Kinh nghiệm quản lý RRTD tại một sốNHTM trong nước

Một phần của tài liệu 0010 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 34)

1.3.2.1. NHTM Cổ phần A Châu (ACB)

Để duy trì RRTD ở mức thấp nhất, từ nhiều năm nay ACB đã thực hiện chính sách tín dụng thận trọng. Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, ACB tổ chức thành ba cấp: Ban tín dụng tại các chi nhánh, Ban tín dụng Hội sở, Ban tín dụng phía Bắc và cấp cao nhất là Hội đồng tín dụng (HĐTD). HĐTD ACB bao gồm thành viên HĐQT và thành viên Ban điều hành. Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng hoặc bảo lãnh, HĐTD còn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý RRTD, hạn mức phán quyết của các Ban tín dụng. Các khách hàng vay cá nhân và doanh nghiệp đều được xếp hạng trong quá trình thẩm định. Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc lập sẽ được cấp cho từng khách hàng.

1.3.2.2. Ngân hàng Đầu tư & PT Việt Nam (BIDV)

Quy trình quản lý rủi ro: Từ 1/10/2008 BIDV đã triển khai dự án TA2 (mô hình cũ của BIDV là CBTD lo từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khi giải ngân và tất

toán món vay, với mô hình TA2 là bộ phận quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ, làm hồ sơ (nếu đủ điều kiện), sau khi hoàn tất về giấy tờ, gửi phòng Quản trị rủi ro nhập máy tính, sau đó chuyển lại hồ sơ TSBĐ cho bộ phận QHKH nhập kho quỹ. Đối với những món vay vượt quyền của phòng QHKH phải trình phòng Quản trị rủi ro. Quy trình quản lý rủi ro được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình, sau khi cán bộ quan hệ khách hàng tiếp xúc khách hàng và nhận hồ sơ vay vốn, cán bộ QHKH là người trực tiếp tiến hành thẩm định khách hàng về mặt năng lực pháp lý, năng lực tài chính, đánh giá phương án kinh doanh hay dự án đầu tư, thẩm định TSBĐ và lập tờ trình thẩm định, sau đó đề xuất cấp tín dụng. Sau khi nhận được đề xuất tín dụng từ bộ phận QHKH các cán bộ quản lý rủi ro tiến hành tái thẩm định lần 2, thẩm định lần 2 sẽ đi sau vào phân tích, nhận diện các rủi ro có thể phát sinh từ các mặt đã được thẩm định lần 1, sau đó chuyển toàn bộ giấy tờ cho phòng QHKH. Đây là quy trình cấp tín dụng chặt chẽ bởi ngoài việc thẩm định các khía cạnh để nhận thấy tính khả thi thì việc tái thẩm định lần 2 hay gọi là quản lý rủi ro để nhận diện rủi ro được thực hiện nghiêm túc trước khi quyết định cho vay. Đảm bảo nâng cao vai trò của việc quản lý rủi ro cũng như tinh thần trách nhiệm của các bộ phận liên quan.

Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dựa trên hai nhóm chỉ tiêu nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Dựa trên điểm số khách hàng mà chia thành bảy nhóm: A+, A, B, C, D, E, F. Công tác kết hợp bảo hiểm với tín dụng , phân tán rủi ro và công tác phát triển nghiệp vụ phái sinh cũng là những hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả quản lý RRTD, được BIDV nghiêm túc thực hiện theo từng chuẩn mực nghiệp vụ. Với mục tiêu hướng tới trở thành một ngân hàng hiện đại, BIDV đã thành lập các Hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có, thành lập Ban quản lý RRTD, Ban quản lý rủi ro thị trường, thành lập công ty quản lý nợ, khai thác tài sản và thực hiện quản lý một số khoản vay khó đòi giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế rủi ro. Ngân hàng thường xuyên chú trọng nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực, chất

lượng cán bộ làm công tác quản lý RRTD; việc bổ nhiệm các chức danh liên quan tới công tác cho vay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, đảm bảo năng lực công tác và phẩm chất của nghề.

1.3.2.3. NHTM CP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

Bắt đầu từ năm 2003, Vietcombank đã thực hiện Dự án Hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Hà Lan do ING Group phối hợp cùng PricewaterhouseCoopers và Belgian Bankers Academy tư vấn. Đây được coi là dự án lớn nhất và quy mô nhất trong lịch sử ngân hàng Việt Nam, nhằm đưa Vietcombank trở thành một tổ chức ngân hàng hiện đại, nâng cao không chỉ nâng lực quản trị điều hành, quản lý rủi ro mà còn giúp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và sản phẩm nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, có thể nói mô hình tín dụng mới đã thay đổi một cách căn bản cơ chế quản lý điều hành hoạt động tín dụng truyền thống tại ngân hàng từ trước đến nay. Hai chức năng quan trọng trong hoạt động tín dụng là chức năng quan hệ khách hàng (bộ phận QHKH) và chức năng quản lý rủi ro (bộ phận quản lý RRTD và bộ phận quản lý nợ) được thực hiện tách biệt với mục đích vừa nâng cao chất lượng quản lý RRTD vừa chú trọng mở rộng phát triển kinh doanh.

