Một số bệnh thường gặp trên lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 30 - 39)

Bảng 4.9 Kết quả chăm sóc lợn con

2.2. Tổng quan tài liệu

2.2.3. Một số bệnh thường gặp trên lợn nái sinh sản

* Hiện tượng đẻ khó

Lợn đẻ mà thời gian sổ thai kéo dài nhưng thai vẫn không được đẩy ra ngồi. Bệnh biểu hiện dưới nhiều hình thức, diễn biến khác nhau, không những gây tổn thương cho cơ quan sinh dục mà cịn dẫn đến hiện tượng vơ sinh, thậm chí cả lợn mẹ và lợn con có thể chết.

- Đẻ khó do nguyên nhân cơ thể mẹ:

Khi chăm sóc, ni dưỡng khơng tốt, thức ăn không đầy đủ, chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu của lợn mang thai dẫn đến cơ thể mẹ suy nhược, sức khỏe kém. Trong quá trình đẻ, sức rặn đẻ của lợn yếu, thậm chí khơng rặn đẻ, cổ tử cung co bóp yếu nên khơng đẩy thai ra ngoài.

Lợn ăn quá nhiều tinh bột, protein dẫn đến béo cũng gây ra đẻ khó. Lợn quá gầy cũng dẫn đến đẻ khó.

Chế độ dinh dưỡng khơng phù hợp hoặc do q ít thai, làm thai quá to khơng phù hợp với kích thước của xương chậu và đường sinh dục của lợn mẹ. Thai bị dị hình.

Đẻ khó do ngun nhân bào thai thường chiếm 3/4, những nguyên nhân và loại hình đẻ khó có thể xảy ra đơn độc hoặc kết hợp lại với nhau như bào thai quá to mà xương chậu lại quá nhỏ, thai to cộng với tư thế thai khơng bình thường… khi rặn đẻ thai bị kẹt không ra được.

Cơn co thắt và rặn đẻ thứ yếu thứ phát xảy ra do bào thai không di chuyển được. Các cơn co thắt và dặn đẻ yếu nguyên phát, thông thường quan sát khi phạm vi chế độ chăm sóc ni dưỡng gia súc chửa và thiếu vận động, cũng như khi bị bệnh làm suy yếu sức khỏe của con mẹ. Cần can thiệp để cứu lợn con và lợn mẹ (Trần Văn Bình, 2013) [2].

- Triệu chứng:

Lợn nái đến ngày đẻ, nước ối vỡ ra, trong nước ối có lẫn phân su nhưng khơng thấy thai ra. Lợn nái có biểu hiện rặn nhiều lần, rặn mạnh, thậm chí lợn nái cịn rặn căng bụng, cong lưng, chân đạp vào thành chuồng để rặn nhưng thai vẫn không ra. Do thời gian rặn đẻ mạnh và kéo dài mà thai vẫn không ra làm cho lợn nái mệt mỏi. Nếu để lâu có thể dẫn đến hiện tượng thai bị ngạt mà chết. Khi đưa tay vào đường sinh dục thấy khung xoang chậu hẹp, thai to hoặc ở tư thế khơng bình thường nằm kẹt ở trước cửa xoang chậu.

- Hậu quả:

Tử cung co bóp mạnh mà thai không ra, thai bị chèn ép, bị ngạt thở dẫn đến lợn con bị chết.

Nếu mổ để lấy thai ra ngồi thì lợn mẹ hay bị chết hoặc khơng thể dùng sinh sản lứa sau.

Do lợn nái rặn đẻ mạnh và kéo dài làm lợn nái mệt mỏi, kéo dài thời gian đẻ, sức co bóp của tử cung giảm, gây ra hiện tượng sót nhau, sót con dẫn đến viêm đường sinh dục.

Khi dùng biện pháp can thiệp không đúng cách, gây xây xát niêm mạc tử cung, hoặc dụng cụ thủ thuật không đảm bảo vệ sinh làm lợn bị nhiễm một số bệnh: viêm tử cung, viêm vú, sảy thai truyền nhiễm… khi đó, niêm mạc sẽ có những vết sẹo gây cản trở cho quá trình thụ thai, thai làm tổ… dẫn đến xảy thai, tiêu thai, đẻ non ở những lần sinh sản tiếp theo, thậm chí là vơ sinh.

