Kết quả công tác đề phòng và hạn chế tổn thất

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại bảo hiểm hùng vương (Chuyên đề ĐH Kinh tế Quốc dân) (Trang 48 - 55)

Là một trong những khâu quan trọng trong kinh doanh bảo hiểm nói chung, bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng mà bất kì công ty bảo hiểm nào cũng đều phải thực hiện. Việc thực hiện tốt công tác này giúp cho doanh nghiệp hạn chế được tối đa tổn thất có thể xảy ra từ đó giúp giảm bớt chi phí phải bồi thường cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là bảng số liệu mà công ty bảo hiểm cổ phần Hùng Vương chi nhánh Hà Nội đã thực hiện trong giai đoạn 2011- 2014.

Bảng 2.3. Kết quả công tác đề phòng và hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới giai đoạn 2011 – 2014

Năm Đơn vị 2011 2012 2013 2014

1.Doanh thu phí

bảo hiểm gốc Triệu đồng 10.750 14.343 14.320 16.720

2.Chi đề phòng

hạn chế tổn thất Triệu đồng 344 545,034 730,32 953,04

3.Chi bồi thường Triệu đồng 2.610 2.982 3.257 4.135

4.Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất/ doanh thu phí bảo hiểm gốc (1/2) % 3,2 3,8 5,1 5,7 5.Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất/ chi bồi thường (1/3) % 13,2 18,3 22,4 23,0 6. Tỷ lệ chi bồi thường/ doanh thu phí bảo hiểm gốc(3/1)

% 24,3 20,8 22,7 24,7

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy rằng chi phí cho đề phòng và hạn chế tổn thất ngày càng tăng liên tục. Năm 2011, con số là 344 triệu và con số này tiếp tục tăng qua các năm cho đến năm 2014 con số đã lên đến 953,04 triệu đồng. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu, năm 2011 là 3,2%, 2012 tăng lên là 3,8%, đến 2013 - 2014 tỷ trọng tăng đột biến lên 5,1 – 5,7 % do số hợp đồng khai thác được ngày càng nhiều, doanh thu phí tăng nên công tác đề phòng và hạn chế tổn thất càng được thận trọng hơn để kiểm soát tốt hơn nữa đối với những tổn thất không mong muốn xảy ra.

Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất trong cơ cấu chi phí bồi thường bảo hiểm liên tục tăng qua các năm cụ thể năm 2014 tỷ lệ này là 23% tăng gấp hơn 1,7 lần so với năm 2011. Do còn là một công ty còn non trẻ nên chưa có được nhiều kinh nghiệm cũng như khả năng cạnh tranh so với các công ty lớn khác nên việc tăng tỷ lệ phí đề phòng hạn chế tổn thất rất quan trọng nhằm giữ vững được sự ổn định của công ty trong một khoảng thời gian nào đó đặc biệt là giai đoạn đầu khi mới được thành lập.

Từ năm 2011 – 2014 nhờ sự nỗ lực của các thành viên đã thực hiện tốt các khâu công việc như khai thác, đề phòng và hạn chế tổn thất mà công ty đã giảm được tỷ lệ chi bồi thường trên doanh thu phí bảo hiểm gốc. Năm 2011 tỷ lệ này là 24,3 % và đến năm 2011 đã giảm xuống còn 20,8% cho thấy tầm quan trọng của việc đề phòng và hạn chế tổn thất đối với một công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy từ năm 2013 – 2014 tỷ lệ chi bồi thường trên doanh thu phí gốc lại tăng mặc dù khoản chi đề phòng và hạn chế tổn thất có tăng lên, đó là do công ty đang trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế và do sự thay đổi của thời tiết ( lũ lụt, ngập úng…) cùng với những sự kiện bảo hiểm phức tạp xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp.

2.4.3. Công tác giám định và bồi thường.

2.4.3.1. Công tác giám định

2.4.3.1.1. Quy trình giám định

Để phục vụ khách hàng một cách nhanh và hiệu quả nhất công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương đã xây dựng quy trình để thực hiện giám định tổn thất để mọi nhân viên có thể áp dụng dễ dàng khi xử lí tổn thất.

