PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
4.2.3.2. Phân tích chi phí sử dụng vốn của các loại vốn chủ yếu
Chi phí sử dụng vốn của công ty là suất sinh lợi trung bình theo tỷ trọng của từng loại vốn sử dụng của công ty (vốn vay và vốn cổ phần). Trong giai đoạn 2009 – 2011 công ty không sử dụng vốn vay dài hạn nên chúng ta chỉ tính phần chi phí sử dụng vốn của vốn cổ phần.
a) Chi phí sử dụng vốn từ lợi nhuận giữ lại
Chi phí sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại là suất sinh lợi yêu cầu phải trả cho các cổ đông cổ phần thường (sử dụng nguồn vốn nội bộ) của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận giữ lại này tái đầu tư thì ít nhất phải tạo ra suất sinh lợi ít nhất bằng Ks thì mới gọi là hiệu quả. Sau đây là bảng tính tốc độ tăng trưởng cổ tức (g) mỗi năm của Dược Hậu Giang giai đoạn 2009 – 2011:
Bảng 4.22: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỔ TỨC CỦA DHG GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
Khoản mục ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
(1). Lợi nhuận ròng Đồng 319.575.053.189 346.820.010.729 401.515.191.674 (2). Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 836.895.714.588 1.093.859.747.812 1.261.166.054.332 (3). Tổng tiền mặt trả cổ tức Đồng 69.966.303.000 222.403.000.000 - (4). Lợi nhuận giữ lại Đồng 249.608.750.189 124.417.010.729 - (5). Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại (4)/
(1) Lần 0,78 0,36 -
(6). ROE % 38,2 31,7 31,8
(7). g (5) x (6) % 29,8 11,4 -
(Nguồn BCTC DHG giai đoạn 2009 – 2011)
Tốc độ tăng trưởng cổ tức cho thấy cho thấy lợi tức có được từ cổ phiếu. Từ bảng trên ta thấy rằng việc doanh nghiệp chủ động tăng giá trị chi trả cổ tức năm 2010 hơn 152 tỷ đồng tăng hơn 2 lần so với năm 2009 đã làm lợi nhuận giữ lại đầu tư vào vốn giảm đáng kể hơn 125 tỷ đồng, do đó tốc độ tăng trưởng cổ tức
cổ tức giảm tới 18,5%. Từ số liệu tốc độ tăng trưởng cổ tức năm 2009 và 2011 ta ước tính được tốc độ tăng trưởng cổ tức bình quân g = 20,6%.
Tương tự ta có được tốc độ tăng trưởng của 6 tháng đầu năm 2011 và 2012:
Bảng 4.23: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỔ TỨC CỦA DHG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012
Khoản mục ĐVT 6T đầu năm 2011 6T đầu năm 2012
(1). Lợi nhuận ròng Đồng 215.081.111.882 285.522.592.405 (2). Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 1.196.922.482.272 1.397.988.669.014 (3). Tổng tiền mặt trả cổ tức Đồng 65.166.299.000 -
(4). Lợi nhuận giữ lại Đồng 149.914.812.882 -
(5). Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại (4)/(1) Lần 0,70 -
(6). ROE % 18,0 20,4
(7). g (5) x (6) % 12,5 -
(Nguồn BCTC DHG 6 tháng đầu 2011 và 2012)
Sau đây ta tính chi phí sử dụng vốn từ lợi nhuận giữ lại theo mô hình D.C.F được bảng sau:
Bảng 4.24: CHI PHÍ SỬ DỤNG LỢI NHUẬN GIỮ LẠI CỦA DHG GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
Khoản mục ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
(1). Cổ tức đã trả (D1) Đồng 69.966.303.000 222.403.000.000 - (2). (*) Giá trị thị trường của
CP thường (Po) Đồng 114.000 120.000 125.000
(3). Số lượng CP bình quân Cổ phiếu 26.655.995 26.777.068 65.104.655 (4). Tốc độ tăng trưởng
cổ tức bình quân (g) % 20,60 20,60 20,60
(5). Chi phí sử dụng LNGL Ks 22,90 27,52 -
(Nguồn phòng Quản trị Tài chính)
(*) Giá trị thị trường/CP của Dược Hậu Giang tại ngày 31/12 hàng năm
Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại năm 2010 tăng so với năm 2009 khoảng 4,52%, do khoảng chi trả cổ tức tăng cao. Đối với doanh nghiệp cổ phần nói chung và Dược Hậu Giang nói riêng thì việc bổ sung vốn từ lợi nhuận giữ lại với
phát hành cổ phiếu mới thì lợi nhuận giữ lại là lựa chọn tối ưu do chi phí sử dụng thấp hơn (so sánh giữa bảng 4.24 và bảng 4.26), tuy nhiên lợi nhuận giữ lại khá bình ổn giữ các năm nếu giữ mức cổ tức và cổ phiếu không đổi. Do đó , trong giai đoạn hoạt động hiệu quả như hiện nay DHG đã cố tình tăng phần chi trả cổ tức lên nhằm thu hút đầu tư vào cổ phiếu của công ty.