Bệnh viêm tử cung

- Nguyên nhân bệnh viêm tử cung:

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [7], viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.

Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [1], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:

+ Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh khơng được vơ trùng khi phối giống có thể từ ngồi vào tử cung lợn nái gây viêm.

+ Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn khoẻ.

+ Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.

+ Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: Sảy thai truyền nhiễm, Phó thương hàn, bệnh Lao… gây viêm.

+ Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để xâm nhập vào gây viêm.

Theo Đoàn Kim Dung và Lê Thị Tài (2002) [6], nguyên nhân gây viêm tử cung là do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Liên cầu dung huyết

(Streptococcus hemolitica) và các loại Proteus vulgais, Klebriella, E.coli… - Triệu chứng:

+ Thể cấp tính: con vật sốt 41 - 42oC trong vài ngày đầu âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ trong âm đạo chảy ra trắng đục đơi khi có máu lờ lờ.

+ Thể mãn tính: khơng sốt, âm mơn khơng sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy trắng đục tiết ra từ âm đạo, dịch nhầy thường không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến 1 tuần. Lợn nái thường thụ tinh khơng có kết quả hoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu thai vì quá trình viêm nhiễm niêm mạc âm đạo tử cung lan sang thai làm chết thai.

- Hậu quả của bệnh viêm tử cung:

Tử cung là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ quan sinh dục của lợn nái, nếu tử cung xảy ra bất kỳ quá trình bệnh lý nào thì đều ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của lợn mẹ và sự sinh trưởng, phát triển của lợn con.

Theo Trần Thị Dân (2004) [4], khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau:

+ Dễ dẫn tới sảy thai.

+ Lợn mẹ bị viêm tử cung bào thai cũng phát triển kém hoặc thai chết lưu. + Lớp nội mạc của tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để giúp phôi thai phát triển. Khi lớp nội mạc bị viêm cấp tính, lượng

progesterone giảm nên khả năng tăng sinh và tiết dịch của niêm mạc tử cung giảm. Do đó, bào thai nhận được ít thậm chí khơng nhận được dinh dưỡng từ mẹ nên phát triển kém hoặc chết lưu. Lợn nái bị viêm tử cung mãn tính sẽ khơng có khả năng động dục trở lại. Nếu tử cung bị viêm mãn tính thì sự phân tiết PGF2α giảm, do đó thể vàng vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục tiết progesterone.

Progesterone ức chế thuỳ trước tuyến yên tiết ra LH, do đó ức chế sự phát triển của noãn bào trong buồng trứng, nên lợn nái không thể động dục trở lại được.

+ Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử cung sau khi sinh đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ sau là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ. Mặt khác, viêm tử cung là một trong các nguyên nhân dẫn đến hội chứng MMA, từ đó làm cho tỷ lệ lợn con nuôi sống thấp. Đặc biệt, nếu viêm tử cung kèm theo viêm bàng quang thì cịn ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng.

- Phòng bệnh:

Nguyễn Tài Năng và cs. (2016) [16] cho biết: vệ sinh chuồng trại sạch sẽ một tuần trước khi lợn đẻ, rắc vôi bột hoặc qt thường bằng nước vơi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường, tắm cho lợn trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú.

Theo Lê Văn Năm (1999) [15], trong khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng kỹ bằng cồn, xoa trơn tay bằng vaselin hoặc dầu lạc.

Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ.

Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ dẫn tinh đúng quy định và không để nhiễm khuẩn.

Không sử dụng lợn đực bị nhiễm khuẩn đường sinh dục để nhảy trực tiếp hoặc lấy tinh.

Phòng bệnh truyền nhiễm Leptospirosis, Brucellosis… bằng cách dùng vắc xin đúng quy định, đúng thời gian cho đàn lợn sinh sản tránh những trường hợp bị sốt đột ngột gây sẩy thai.

- Điều trị:

+ Điều trị cục bộ

Bơm rửa tử cung ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 2 - 4 lít nước đun sơi để nguội pha với thuốc tím 0,1% hay nước muối sinh lý 0,9%, sau đó bơm hoặc đặt kháng sinh như: penicilin 2 - 3 triệu UI, tetramycine hay sulfanilamid 2 - 5g hoặc clorazol 4 - 6 viên vào tử cung để chống viêm.