Bước 1: Tiếp nhận thông tin tổn thất

- Khi phát hiện tổn thất/thiệt hại xảy ra (bất kể mức độ thiệt hại ước tính lớn hay nhỏ), Người được bảo hiểm cần phải:

+ Ngay lập tức thông báo cho Bảo hiểm Hùng Vương bằng phương tiện nhanh nhất có thể. Đồng thời phải thông báo và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng (đối với các tổn thất lớn, phức tạp) như:

 Chính quyền địa phương

 Cảnh sát PCCC: 114

 Cơ quan công an: 113

+ Thực hiện mọi biện pháp cần thiết hợp lý để bảo vệ tài sản sau sự cố :

 Khu vực thiệt hại cần được bảo vệ cho đến khi giám định viên đưa ra chỉ dẫn, bên cạnh đó Người được bảo hiểm cần phải thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất để giảm thiểu mức độ tổn thất.

 Người được bảo hiểm phải bảo lưu những phần tổn thất để Người bảo hiểm hoặc đại diện của Người bảo hiểm kiểm tra

 Trong trường hợp có khiếu nại về thương tật thân thể, Người được bảo hiểm cần có những biện pháp khẩn cấp như đưa người bị nạn đến ngay bệnh viện hoặc tổ chức cấp cứu chữa trị.

+ Sau đó, xác nhận thông báo lại cho bảo hiểm Hùng Vương bằng văn bản trong vòng 72 giờ. (Theo mẫu thông báo tổn thất đính kèm).

Bước 2: Xác định tổn thất

Khi nhận được thông báo tổn thất của Người được bảo hiểm, trong vòng 24 giờ Bảo Hiểm Hùng Vương sẽ cử cán bộ tới hiện trường thực hiện giám định sơ bộ, xác nhận tổn thất. Và xác nhận bằng văn bản trong vòng 72 giờ kể từ khi nhận được Thông báo tổn thất của Người được bảo hiểm.

Bước 3: Giám định và tính toán tổn thất.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thất về độ lớn và tính phức tạp mà Bảo Hiểm Hùng Vương và Người được bảo hiểm sẽ thỏa thuận mời một Công ty Giám định chuyên nghiệp trong nước hay quốc tế tiến hành giám định tìm ra nguyên nhân và

mức độ thiệt hại. Biên bản giám định của cơ quan này sẽ là cơ sở cho việc giải quyết bồi thường.

Trong trường hợp có khiếu nại trách nhiệm, Bảo hiểm Hùng Vương sẽ trợ giúp toàn bộ trong việc chuẩn bị hồ sơ và đàm phán với bên thứ ba.

Người được bảo hiểm hỗ trợ Bảo Hiểm Hùng Vương, nếu được yêu cầu, cung cấp các chứng từ liên quan để giải quyết bồi thường.

2.4.3.1.2. Kết quả giám định

Giám định là buớc cần thiết để xác định số tiền phải bồi thường vì vậy phải thực sự thận trọng và có trình độ chuyên môn cao để xác định được một cách tương đối tổn thất xảy ra và nguyên nhân gây tổn thất có liên quan đến trục lợi bẩo hiểm hay không. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2 .4. Kết quả giám định nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới giai đoạn 2011 – 2014.

Năm Đơn vị 2011 2012 2013 2014

1.Chi giám định Triệu đồng 160,752 180,492 231,650 270,250

2.Doanh thu phí bảo

hiểm gốc Triệu đồng 10.750 14.343 14.320 16.720

3.Chi bồi thường

nghiệp vụ Triệu đồng 2.610 2.982 3.257 4.135 4.Tỷ lệ chi giám định/ doanh thu phí bảo hiểm gốc(1/2) % 1,5 1,3 1,6 1,6 5.Tỷ lệ chi giám đinh/ chi bồi thường nghiệp vụ(1/3)

% 6,2 6,9 7,1 6,5

Quan sát bảng kết quả chi phí giám định thấy rằng chi phí giám định giai đoạn từ năm 2011 – 2014 tăng liên tục qua mỗi năm. Năm 2011 chi giám định là 160,752 triệu và đến 2014 chi phí này là 270,250 triệu tăng gần gấp 1,7 lần so với 2011.Số xe cơ giới tham gia bảo hiểm ngày càng tăng kéo theo đó là số vụ tổn thất xảy ra cũng tăng, thêm vào đó là mức độ phức tạp của mỗi vụ ngày càng lớn nên chi phí giám định càng cao để đảm bảo cho việc giám định được chính xác. Tùy thuộc vào mỗi vụ tổn thất, có những vụ bên công ty bảo hiểm không thể tự giám định được mà cần phải bỏ chi phí ra để thuê chuyên gia giám định để xác định đúng số tiền bồi thường hợp lí, đảm bảo lợi ích cho công ty.

