Nghệ thuật tạo dựng chi tiết gây cườ

Một phần của tài liệu Cái hài trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 26 - 29)

Trong Số đỏ, những chi tiết gây cười xuất hiện với một tần số dày đặc mà không thể nào phát hiện, liệt kê và phân tích được hết đầy đủ của nó. Ở cấp độ câu văn và mệnh đề, Vũ Trọng Phụng đã tạo được những câu gây cười độc đáo

bằng nhiều thủ pháp riêng như: lối so sánh ví von, cách nói ngược, cách nói phóng đại, dùng hình ảnh phản nghĩa…

Nghệ thuật xây dựng những hình tượng phản nghĩa, tức là nhà văn dựng lên vật biểu tượng một cách sừng sững, nhưng vật biểu tượng ấy được nhà văn xây dựng bằng vật liệu không tốt, dễ bị đỗ vỡ. Như việc nhà văn gọi tên cho các phong trào được coi là tân tiến trong xã hội đó. Cụ thể là phong trào Chấn hưng

Phật giáo có ý nghĩa là một phong trào cải cách lại nền Phật giáo sao cho tốt đẹp

và bền vững. Hình thức là vậy, nhưng đây lại là phong trào đi ngược với những tín ngưỡng thiêng liêng vốn có, là một phong trào cốt huỷ hoại chứ không cốt để xây dựng. Bằng chứng là sư ăn thịt chó, đi hát cơ đầu, mở báo kinh doanh, ngấm ngầm đấu đá nhau, tiêu diệt lẫn nhau,… Hội Khai trí Tiến đức thì có nghĩa là Hội sẽ làm công việc mở đường, phát triển tài năng và trí tuệ con người thì lại có hành động ngược lại là huỷ hại đi sự trong sáng của tiếng Việt, bằng cách là dự định đưa vào từ điển những từ ngữ “dơ dáy” của Xuân như “nước mẹ gì”, “bỏ

mẹ”,… Hay như phong trào Âu hố có ý nghĩa là làm cho xã hội tiến hoá hơn, văn minh hơn theo văn hố của Âu Tây nhưng chi tồn chào đó, hoan nghênh những thứ rác thải của văn hoá phương Tây. Với những phong trào như vậy, ta thấy rằng xã hội đương thời đang chạy đua theo hình thức, thích học địi và giả dối.

Cách nói ví von và so sánh của nhà văn làm cho người đọc bao phen đã bật cười. Tác giả cắt nghĩa từ Âu hố như thế này: “Cái thẹo lộn xi thì mới là chữ

U, cịn cái thẹo chổng ngược thì chính là chữ A. Thợ thuyền gì mà khơng hiểu một tí mĩ thuật nào cả! Nghe đây này, trước hết anh phải đóng cho tơi cái thẹo lộn ngược rồi đến cái thẹo lộn xuôi. Thế là A, U tức là Âu. Rồi thì cái miếng gỗ trịn thủng giữa là chữ O, rồi đến cái thẹo lộn ngược là chữ A, tức là Hoá, nghĩa là cửa hiệu Âu hoá!” [11; tr.53], với cách chỉ dẫn và lí giải như vậy chỉ làm cho

thằng dốt như Xuân hiểu. Thật là chữ với nghĩa, khó hiểu và vơ nghĩa. Cịn ơng thấy tướng số thì được đem ra so sánh “thỉnh thoảng lại ngáp như một nhà triết

học chân chính” [11; tr.6], Xn Tóc Đỏ tán tỉnh cơ hàng mía thì có “giọng cười hi hí như ngựa” [11; tr.7], bị bà Phán chê là “không thồng minh” nhưng Xn Tóc

Đỏ “khơng hiểu rằng mình đã bị khinh bỉ như một nhà đạo đức chân chính bị

khinh bỉ’ [11; tr.50], khi ơng Văn Minh cổ động bà Phó Đoan lập sân quần thì ơng

nói “một cách liến thoắng trôi chảy như nước suối, sốt sắng như những nhà

không thành thật chút nào cả” [11; tr.86], ông quảng cáo Xuân “như một con chó trung thành với chủ”. Bà Phó Đoan cũng được so sánh ví von chẳng kém, bà ăn

mặc “chẳng kém gì một tính đồ của chủ nghĩa khoả thân” [11; tr.39], bà thường “ôm lấy con Loulou vào lịng một cách thân u như ơm một người tình nhân” [11; tr.38], tiếng xe của bà thì “un un dữ tợn như tiếng của một thứ lợn rừng kì