+ Điều trị toàn thân

Tiêm thuốc hạ sốt analgin 2 - 3 ống/ngày Tiêm kháng sinh

Phác đồ 1: Tiêm tetramycin tiêm bắp liều 10 - 15 mg/kg thể trọng, liên tục 3 - 4 ngày. Kết hợp tiêm septotryl tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 ml/10 - 15 kg thể trọng/ngày. Tiêm liên tục 3 - 4 ngày.

Phác đồ 2: tylan + polysul: tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1 ml/5 - 10 kg thể trọng/ngày. Tiêm liên tục 3 - 4 ngày.

Tiêm thuốc giảm viêm: hydrocortizone, dectancyl, prednizolone… Tiêm thuốc trợ sức: vitamin B1, C, B12.

Tiêm thuốc tạo sữa: thyroxine ngày 1 - 2 ống, liên tiếp 2 - 3 ngày, chỉ dùng khi nhiệt độ cơ thể đã hạ xuống bình thường.

* Bệnh sót nhau

Lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết do can thiệp vội vàng, thô bạo, khơng đúng kỹ thuật nên nhau bị đứt và sót lại. Lợn nái quá già, đẻ nhiều đuối sức, tử cung co bóp kém khơng đẩy được nhau ra.

- Nguyên nhân:

+ Theo Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) [25]: trong thời gian mang thai nhất là giai đoạn cuối con vật không được vận động thỏa đáng. Trong thức ăn thiếu các chất khoáng, nhất là Ca và Photpho. Con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa quá nhiều thai, thai quá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn quá mức.

+ Nhau mẹ và nhau con dính lại với nhau do con vật mắc các bệnh truyền nhiễm đặc biệt bệnh Brucellaloes (sẩy thai truyền nhiễm), hoặc do cấu tạo của nhau.

- Triệu chứng:

Căn cứ vào mức độ sát nhau người ta chia ra làm 2 loại:

+ Sót nhau hồn tồn: Tồn bộ nhau thai nằm lại trong tử cung. Khi mắc thường là có một phần treo lơ lửng ở mép âm môn.

+ Sót nhau khơng hồn tồn: Ở động vật đơn thai một phần màng nhau cịn dính lại trong tử cung con mẹ. Đối với động vật đa thai một số nhau ra ngồi, một số nhau cịn sót lại trong tử cung con mẹ.

- Điều trị:

Can thiệp kịp thời ngay khi nái có biểu hiện bệnh, khơng để quá muộn sẽ gây ra viêm tử cung, can thiệp đúng kỹ thuật, không quá mạnh tay, tránh những tổn thương. Tiêm oxytoxin dưới da để kích thích co bóp tử cung cho nhau cịn sót lại đẩy ra ngồi hết. Sau khi nhau thai ra dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục (Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh, 2010 [25]).

* Bệnh viêm vú

Viêm vú là một bệnh thường xảy ra đối với lợn nái, với biểu hiện một hoặc nhiều bầu vú sưng, nóng, đau có khi thành u, cục làm lợn đau đớn, bệnh có thể gây chết lợn nái và làm chết lợn con do thiếu sữa.

- Nguyên nhân:

Theo Muirhead M. và Alexander T. (2010) [29], nguyên nhân gây viêm vú ở lợn do nhiều loại vi khuẩn hoặc có thể do kế phát từ bệnh khác, xảy ra lác đác ở từng cá thể hoặc cả đàn. Bệnh thường xuất hiện tập trung từ khi lợn đẻ đến 12 giờ sau đó, vi khuẩn xâm nhập vào một hay nhiều bầu vú thông qua núm vú do trầy xước. Trong đó vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus chỉ gây viêm từng tuyến vú, Klebsiella spp. gây viêm cấp tính và nhóm vi khuẩn E. coli với nhiều type khác nhau đã được phân lập, độc tố của E. coli sinh ra là nguyên nhân gây viêm vú, mất sữa. Việc vệ sinh chuồng trại và núm vú đóng vai trị quan trọng trong phòng bệnh.

Khi lợn nái đẻ nếu ni khơng đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn,

Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây ra viêm vú.

Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như: E. coli, Staphylococcus, Klebsiella spp.

Trương Lăng (2000) [10] cho biết: lợn con mới đẻ chưa bấm răng nanh khi bú làm xây sát vú mẹ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập tạo ra các ổ viêm nhiễm trên bầu vú. Lợn nái ăn thức ăn nhiều đạm sinh nhiều sữa, lợn con bú không hết sữa ứ đọng tạo thành môi trường cho vi khuẩn sinh sản nhiều.

- Triệu chứng:

Sau khi đẻ 1 - 2 ngày thấy vú sưng đỏ, lợn mẹ ăn ít hoặc bỏ ăn. Vú viêm khơng tiết sữa, đầu vú sưng nóng, sờ lợn có phản ứng đau, không cho con bú, đàn con thiếu sữa gầy yếu nhanh chóng và kêu rít nhiều. Lợn mẹ sốt cao 40 - 42oC, sữa ở vú viêm chứa mủ màu xanh, lợn cợn, để ra gió có mùi hơi. Nếu không điều trị kịp thời vú sẽ cứng gây viêm mãn tính khơng tiết sữa. Khi viêm, ban đầu chỉ một vú viêm, không điều trị sẽ lây sang vú khác.

Bình thường viêm vú thường xảy ra ngay sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7- 10 ngày, có con đến một tháng.

Viêm vú được chia thành các thể: viêm thanh dịch, viêm cata, viêm fibrin, viêm cata có mủ, viêm áp xe, viêm thể plegemol, viêm có máu.

- Hậu quả:

Hậu quả của bệnh viêm vú cũng rất nặng nề.

+ Nếu viêm vú ở thể nhẹ, điều trị kịp thời thì lợn nái ni con sẽ giảm lượng sữa.

+ Nếu nặng, ở dạng vú hoại tử thì phần lớn các tổ chức ở tuyến vú bị hoại tử do các vi khuẩn gây hoại tử xâm nhập qua vết thương, nếu bị huyết nhiễm trùng hay huyết nhiễm mủ thì bệnh khó chữa, con vật có thể chết.

Nguyễn Xn Bình (2000) [1] cho biết: lợn nái mất sữa sau khi đẻ kế phát từ viêm vú, viêm tử cung. Khi viêm cơ thể mẹ thường hay bị sốt 2 - 3 ngày liên tục, mất nước, nước trong tế bào và mơ bào bị giảm ảnh hưởng đến q trình trao đổi chất, nhất là sự hấp thu dinh dưỡng ở đường tiêu hóa bị giảm, dần dần đến mất sữa. Khả năng phục hồi chức năng tiết sữa bị hạn chế ảnh hưởng đến các lứa đẻ tiếp theo.

Khi con vật bị viêm vú sẽ dẫn đến các biến chứng sau:

+ Teo đầu vú: phần lớn tế bào tuyến vú bị tổn thương, cơ năng tiết sữa khơng thể hồi phục được. Thể tích thùy vú bị bệnh nhỏ hơn vú bình thường. Tuy các tuyến vú khơng nhất thiết phải có hiện tượng xơ cứng rõ rệt, nhưng khả năng tiết sữa của chúng đã giảm, thậm chí là mất hẳn. Hiện tượng này chính là hiện tượng teo đầu vú. Sau khi bị teo, các thùy vú lành phải tiết sữa bù cho thùy vú bệnh nên chúng phát triển nhiều hơn.

+ Bầu vú bị xơ cứng: tổ chức liên kết tăng sinh và trở thành rắn, còn tổ chức của bản thân tuyến vú lại teo đi.

- Chẩn đoán bệnh viêm vú:

Dựa vào triệu chứng lâm sàng: bằng mắt thường quan sát thấy bầu vú sưng đỏ, khi xoa bầu vú thấy có cảm giác nóng và hơi cứng, khi vắt thấy khơng có sữa, lợn nái có cảm giác đau và chỉ thấy nhiều dịch trong hay sữa đặc như bã đậu. Một số trường hợp bầu vú chuyển sang thâm đen rất nguy hiểm cho con vật, đó là viêm thối rữa rất khó điều trị.

- Phòng và điều trị bệnh viêm vú:

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 30 - 39)