Để quy trình tín dụng thật sự phát huy hiệu quả như mong muốn, kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ hơn, Vietcombank đã phân định chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận tham gia quy trình tín dụng của mình, cụ thể:

- Phòng quan hệ khách hàng: trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng và nghiên cứu, xem xét có ý kiến trước khi chuyển phòng Quản lý RRTD thẩm định (đối với các khoản cho vay phải có thẩm định của phòng quản lý RRTD) và trực tiếp thẩm định cho vay (đối với các khoản vay không cần phòng quản lý RRTD thẩm định). Thực hiện ký kết các loại hợp đồng/cam kết đối với khách hàng trong phạm vi quy định. Trực tiếp tiếp nhận và xử lý và/hoặc theo dõi việc xử lý các nhu cầu rút vốn vay theo hợp đồng tín dụng, nhu cầu sử dụng nghiệp vụ tài trợ thương mại, nhu cầu thấu chi và các nhu cầu tín dụng khác của khách hàng. Thực hiện giám sát và quản lý các giao dịch tín dụng đã phát sinh theo đúng các quy

định hiện hành. Đôn đốc khách hàng, phối hợp với các phòng ban thu hồi nợ vay đầy đủ và đúng hạn. Thực hiện quản lý và xử lý các khoản tín dụng có vấn đề trong trường hợp được phân công.

- Phòng quản lý rủi ro: Xây dựng chính sách quản lý RRTD bao gồm việc xác định tỷ lệ nợ xấu tối đa có thể chấp nhận được; cảnh báo các mặt hàng và

lĩnh vực

đầu tư cần hạn chế; Quản lý danh mục đầu tư; Trực tiếp thẩm định rủi ro đối với

từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng: Cho điểm tín dụng và phân loại khách

hàng theo quy định. Đánh giá tính pháp lý và tính đầy đủ của bộ hồ sơ tín dụng,

đánh giá tính khả thi và hiệu quả của từng khoản cấp tín dụng , thẩm định và định

giá TSBĐ (nếu có); thẩm định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng...Đề

xuất giới

hạn tín dụng cho khách hàng và đề xuất mức cấp tín dụng cụ thể đối với khách

hàng và các biện pháp cần thực hiện nhằm đảm bảo khả năng thu hồi đủ nợ; Tham

gia quy trình phê duyệt tín dụng, tham gia và giám sát quá trình thực hiện các quyết định đã được phê duyệt, tham gia xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề;

Giám sát phòng QHKH trong việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay của khách

hàng, phối hợp cùng phòng QHKH và phòng Quản lý nợ phát hiện kịp thời

các dấu

hiệu có rủi ro liên quan đến khoản cấp tín dụng và cùng tìm biện pháp xử lý thích

việc xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở khách quan, thống nhất và minh bạch.

Hai là, Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro độc lập. Đảm bảo tính độc lập giữa bộ phận khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro (bộ phận thẩm định). Cấp chi nhánh phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro chuyên trách độc lập với các hoạt động nghiệp vụ khác đảm bảo chức năng quản lý RRTD phải được giao cho một bộ phận hoạt động độc lập với đơn vị kinh doanh của ngân hàng và sẽ không tham gia vào hoạt động tạo rủi ro.

Ba là, Các NHTM đều áp dụng một số công cụ hiện đại để quản lý RRTD trong đó quan trọng nhất là xây dựng mô hình chấm điểm và hệ thống xếp hạng TD cho các đối tượng vay vốn, phục vụ tốt cho công tác cho vay của ngân hàng.

Bốn là, Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay là một quá trình không thể thiếu trong hoạt động quản lý RRTD nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh từ đó hoàn thiện cơ chế giám sát nội bộ về quản lý RRTD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm là, Hoạt động quản lý RRTD ở từng ngân hàng có những đặc điểm cơ bản giống nhau, tuy nhiên không hoàn toàn giống nhau vì nó phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như: trình độ phát triển, tính chất hoạt động, tính chất sở hữu, trình độ và kinh nghiệm quản lý, quan niệm của lãnh đạo....

Sáu là, hình thức cung cấp dịch vụ tài chính từ ngân hàng Grameen ở Bangladesh cho các đối tượng như nông dân, phụ nữ có thu nhập thấp và người nghèo... ở các mặt như cách thức tiếp cận đối tượng vay; mở rộng đối tượng vay tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng trong xã hội cả người nghèo, nông dân không có TSBĐ được tiếp cận với tín dụng; cách thức quản lý thu hồi khoản nợ vay, bảo toàn vốn một cách hiệu quả hạn chế rủi ro tới mức tối đa có thể.

