Để phản ánh hiện thực một cách sâu sắc nhất Vũ Trọng Phụng lại tiến đến những hình thức nghệ thuật vi phạm logic hiện thực, vi phạm chuẩn mực đời sống, đó là cái ngược đời phi lý. Từ sự ngược đời phi lý ấy mà tạo ra tiếng cười cho độc giả. Chuỗi cười dài Số Đỏ cũng là chuỗi những tình huống ngược đời kế tiếp nhau. Do nạn khủng hoảng kinh tế, chính phủ buộc sở cảnh sát phạt dân
thành phố bốn vạn đồng. Sở cảnh sát trung ương chia cho ty cảnh sát chi nhánh phạt năm ngàn đồng, thế là màn bi hài kịch diễn ra với hai cái ngược đời. Một là cảnh sát bảo vệ pháp luật mà lại đau khổ vì dân ta văn minh mất rồi, khơng ai chịu đánh chửi nhau, khơng ai chịu phóng uế, đái bậy ra đường, tức là không ai chịu phạm luật. Thế là họ phải nghĩ ra một diệu kế. Cảnh sát phải nhè chính mình ra để mà phạt lẫn nhau để đủ tiền giao nộp cho đúng chỉ tiêu trên giao. Hay một cảnh ngược đời nữa diễn ra ở chương 5 cũng khơng kém phần hài hước . Ơng TYPN nhà cải cách y phục đã sáng chế ra đủ một lằng lơ (ngây thơ, lưỡng lự, hay chờ một chút, dậy thì, lời hứa ... ) để cổ động phong trào ăn mặc theo lối Âu hóa. Thể nhưng khi bắt gặp vợ mình ăn mặc theo lối ấy thì lại nổi trận lơi đình, mắng vợ là “ đồ đĩ ". Đám ma là chuyện buồn rầu, chuyện tang tóc nhưng đám ma cụ cố Tổ thì rất ngược đời vì bỗng trở thành ngày hội,đám rước linh đình “ Bọn con cháu vơ tâm ai cũng sung sướng thoả thích. Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó...” thật đúng là “hạnh phúc của một tang gia” . Lại một tình huống
nữa khi Xn tóc đỏ thua quần vợt, đã thế lại càng diễn thuyết rất hùng hồn trước quần chúng, gọi quần chúng là "mi", là kẻ "nông nổi”... thế mà thiên hạ sốt sắng tung hơ "Xn tóc đỏ vạn tuế: Sự đại bại vạn tuế" ...
Xây dựng kiểu tình huống ngược đời như vậy một mặt Vũ Trọng Phụng muốn bóc trần cái xã hội đã suy đồi về đạo lí, nhân phẩm, một mặt muốn phanh pha cuộc đời như một trị hề trong đó con người cũng như những con rối, sắm một vai hế lố lăng múa hay khóc, cười hay khóc rất vơ nghĩa lý.