Chi phí giám định tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu doanh thu và chi phí nhưng đóng vai trò quan trọng giúp công ty hạn chế được việc bồi thường sai, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Trong cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc , chi giám định chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ giao động từ 1,3 – 1,6 %. So với khoản chi bồi thường nghiệp vụ, chi giám định tuy chiếm tỷ lệ nhỏ giao động từ 6,2 – 7% nhưng nhìn chung vẫn tăng lên hàng năm.

2.4.3.2. Công tác bồi thường 2.4.3.2.1. Quy trình bồi thường.

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và mở hồ sơ bồi thường: nhân viên phòng bồi thường tổn thất tiếp nhận, thu thập thông tin từ bộ phận giám định hoặc khách hàng sau đó lập hồ sơ bồi thường căn cứ vào loại hình bảo hiểm, quy tắc,hợp đồng bảo hiểm.

Bước 2: Xét bồi thường

Căn cứ vào tài liệu lưu trong hồ sơ, bồi thường viên xem xét nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm bồi thường của công ty, tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ… để xem xét, tính toán số tiền bồi thường cho khách hàng .Việc tính toán số tiền bồi thường phải được thực hiện theo trình tự:

- Xác định những loại tổn thất và chi phí liên quan được xem xét bồi thường. - Tính toán giá trị tổn thất và đối chiếu tỷ lệ tham gia bảo hiểm, số tiền bảo hiểm. - Xác định tỷ lệ bồi thường, mức khấu hao, thu hồi, thanh lí tài sản hư hỏng. - Xác định tỷ lệ bồi thường áp dụng với xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ

giới có điều khoản trừ khấu hao.

Bồi thường viên có trách nhiệm tính đúng, đủ và chính xác về số tiền bồi thường, sau đó lập tờ trình lãnh đạo duyệt số tiền bồi thường xem xét.

Bước 3: Thông báo bồi thường.

Sau khi lãnh đạo xem xét đồng ý duyệt phương án giải quyết, sau đó bồi thường viên lập thông báo gửi khách hàng.

Bước 4. Thanh toán số tiền bồi thường

Bồi thường viên cần thông báo cho phòng kế toán để chuẩn bị tiền. Thủ tục trả tiền bồi thường theo quy định của công ty. Người được bảo hiểm phải kí vào giấy xác nhận bồi thường, kiểm tra giấy tờ khi làm thủ tục bồi thường. Đồng thời cần theo dõi việc trả tiền của phòng tài chính– kế toán.

Bước 5: Triển khai các công việc sau bồi thường như đòi tái bảo hiểm, đòi người thứ ba, thanh lí tài sản, thông kê, báo cáo...

Bước 6: Đóng hồ sơ bồi thường và quản lí hồ sơ.

2.4.3.2.2. Kết quả bồi thường.

Sau khi giám định số tiền phải bồi thường, công ty sẽ trực tiếp chi trả các khoản phải bồi thường cho người tham gia trong thời gian sớm nhất có thể.

Bảng 2. 5. Kết quả bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới giai đoạn 2011- 2014.

Năm Đơn vị 2011 2012 2013 2014

1.Chi bồi thường Triệu đồng 2.610 2.982 3.257 4.135

2.Doanh thu phí bảo

hiểm gốc Triệu đồng 10.750 14.343 14.320 16.720

3.Số xe tham gia xe 5.456 7.135 6.755 7.850

4.Số vụ bồi thường Vụ 330 310 295 286

các năm. Năm 2011 số tiền bồi thường là 2.610 triệu đồng, năm 2013 tăng lên là 2.982 triệu , năm 2013 là 3.257 triệu và đến năm 2014 chi bồi thường nghiệp vụ đã tăng lên đến 4.135 triệu. Nếu quan sát trên bảng kết quả thì có vẻ mâu thuẫn vì số vụ bồi thường ngày càng giảm đi ( năm 2014 số vụ bồi thường là 286 vụ trên 7.850 xe tham gia bảo hiểm, giảm 44 vụ so với năm 2011) mà số tiền bồi thường ngày càng lớn. Nguyên nhân là bởi vì trong giai đoạn đầu mới thành lập, số xe khai thác được ít, giá trị bảo hiểm nhỏ hơn vậy nên giai đoạn sau khi khai thác được nhiều hợp đồng có giá trị lớn, doanh thu phí cao nên dù số vụ thiệt hại xảy ra ít hơn nhưng giá trị bảo hiểm cao hơn làm cho chi phí bồi thường cũng cao hơn.