Đây là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank tỉnh Quảng Trị nói riêng trong việc xây dựng và hoàn

thiện quy trình quản lý RRTD nhằm hạn chế RRTD, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan lý luận cơ bản về RRTD như: Khái niệm tín dụng ngân hàng, RRTD; phân loại RRTD và những thiệt hại từ RRTD ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội.

Luận văn cũng đề cập đến cách thức phân loại nợ và phương pháp quản lý RRTD trong hoạt động kinh doanh tại các NHTM Việt Nam hiện nay. Trong đó luận văn đã giới thiệu cách thức thực hiện chính sách quản lý RRTD như: Phân định rõ cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng với cơ cấu giám sát, quản lý RRTD trong một NHTM, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản cho hoạt động tín dụng, xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, xây dựng các công cụ đo lường và định dạng RRTD, dấu hiệu nhận diện rủi ro, xác định mức độ vấn đề và sau cùng là việc trích lập và sử dụng dự phòng RRTD theo quy định tạo ra cơ sở lý luận cho những phân tích dựa trên thực tế hoạt động cho vay tại Agribank Quảng Trị

Chương 1 cũng đã nêu kinh nghiệm quản lý RRTD một số NHTM trên thế giới và NHTM trong nước, bài học kinh nghiệm áp dụng cho Agribank tỉnh Quảng Trị trong tình hình hiện nay.

Những lý luận và những bài học kinh nghiệm tham khảo nêu trên làm cơ sở cho

việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra.

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK QUẢNG TRỊ 2.1. Tình hình hoạt động KD của Agribank Quảng Trị giai đoạn 2008-2011

2.1.1. Quá trình hình thành của Agribank Quảng Trị

Căn cứ Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/1988. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam. Đến sáu năm sau, ngày 15/10/1996, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số 280/NĐ-NH5 thành lập lại và đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, đây là một trong các NHTM quốc doanh của Việt Nam, với hệ thống trải dài khắp đất nước, có chi nhánh đến tất cả các vùng từ thành phố, thị xã đến tất cả các vùng núi, hải đảo xa xôi (đến nay có trên 2.300 chi nhánh), là NHTM có vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam (21.000 tỷ đồng). Trải qua 17 năm kể từ khi thành lập, cùng với sự phát triển KT-XH của đất nước, Agribank Việt Nam đã có bước chuyển biến mạnh, đúng hướng, ổn định, đóng góp tích cực vào sự phát triển T-XH, trước hết là sự phát triển nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo... Luôn biểu hiện là một NHTM lớn, kinh doanh đa năng, hiện đại, hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Agribank Quảng Trị là chi nhánh của Agribank Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 86/NH-QĐ ngày 19 tháng 06 năm 1989 của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Quảng Trị. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 1989. Đến năm 1996, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Quảng Trị đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Trị có Hội sở đặt tại 01A Lê Quý Đôn, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) +;- % I. Nguồn VHĐ 1,90 3 2,44 6 2,84 8 3,30 2 1,39 9 74% Trong đó:

1. Theo loại tiền tệ 1,90 3 100 % 2,44 6 100 % 2,84 8 100% 3,30 2 100 % 1,39 9 74% - Nội tệ_____________ 1,82 1 %96 2, 344 %96 2,711 95% 53,15 96% 1,334 73% - Ngoại tệ ____ 4% 10 2 4 % 13 7 5% 147 4% ____ 79% 2. Theo kỳ hạn 1,90 3 100 % 2,44 6 100 % 2,84 8 100% 3,30 2 100 % 1,39 9 74% - TG KKH ________ 38 5 20 % 42 6 17 % 43 3 15% 413 13% 28 7% - TG CKH <12 tháng 52 8 28 % 92 3 38 % 1,44 1 51% 2,18 4 66% 1,65 6 314% - TG CKH >12 tháng 99 0 52 % 1,09 7 45 % 97 4 34 % 705 21 % (285) -29%

3. Theo tiền gửi 1,90 3 100 % 2,44 6 100 % 2,84 8 100% 3,30 2 100 % 1,39 9 74% - TG từ dân cư 1,02 2 54 % 1,32 5 54 % 1,70 8 60% 2,45 5 74 % 1,43 3 140% - TG từ các tổ chức 88 1 46 % 1,12 1 46 % 1,14 0 40 % 847 26 % (34) -4%

Agribank Quảng Trị là chi nhánh loại I, hạch toán phụ thuộc, có bảng cân đối tài sản riêng , là đại diện theo uỷ quyền của Agribank Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Agribank Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của chi nhánh Agribank Quảng Trị bao gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc và 09 phòng, được cơ cấu như sơ đồ 2.1.

Chi nhánh Agribank Quảng Trị có chức năng trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank Việt Nam trên địa bàn hành chính tỉnh Quảng Trị; Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tài chínhđể cho vay ngắn, trung, dài hạn các thành phần kinh tế; tổ chức hạch toán, kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh theo qui định của Agribank Việt Nam.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Agribank Quảng Trị

Một phần của tài liệu 0010 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng trị luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 34)