quái” [11; tr.36]. Con của bà Phó Đoan – “em chã” vẫn nhơng nhơng khi tắm,

chứng kiến cảnh đó thì cũng “hay ho chẳng kém một tấm ảnh khiêu dâm” [11; tr.39]. Cụ cố Hồng thì được so sánh “như một người dân bảo hộ trung thành, một

viên chức gương mẫu, một người cha nhân từ và sợ sệt con gái y như một người nơ lệ” [11; tr.92], rồi có lúc cụ “ngáp dài một cái, nước mắt nước mũi chảy ra như những người nghiện thuốc phiện đứng đắn và hút có phương pháp” [11;

tr.179], cụ bà thì mỗi khi tranh cãi với chồng thì “sụt sịt như những bà mẹ hủ

lậu khả ố” [11; tr.177] và “nhai nhãi nói như một cái chão rách” [11; tr.177] …

Sự ví von, so sánh trong Số đỏ vơ cùng phong phú và đa dạng về số lượng và kiểu cách góp phần quan trọng trong việc bộc lộ tính cách nhân vật và hồn thiện giọng điệu trào phúng thể hiện rõ sự châm biếm, đả kích của tác giả.

Số đỏ có những câu khẩu hiệu mang ý nghĩa đối chọi nhau, mâu thuẫn

nhau về nghĩa như: “Sự đại bại vạn tuế/ vạn tuế”, “Vạn tuế những ông chồng mọc

sừng”, “Vú cao su vạn tuế/ vạn tuế”,… Những câu khẩu hiệu này đã phơi bày ra

một xã hội điên đảo, lật tung lên mọi quy luật, trật tự vốn có. Xưa nay, người ta chỉ tung hơ những gì tốt đẹp và cao cả là vạn tuế với hi vọng điều đó sẽ trường tồn. Cịn xã hội trong Số đỏ lại đi ngược lại, tôn cái xấu, cái giả dối, cái nhục nhã là vạn tuế. Thật là một việc vơ lí và đáng nêu lên để cùng cười, để thấy rằng xã hội ấy đang giẫm đạp lên mọi giá trị để đề cao sự phi nghĩa. Ngồi ra, nhà văn cịn tạo ra những mệnh đề trào phúng gay gắt hơn để chuốt cho tiếng cười trở nên sắc nhọn, để phản ánh một xã hội đầy nghịch lí, trong thời buổi Âu hố lố lăng, bịp bợm.

Để tăng tính hài hước, trong Số đỏ đã sử dụng cách diễn đạt cường điệu liên tiếp, ở chỗ nhà văn đã sử dụng nhiều tính từ mang tính chất mạnh như: bù cả

đầu, xoăn cả tóc, chúa đến thế là cùng, đốn như thánh như thần, nói tiếng Tây ngậu sị cả phố, áo quần mỏng gần bằng giấy quấn thuốc lá, thua hộc máu mồn, cực kì to tát, sung sướng cực điểm,... Bên cạnh đó nhà văn cịn sử dụng nhiều con

số mang tính chất ước chừng để tạo ra tiếng cười. Ở nhân vật cụ cố Hồng, tác giả đã sử dụng nhiều con số để diễn đạt tính bảo thủ, máy móc của nhân vật này. Trong chương XV, “Trong lúc gia đình đang nhốn nháo, thằng bồi tiêm đã đếm

được đúng một ngàn tám trăm bảy mươi hai câu gắt: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” [11; tr.232]. Đến chương XX, những con số có ý nghĩa như trên lại xuất

hiện “Cụ đã nằm xuống kéo điếu thuốc phiện thứ chín mươi sáu và nghĩ cách để

bị đấm nữa thì mới thật là mãn nguyện” [11; tr.329]. Nhân vật Văn Minh cũng

được Vũ Trọng Phụng sử dụng những con số để châm chọc. Trước khi diễn thuyết hay nói điều gì mà Văn Minh nghĩ là quan trọng thì ơng uốn lưỡi rất nhiều lần “Ơng Văn Minh thấy cần nói những câu ân nghĩa để đối phó với sự nhờ vả.

Ơng uốn lưỡi bảy lần trong miệng rồi mới tán” [11; tr.86]. Đây là những con số mang tính chất cường điệu trong văn trào phúng. Nó tạo nên tính hài hước trong tác phẩm, nó trở thành con số thích đùa và biết đùa dai, nó đưa nhân vật ra cười cợt, châm chích.

Một phần của tài liệu Cái hài trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 26 - 29)