Bảng 4.25: CHI PHÍ SỬ DỤNG LỢI NHUẬN GIỮ LẠI CỦA DHG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012
Khoản mục ĐVT 6T đầu năm 2011 6T đầu năm 2012
(1). Cổ tức đã trả (D1) Đồng 65.166.299.000 -
(2). (*) Giá trị thị trường của
CP thường (Po) Đồng 129.000 134.000
(3). Số lượng CP bình quân Cổ phiếu 27.027.832 65.234.077 (4). Tốc độ tăng trưởng
cổ tức bình quân (g) % 12,5 12,5
(5). Chi phí sử dụng LNGL Ks 14,37 -
((Nguồn phòng Quản trị Tài chính)
b) Chi phí sử dụng vốn từ phát hành cổ phiếu mới
Phát hành cổ phiếu mới là một cách nhanh chóng để bổ sung nguồn vốn, nhưng việc phát hành đạt hiệu quả khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có chi trả cổ tức thường xuyên, và phần chi trả này có xu hướng tăng.
Chi phí sử dụng vốn từ phát hành thêm cổ phần thường bổ sung lượng lớn vốn một cách nhanh chóng, tuy nhiên chi phí sử dụng của nó cao hơn so với lợi nhuận giữ lại do ảnh hưởng bởi chi phí phát hành cổ phiếu mới.
Bảng 4.26: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỔ PHẦN THƯỜNG MỚI PHÁT HÀNH GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
(1). Cổ tức đã trả Đồng 69.966.303.000 222.403.000.000 - (2). (*) Giá trị thị trường của
CP thường (Po) Đồng 114.000 120.000 125.000
(3). Số lượng CP bình quân Cổ phiếu 26.655.995 26.777.068 65.104.655 (4). Tốc độ tăng trưởng
cổ tức bình quân % 20,60 20,60 20,60
(5). Chi phí phát hành cổ phiếu mới Đồng 11400 12000 12500
(6). Chi phí sử dụng vốn cổ phần
thường mới phát hành Ke 23,16 28,29 -
(Nguồn phòng Quản trị Tài chính)
Ta có thể thấy năm 2010 chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát hành tăng gần 5% so với năm 2009 nhưng so với chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại vẫn cao hơn 0,77%.
Tiếp đến là số liệu 6 tháng đầu năm 2011 và 2012 về chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát hành:
Bảng 4.27: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỔ PHẦN THƯỜNG MỚI PHÁT HÀNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012
Khoản mục ĐVT 6T đầu
năm 2011
6T đầu năm 2012
(1). Cổ tức đã trả Đồng 65.166.299.000 -
(2). (*) Giá trị thị trường của
CP thường (Po) Đồng 129.000 134.000
(3). Số lượng CP bình quân Cổ phiếu 27.027.832 65.234.077 (4). Tốc độ tăng trưởng
cổ tức bình quân % 12,50 12,50
(5). Chi phí phát hành cổ phiếu mới Đồng 12900 13400
(6). Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
mới phát hành Ke 14,58 -
(Nguồn phòng Quản trị Tài chính)
Chi phí sử dụng vốn từ phát hành cổ phiếu mới chỉ cao hơn 0,21% so với chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại (6 tháng 2011) nên việc doanh nghiệp sử dụng biên pháp phát hành lượng lớn cổ phiếu 6 tháng đầu 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 để thu hút lượng lớn vốn là đều hợp lý.
Tóm lại, qua phân tích chi phí sử dụng của các loại chi phí trong vốn cổ phần có thể thấy chi phí sử dụng vốn từ các loại chi phí có xu hướng tăng (chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại năm 2010 (22,9%) tăng 4,52% so với năm 2009 (27,52%),
chi phí sử dụng vốn từ phát hành cổ phiếu mới tăng 5% (năm 2009 là 23,16% và năm 2010 là 28,29%)) tuy nhiên phần chi phí sử dụng này thấp hơn so với tỷ suất sinh lãi cổ phần (năm 2009 là 21,89% và năm 2010 là 64,13% nên ta có thể kết luận doanh nghiệp sử dụng vốn cổ phần là hiệu quả.