21.300 đồng/lít; Điêzen tăng 2.800 đồng/lít; Dầu hoả tăng 2.600 đồng/lít; Madut tăng 2.000 đồng/kg.

+ Lĩnh vực xây dựng: Việc cắt giảm đầu tư công hơn 100.000 tỷ đồng của Chính Phủ làm cho các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng gặp rất nhiều khó khăn do không được tiếp tục bố trí vốn các công trình doanh nghiệp đang thi công làm ảnh hưởng đến khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

- Giá cả thiếu ổn định, sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới

Agribank Quảng Trị là Ngân hàng đầu tư chủ lực cho nền kinh tế tỉnh nhà đặc biệt lĩnh vực nông sản như: cà phê, cao su, tôm.... dư nợ cho vay nông sản đang chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tín dụng của Chi nhánh. Đây là các mặt hàng rất nhạy cảm với giá cả trong nước cũng như khi giá cả thị trường thế giới có biến động xấu. Trong tình hình như vậy, buộc Chi nhánh phải cơ cấu lại lịch trả nợ, giãn nợ thậm chí không thu hồi đủ vốn do khách hàng gặp khó khăn tài chính hoặc phá sản. Điển hình như Công ty Cổ phần cà phê Thái Hoà Quảng Trị, trong tháng 6 năm 2012, giá cà phê xuất khẩu giảm nhanh từ 5.511 USD/tấn xuống 3.130 USD/tấn làm cho doanh nghiệp lỗ hơn 30 tỷ đồng.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với dự án, phương án vay vốn

Nhiều khách hàng sau khi vay vốn đã sử dụng vào các mục đích không đúng với phương án vay vốn. hách hàng vay với mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng thực tế khách hàng dùng tiền để kinh doanh bất động sản, chơi chứng

khoán, kinh doanh vàng qua mạng.. ..hoặc khách hàng vay vốn ngắn hạn để đầu tư cho các mục đích trung dài hạn, đây là nguyên nhân phổ biến hiện nay dẫn đến khó khăn trong thanh toán nợ do bị mất cân đối nguồn trả nợ. Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh thua lỗ, không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, hệ quả là phát sinh nợ xấu. Riêng ở khu vực nông thôn phổ biến nhất là vay vốn cho sản xuất kinh doanh nhưng lại dùng tiền sử dụng cho tiêu dùng cá nhân, dẫn đến không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng.

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu các khoản lô

Quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp nói chung. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực, đặc biệt là các DNNVV. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho Chi nhánh khi đề nghị vay vốn nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi CBTD lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao các Ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

Sự thiếu trung thực của khách hàng thể hiện trong báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi ngân hàng phải thu thập các thông tin, nắm kỹ khả năng tài chính và đánh giá chắc chắn hiệu quả của dự án hoặc phương án vay vốn, thực tế tại Chi nhánh tình trạng này diễn ra khá phổ biến. Đối với những doanh nghiệp này khi phát sinh nợ khó đòi, không có khả năng trả nợ và khi Kiểm soát nội bộ của Hội sở tiến hành kiểm tra mới phát hiện ra báo cáo quyết toán của doanh nghiệp không trung thực.

- Khách hàng có năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý

Khi các khách hàng vay tiền tại Ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, hầu hết là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít khách hàng nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư du y, khả năng quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. Khi khách hàng hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài không thể thanh toán các khoản công nợ, nhất là nợ vay ngân hàng.

- Một khách hàng vay vốn tại nhiều Ngân hàng hoặc nhóm khách hàng có liên quan cùng vay vốn dân đến khó theo dõi được dòng tiền, sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền

Pháp luật Việt Nam hiện nay không cấm việc một khách hàng có quyền vay vốn tại nhiều ngân hàng và một tài sản có thể đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ tại nhiều ngân hàng khác nhau và không bắt buộc mọi ngân hàng phải khai báo thông tin về khách hàng vay vốn tại Trung Tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN. Do đó, các ngân hàng khó có thể biết được hết tình hình công nợ của khách hàng mình tại các ngân hàng, tổ chức tài chính khác. Trong khi việc sử dụng vốn có thể luân chuyển giữa các nơi mà ngân hàng không thể kiểm soát được.Tình trạng khách hàng đến Chi nhánh đề nghị vay vốn trong khi đang có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng khác là rất phổ biến. Có khách hàng đồng thời vay hai hoặc ba ngân hàng cùng lúc, cá biệt có khách hàng vay từ sáu đến bảy ngân hàng cùng lúc. Đây là các khách hàng lớn như Công ty CP XL Dầu khí 1, Công ty xây dựng tổng hợp...hiện đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Đối với nhóm khách hàng có liên quan: Do tính đặc thù của Khu thương mại Lao Bảo tại huyện Hướng Hoá tỉnh Quảng Trị là một khu thương mại với nhiều ưu đãi như: Hàng hoá nước ngoài khi nhập khẩu vào Khu Thương mại được miễn thuế nhập khẩu, hàng hoá nội địa khi nhập khẩu vào được miễn thuế giá trị gia tăng (VAT); các doanh nghiệp mới được thành lập trong khu Thương mại được miễn

tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp trong 03 năm đầu tiên, giảm 50% tiền thuế thu nhập doanh nghiệp trong 05 năm tiếp theo....vi vậy xuất hiện rất nhiều trường hợp cùng 01 cá nhân nhưng thành lập 02 doanh nghiệp hoặc thành lập chi nhánh trực thuộc, chủ sở hữu doanh nghiệp này nhưng lại có cổ phần của các doanh nghiệp mua bán, chuyển tiền lòng vòng qua lại lẫn nhau để hưởng cơ chế ưu đãi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ quả của các việc trên là Ngân hàng rất khó biết được tình hình đáo nợ của khách hàng, vay của ngân hàng này, trả cho ngân hàng khác khi khoản nợ đến hạn. Mặt khác, ngay cả bản thân doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc quản lý dòng tiền của chính mình khi vay quá nhiều ngân hàng cùng một lúc. Ngoài ra khách hàng vay vốn cũng không có nghĩa vụ phải khai báo với ngân hàng thông tin về các bên liên quan, các khoản vay cá nhân của các thành viên công ty nếu ngân hàng không đề cập. Do không thể thu thập được những thông tin này trong khi việc sử dụng các nguồn tài chính của khách hàng lại có mối liên hệ với nhau nên có thể dẫn đến rủi ro không thanh toán được nợ vay cho ngân hàng . Nguyên nhân này hiện nay đang xảy ra rất phổ biến do sự thành lập của nhiều ngân hàng mới, thiếu kinh nghiệm và thiếu thông tin. Nảy sinh ra tình trạng cạnh tranh, tìm kiếm, lôi kéo khách hàng sang các ngân hàng mới với cái giá là chấp nhận rủi ro cao để tồn tại, chạy theo doanh số cho vay.

2.3.3.3. Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng - Thiếu kiểm tra, giám sát vốn vay

Cho dù quyết định cho vay đúng đối tượng, phương án vay vốn khả thi nhưng nếu thiếu kiểm tra, giám sát vốn vay sẽ tạo ra sơ hở để khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, gây bất lợi cho ngân hàng khi có tranh chấp về sau. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, công tác kiểm tra, giám sát vốn vay tại Agribank Quảng Trị vẫn chưa thực hiện tốt do:

+ Một CBTD phụ trách cho vay quá nhiều khách hàng: do đặc thù của hệ thống, có nhiều CBTD phụ trách cho vay từ 3-5 xã, phường (thị trấn) với khoảng

từ 1.000- 3.000 khách hàng gây quá tải cho CBTD vì vậy việc kiểm tra, giám sát vốn vay không được kịp thời.

+ Do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nên CBTD thường ưu tiên giải quyết các hồ sơ cho vay mới do tâm lý lo ngại gây phiền hà cho khách hàng, khách hàng sẽ trả đi vay các Ngân hàng khác.

+ Mặc dầu Agribank Việt Nam đã có qui định: Chậm nhất, sau 15 ngày kể từ ngày giải ngân, CBTD phải kiểm tra sử dụng vốn vay và TSBĐ, riêng đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, khách hàng vay vốn cầm cố giấy tờ có giá Giám đốc chi nhánh được phép qui định thời gian kiểm tra sử dụng vốn phù hợp với đặc thù của Chi nhánh, tiếp đó Agribank Quảng Trị đã có văn bản qui định đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, khách hàng vay vốn cầm cố giấy tờ có giá, chậm nhất 30 ngày sau khi giải ngân, CBTD phải kiểm tra sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, do còn lỏng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ của CBTD vì thế CBTD đã không thực hiện đầy đủ qui định này hoặc nếu có thực thi thì đa số cũng chỉ mang tính hình thức, đối phó bằng cách gửi mẫu biên bản kiểm tra sử dụng vốn cho khách hàng ký mà thực tế không kiểm tra hoặc chỉ lập biên bản kiểm tra khi chuẩn bị có đoàn kiểm tra dẫn đến nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc gặp khó khăn về mặt tài chính nhưng vẫn tiếp tục giải ngân cho khách hàng trong hạn mức tín dụng đã được cấp trước đó gây rủi ro cho Ngân hàng.

- Do trình độ hạn chế của CBTD (cán bộ thẩm định)

Cán bộ ngân hàng hầu hết được đào tạo về lĩnh vực tài chính nhưng lại thẩm định các dự án ở nhiều lĩnh vực khác nhau vì thế chất lượng thẩm định dự án đạt hiệu quả chưa cao, nguy cơ rủi ro dự án đầu tư cao dẫn đến các rủi ro bất thường phát sinh. Thực tế cho thấy, tại Hội sở Agribank tỉnh Quảng Trị lực lượng CBTD là 18 người nhưng tuổi đời phần lớn khoảng 22 đến 28 tuổi và đều tốt nghiệp đại học tài chính ngân hàng nhưng còn rất non trẻ, thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh khi tiếp cận khách hàng và giải quyết công việc; Một số khá nhiều CBTD ở các chi

Một phần của tài liệu 0010 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 74)