GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 79 - 82)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

5.2.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

Hiệu quả sử dụng vốn cao nếu như sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đối với tài sản và nguồn vốn cao vì thế muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trước tiên ta phải nâng cao doanh thu, sử dụng chi phí hợp lý từ đó lợi nhuận sẽ tăng cao hơn. Cụ thể

Tăng doanh thu:

Tăng cường chiến lược Marketing: quản bá sản phẩm mới, ghi đậm dấu ấn của các sản phẩm cũ bằng cách tổ chức các buổi hội nghị hội thảo giới thiệu sản phẩm với các bác sĩ, khách hàng, và người tiêu dùng; kết hợp quảng cáo thông tin trên báo chí và truyền hình.

Nâng cao chất lượng sản phẩm: kiểm tra kiểm nghiệm lại sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đặc biệt là sản phẩm mới, nâng cao tay nghề của người lao động kỹ thuật, chuyên môn, cải tiến và thay thế máy móc, trang thiết bị hiện đại lúc thích hợp.

Nâng cao chất lượng dịch vụ: thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng, hướng dẫn sử dụng thuốc đúng qui cách, tuyên truyền giáo dục cộng đồng về sức khỏe đặc biệt ở những vùng nông thôn, các vùng cách xa thành thị. Đào tạo đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng có kỹ năng và kiến thức tốt, đặc biệt quan tâm đến thái độ phục vụ khách hàng vì đây là lợi thế cạnh tranh về lâu dài với đối thủ.

Giá bán hợp lý: áp dụng các mức giá khác nhau với từng khách hàng cụ thể và tủy thuộc vào phương thức thanh toán, khách hàng thân thiết hoặc mua hàng với số lượng lớn và thanh toán nhanh sẽ hưởng lợi về giá. Có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu để cắt giảm chi phí bảo quản.

Sử dụng chi phí hợp lý:

Giá vốn hàng bán : lựa chọn nhà cung cấp có uy tín và thu thập các bảng báo giá để mua được nguyên vật liệu, hàng hóa có chất lượng và giá cả hợp lý (tiết kiệm chi phí về giá mua, cũng như chi phí phát sinh do hao hụt nguyên vật liệu, hàng hóa).

Chi phí quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn này tăng cao do qui mô công ty mở rộng nên cần thêm đội ngũ quản lý, tuy nhiên nên chọn lựa nhân viên có khả năng thực hiện nhiều chức năng nghiệp vụ, tuy lương cao nhưng so với việc thuê nhiều nhân viên vẫn hiệu quả hơn.

Chi phí sản xuất: tiết kiệm chi phí điện nước phát sinh không hợp lý, tuyên truyền về ý thức tiết kiệm điện, nước với các nhân viên. Tổ chức dự báo nhu cầu thị trường để sản xuất với số lượng thích hợp, tiết kiệm chi phí lưu kho.

Xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý:

Tính toán tương đối nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch để đảm bảo dự trữ hợp lý số vốn lưu động cần thiết, đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như có kế hoạch sử dụng số vốn đó cũng đồng thời tăng khả năng sinh lợi.

Dựa vào số liệu tính toán trên ta xác định số dư tiền và tương đương tiền phù hợp, còn lại đem đầu tư để sinh lợi.

Giảm các khoản phải thu, vì đây là vốn của công ty bị chiếm dụng, sẽ không sinh lợi bằng cách khuyến khích khách hàng trả tiền nhanh chóng:

+ Chiết khấu thương mại : đưa ra nhiều thời hạn và mức chiết khấu để khách hàng lựa chọn và chủ động trả tiền khi có đủ điều kiện thanh toán mà không đợi đến hạn mới trả. Đối với khách hàng nợ quá hạn thì tính chiết khấu ngược lại, họ phải trả lãi suất cho việc sử dụng vốn.

