Tình huống hành động của nhân vật

Một phần của tài liệu Cái hài trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 34 - 36)

Từ những biến chuyển trong tâm lí, trong nhận thức thì tất yếu dẫn đến hành động của nhân vật. Trong tác phẩm có nhiều tình huống hành động xuất phát từ nội tâm, từ nhận thức trước đó của nhân vậy.

Chính vì việc nhận thức được nhận thức được bản chất của xã hội, hắn càng vênh mặt với đời thì sẽ được đời kính trọng lên bất nhiêu. Nên Xn đã có giọng trịch thượng, vênh váo với cơng chúng “Hỡi công chúng! Mi chưa hiểu rõ

những lẽ cực kì to tát nó khiến ta phải đánh nhường giải cho nhà vô địch Xiêm La! Quần chúng nơng nổi ơi! Mi đã biết đâu có lịng hi sinh cao thượng vơ cùng”

[11; tr.320], rồi hắn có cử chỉ của những bậc diễn thuyết “nó vỗ vào ngực”, “nó

đấm tay xuống khơng khí”, “nó giơ cao tay lên”. Với bài phát biểu này, hắn

chứng tỏ được khả năng hùng biện của những ngày tháng thổi loa cho hiệu thuốc lậu và cái tự nhiên của anh lính chạy cờ hiệu rạp hát. Trong chương XIX, Xuân đã có hành động thật khéo léo và thơng minh khi xử lí ngầm hai địch thủ của mình trong trận đấu quần vợt sắp diễn ra. Song song đó hắn lại có thể tránh đi cái hoạ cho bản thân “Lúc trông thấy người tay sai của kẻ tình địch, nó bèn khoanh

tay đứng im… Đến lúc người ấy quả thật có lén bỏ cái gì vào túi quần nó, nó cũng tảng lờ như khơng biết” [11; tr.296], rồi hắn nhanh nhẩu tìm cho mình một

chỗ nấp an toàn và chỉ việc chờ xem kết quả “Xe ơ tơ của hai đức vua chỉ cịn

cách dăm thước là đến chỗ ấy… Trong khi thiên hạ xơ đẩy nhau hoặc chỉ trỏ nhau mà xì xào thì nhanh như một con cuối lủi, Xn Tóc Đỏ đã thừa cơ thụt lùi rồi rảo bước đi ngược xe vua.” [11; tr.298]. Đây là tình huống chứng tỏ Xuân biết

khai thác sự may mắn đến với hắn và còn biết dùng thủ đoạn để triệt tiêu người ám hại hắn. Đây quả là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động của Xuân.

KẾT LUẬN

Số đỏ, đấy là một tác phẩm tuyệt vời , đấy là “đứa con tinh thần” của nhà

văn Vũ Trọng Phụng. Kể từ khi xuất hiện cho đến nay, dẫu có trải qua bao thăng trầm của thời gian cũng như sự biến động của nền văn học dân tộc Số đỏ vẫn hằn

sâu trong nhận thức của mỗi độc giả với những thái độ khác nhau. Có lúc khen chê, lúc u lúc ghét, có lúc chính tác phẩm bị dìm xuống dưới đáy của vực sâu nhưng những giá trị nghệ thuật độc đáo và tài năng mà nhà văn đã thể hiện trong

Số Đỏ là không thể phủ nhận được. Với nụ cười trào phúng ở những mức độ khác

nhau, với chính tiếng cười đọng lại vị đắng trên mơi có thể nói Số đỏ là một tác phẩm nên đọc để được cười theo nhiều kiểu: cười hài hước, cười mỉa mai, cười thẳng, cười đắng chát,… không chỉ vậy tác phẩm còn là một kiệt tác của nền văn học Việt Nam hiện đại, là tác phẩm vinh danh cho văn chương hiện thực Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.

Đặc điểm trào phúng nổi bật của tác phẩm là mang tính chất khái qt về một xã hội vơ nghĩa lí – xã hội thành thị, thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Tác phẩm cười tồn bộ những lớp người,từ lớp người bình dân cho đến tầng lớp thượng lưu, đến cả những tầng lớp , lớp người được coi là trụ cột của một quốc gia, dân tộc,…đến tất cả những thói xấu, tất cả những phong trào chính trị, lãng mạn và thể thao được coi là “tân thời” đang tồn tại trong xã hội ấy. Qua đó phản ánh một xã hội bát nháo, vô nghĩa lý. Để phản ánh được điều đó Vũ Trọng Phụng sử dụng nghệ thuật trào phúng vơ cùng độc đáo, trong đó có kết hợp tổng hòa các yếu tố để tạo nên một tràng cười giòn giã mà sâu cay, đánh sâu vào từng cảm nhận của từng độc giả khi chiêm nghiệm nó . Từ những tình huống gây cười đa

dạng, phong phú được đan xen với nhau một cách khéo léo làm cho những tình huống gây trị ấy cứ liên tục “trình diễn”. Đến cái cách mà nhà văn vẽ nên những bức trân dung biếm họa cho từng nhân vật, cái cách mà ơng xây dựng nên những tình huống phi lý, ngược đời,... Sự kết hợp giữa những yếu tố truyền thống và hiện đại kia trong những tình huống cũng như sự sáng tạo riêng của nhà văn trong cách xây dựng nhân vật của chính mình trên đã tạo ra sức cuốn hút, sự hấp dẫn riêng cho Số đỏ cũng như văn chương của Vũ Trọng Phụng.

Một phần của tài liệu Cái hài trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 34 - 36)