Số vụ phải bồi thường ngày càng được giảm đi, tuy con số không đáng kể nhưng đối với một công ty nhỏ, còn hạn chế về kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh thì con số cũng thể hiện được sự cố gắng của công ty. Số vụ bồi thường giảm cũng chứng tỏ công ty đã có những phương pháp tích cực trong việc đề phòng và hạn chế tổn thất.

2.4.4. Tình hình trục lợi bảo hiểm.

Trục lợi bảo hiểm luôn là vấn đề đặt ra đối với mỗi công ty. Việc tìm ra nguyện nhân và giải quyết vấn đề này ngày càng phức tạp và khó khăn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trang trục lợi bảo hiểm, có thể do chủ ý của người tham gia, hoặc cũng có thể do sự thông đồng giữa người tham gia và nhân viên giám định...Thị trường bảo hiểm phát triển ngày càng sôi động, cạnh tranh khốc liệt sẽ tạo ra những khe hở để những hành vi gian lận nhằm mục đích trục lợi có thể xen vào. Việc các doanh nghiệp luôn giữ bí mật thông tin, sự trao đổi cần thiết về khách hàng với nhau dường như không có. Đó là một bất lợi dễ khiến hành vi một đối tượng tài sản nào đó có thể tham gia ở nhiều doanh nghiệp để nhận được tiền bồi thường từ cả hai doanh nghiệp. Trục lợi bảo hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của công ty, ngoài ra nó còn tác động đến uy tín của một doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vây, mỗi công ty phải đề xuất ra những phương án để phòng chống trục lợi có hiệu quả.

Là một công ty mới thành lập chưa được bao lâu so với các công ty bảo hiểm khác, trong quá trình hoạt động công ty cổ phần Bảo Hiểm Hùng Vương chi nhánh Hà Nội cũng không thể tránh khỏi vấn đề trục lợi bảo hiểm.

giai đoạn 2011- 2014.

Năm Đơn vị 2011 2012 2013 2014

1.Số vụ nghi ngờ trục lợi Vụ 12 10 9 7

2.Số vụ bồi thường Vụ 330 310 295 286

3.Số tiền nghi ngờ trục lợi Triệu đồng 87 80 75 60

4.Số tiền bồi thường Triệu đồng 2.610 2.982 3.257 4.135

5.Tỷ lệ số vụ nghi ngờ trục lợi trên số vụ bồi thường(1/2)

% 3,6 3,2 3,0 2,4

6.Tỷ lệ số tiền nghi ngờ trục lợi trên số tiền bồi thường(3/4)

% 3,3 2,7 2,3 1,5

Nguồn: Ban xe cơ giới công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương chi nhánh Hà Nội

Nhìn chung có thể thấy số vụ trục lợi bảo hiểm có xu hướng giảm đi, năm 2011 số vụ nghi ngờ trục lợi là 12 vụ chiếm 3,6 % số vụ bồi thường. Những năm tiếp theo những con số này có chiều hướng tích cực hơn, số vụ trục lợi giảm xuống còn 7 vụ( năm 2014).

Sự giảm số vụ trục lợi giúp giảm bớt những chi phí bồi thường không đáng có, tỷ lệ % số tiền nghi ngờ trục lợi so với số tiền bồi thường nghiệp vụ liên tục giảm, tuy con số trên là không đáng kể nhưng đối với công ty cổ phần Bảo Hiểm Hùng Vương chi nhánh Hà Nội là một thành công nhỏ trong thực hiện công tác quản lí nghiệp vụ bảo hiểm. Điều này, cũng chứng tỏ được công tác ngăn ngừa trục lợi của công ty đã có nhiều phương hướng tốt.

Một phần của tài liệu Thực trạng kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại bảo hiểm hùng vương (Chuyên đề ĐH Kinh tế Quốc dân) (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w