+ Các hình thức khuyến mãi tặng kèm sản phẩm, hàng hóa có thể do công ty con sản xuất với chi phí không đáng kể sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán sớm. Ưu tiên về giá, điều kiện thanh toán, vận chuyển hàng đối với các khách hàng thường xuyên hoặc mua với số lượng lớn. Chính sách này giúp công ty con, công ty liên kết đẩy mạnh đầu ra. Các khách hàng gia hạn nợ quá lâu nên xem xét phương thức thanh toán cho các đợt giao dịch sau.

Đầu tư hợp lý, sử dụng tối đa công suất

Tài sản cố định tham gia hầu hết các giai đoạn trong quá trình sản xuất, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn. Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả TSCĐ là điều cần thiết. Từ những phân tích trên ta có thể thấy để sử dụng hiệu quả TSCĐ này ta cần:

Khi mua sắm hoặc thanh lý bất kỳ TSCĐ nào cũng phải xem xét kỹ lưỡng. Xem TSCĐ hiện có,cùng loại có khả năng tăng công suất để khỏi phải mua thêm TSCĐ cùng loại. Trước khi mua TSCĐ phải có phương án khả thi cho việc kinh doanh, để TSCĐ khi đưa vào sử dụng có thể khai thác hết công suất,đem lại hiệu quả kinh tế. TSCĐ đã khấu hao gần hết, công suất quá kém thì công ty nên đầu tư sửa chữa. Nếu chi phí bỏ ra cao hơn việc thay thế TSCĐ mới và hiệu quả đem lại tương đương TSCĐ mới thì công ty nên mua mới TSCĐ.

Gắn trách nhiệm của người lao động với quá trình sử dụng TSCĐ, mỗi người lao động trong công ty hầu hết đều trực tiếp điều hành hoặc sử dụng một loại TSCĐ nào đó nên việc đưa ra những quy định về quyền hạn sử dụng, quản lý, giữ vệ sinh…TSCĐ là rất cần thiết. Đồng thời cũng phải có những chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với người có trách nhiệm đối với TSCĐ đó, chỉ khi gắn liền trách nhiệm của họ với TSCĐ thì ý thức bảo quản, sử dụng đúng mục đích TSCĐ mới được nâng cao; Nâng cao tay nghề của người lao động với sự phát triển của KHKT công ty cần phải chú trọng đến việc nâng cao tay nghề công nhân nhằm giúp họ tiếp cận với KHKT tiên tiến.

Nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ của công nhân sẽ làm cho việc sử dụng TSCĐ tốt hơn, sản phẩm sản xuất ra trên 1 giờ máy chạy tăng lên làm tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ. Tổ chức các buổi huấn luyện thao tác sử dụng, bảo quản, sửa chữa cơ bản đối với những người trực tiếp sử dụng máy móc thiết bị.

Dự trữ hợp lý hàng tồn kho

Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý để xác định mức dự trữ thích hợp tránh thiếu

hàng, cũng như thừa thải dẫn tới tăng chi phí bảo quản. Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa, từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.

Duy trì cơ cấu vốn hợp lý tùy vào giai đoạn phát triển

Phát triển cơ cấu vốn hợp lý: tỷ trọng giữa vốn chủ hữu với nợ phải trả trên tổng nguồn vốn tùy vào tình hình kinh doanh cụ thể để cân đối. Trong giai đoạn phát triển mạnh, điều kiện kinh tế ổn định nên tăng nguồn vốn nợ để thu hút thêm vốn đầu từ, tận dụng tác động của đòn bẩy tài chính tăng khả năng sinh lời. Khi kinh tế bất ổn, cần giữ mức vốn chủ sở hữu cao nhằm tự chủ trong nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh, giảm chi phí sử dụng vốn.

Khi huy động vốn từ phát hành cổ phiếu cần có kế hoạch cụ thể sao cho tốc độ tăng vốn cổ phần phải tương ứng với tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận.

Đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi

Số dư tiền mặt duy trì ở mức thích hợp, thay vì để tại công ty có thể đem đầu tư ngắn hạn (chứng khoán) hoặc gửi tại ngân hàng với kỳ hạn ngắn vừa đảm bảo thanh khoản trong trường hợp bất ngờ vừa thu được thêm lợi nhuận.

Chương 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 79 - 82)