Kết quả thực hiện một số công tác khác

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 63)

Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm đuôi, tiêm sắt lợn con, thiến lợn đực.

Đỡ đẻ lợn con: kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau: + Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.

+ Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn lau khô người lợn, lợn con phải khô và sạch.

+ Cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35ºC.

+ Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.

+ Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

Tiêm sắt cho lợn con:

+ Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, bấm đuôi, tiêm kháng sinh và chế phẩm Fe - Dextran - B12.

+ Thường thì chế phẩm Fe - Dextran - B12 sẽ được tiêm vào 3 ngày tuổi sau khi lợn con sinh với liều lượng 2 ml/con, nhưng để tránh gây strees cho lợn con và tiện cho các thao tác kỹ thuật thì trại thực hiện các công việc đó cùng một lúc.

+ Sắt sẽ được tiêm bổ sung lần 2 vào 7 - 10 ngày tuổi nếu thấy cần thiết.

Mài nanh:

+ Mục đích là để trong quá trình bú sữa lợn con không dùng răng nanh cắn vú lợn mẹ làm nái đau không tiết sữa và tránh làm bị thương vùng vú lợn mẹ cũng như làm bị thương mặt các lợn con khác vì vi khuẩn có thể thông qua các vết thương này xâm nhập gây nhiễm trùng.

+ Vị trí mài: 1/3 từ cổ răng lên. + Thời gian: sau khi đẻ được 24h.

Bấm đuôi:

+ Mục đích là để hạn chế thiệt hại do lợn con cắn đuôi nhau. + Vị trí bấm: dùng kìm nhiệt cắt bấm gốc đuôi 2 cm.

Thiến lợn đực:

+ Thông thường, trong chăn nuôi lợn nái sinh sản người ta thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Trong thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 1 hoặc 2 sau khi sinh.

+ Trước khi thiến lợn đực, cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh.

+ Thao tác: đầu tiên tiêm cho lợn con 1 ml/con kháng sinh penistrep. Sau đó người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn, sau đó vặn cho dịch hoàn đứt ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, bôi cồn iod vào vị trí thiến và rốn.

Ưu điểm: dễ thao tác và tốn ít thời gian.

Nhược điểm: lợn đực sau khi thiến dễ bị viêm dịch hoàn và dính ruột. Kết quả thực hiện một số thủ thuật trên đàn lợn trong thời gian em thực tập được thể hiện trong bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả chăm sóc lợn con

STT Công việc thực hiện

Số con lợn con sinh ra

(con)

Số lợn con trực tiếp thực hiện (con) Tỷ lệ (%) 1 Mài nanh, bấm đuôi 4284 3448 80,48 2 Thiến lợn đực 1468 962 65,53 3 Tiêm sắt 4284 3448 80,48

Qua 6 tháng thực tập, em đã tiến hành mài nanh, bấm đuôi 3448 con, thiến lợn đực 962 con. Khi thao tác trên lợn con em đã rút ra được một số kinh nghiệm như:

+ Lợn con sau khi đẻ ra nếu nằm trong bọc thì cần xé bọc ngay để tránh lợn con bị ngạt, nếu lợn bị ngạt thì dùng tay vỗ nhẹ vào lưng lợn để kích thích hô hấp hoặc nâng 2 chân trước và 2 chân sau con lợn lại, gập bụng để kích thích hô hấp.

+ Lợn con sau khi đẻ, lau sạch mình thì em có xoa thêm bột mistral để lợn nhanh khô, giữ ấm và tăng cường sức đề kháng.

+ Lợn con sau khi đẻ 30 phút thì cho ra bú mẹ, con nhỏ, yếu cho lên bú ở những vú đầu, những con to khỏe hơn cho bú ở những vú sau.

+ Nếu lợn mẹ không cho lợn con bú, cắn con thì em cùng mọi người buộc chân lợn mẹ, cố định để cho lợn con bú sữa.

+ Lợn con được 3 - 5 ngày tuổi thì em tiến hành lắp máng tập ăn và cho lợn con tập ăn. Vì lợn con mới sinh nên sức đề kháng yếu với điều kiện môi trường nên cần chú ý thắp bóng sưởi để giữ ấm, tránh các bệnh về hô hấp và phòng ngừa tiêu chảy ở lợn con. Nếu lợn con bị lạnh hay bị tiêu chảy thì em có xoa thêm bột mistral lên mình lợn và rắc lên sàn chuồng để chống rét cho lợn. Qua đó em thấy, sử dụng bột mistral cho lợn rất tốt, nhất là vào mùa đông lợn được giữ ấm tốt, người nhanh khô hơn sau khi đỡ đẻ so với những con không được xoa bột, lợn con có sức đề kháng tốt hơn với các bất lợi từ môi trường.

Khi mài nanh, thiến lợn đực phải tiến hành nhẹ nhàng vì lợn con còn rất nhỏ và yếu, nên tiến hành mài nanh, khi đẻ 1 - 2 ngày và thiến lợn đực cùng lúc đó để tiện thao tác vì nếu mài nanh và thiến quá muộn thì lợn con dễ mất máu nhiều, vết thương khó lành hơn và lợn con quá to gây khó khăn cho việc cố định.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trang trại với chuyên đề: “Thực hiện quy trình

chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang” em xin có một số kết

luận sau:

Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trang trại, em đã theo dõi và thực hiện được một số công việc sau:

- Về công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn:

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng cho 336 nái đẻ trong đó số con đẻ bình thường 328 con, phải can thiệp là 8 con (2,38%).

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng 4284 lợn con, số con còn sống đến cai sữa 3924 con (91,59%).

- Về công tác phòng bệnh:

+ Thực hiện vệ sinh quét dọn chuồng trại, quét vôi đường đi 160 lần, phun sát trùng chuồng trại 320 lần đạt 100% công việc được giao.

+ Lợn con tại trại được phòng bệnh thiếu máu và cầu trùng đạt 100%, - Về công tác chẩn đoán, điều trị bệnh:

+ Lợn nái tại trang trại mắc các bệnh đẻ khó (2,38%), viêm tử cung (2,97%), sát nhau (1,19%), viêm vú (2,08%)

+ Dùng thuốc Oxytocin và Pen-strep điều trị bệnh viêm tử cung cho lợn, tỷ lệ khỏi đạt 80%.

+ Dùng thuốc Oxytocin và Pen-strep điều trị bệnh sát nhau, tỷ lệ khỏi đạt 100 % .

+ Dùng thuốc Pen-strep điều trị bệnh viêm vú, tỷ lệ khỏi đạt 71,42%. + Dùng thuốc Oxytocin điều trị bệnh viêm khớp, tỷ lệ khỏi đạt 75%.

+ Lợn con tại trang trại mắc các bệnh hội chứng tiêu chảy 1150 (26,84%), điều trị khỏi 1065 con (92,60%). Mắc bệnh đường hô hấp 160 con (3,73%), điều trị khỏi 152 con (95%).

- Một số công tác khác thực hiện tại trang trại trong quá trình thực tập: mài nanh, bấm đuôi, tiêm sắt 3448 con, thiến 962 lợn đực.

5.2. Đề nghị

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân, sinh viên thực tập tại trại trong việc tuân thủ quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con của trại.

- Có những buổi trao đổi kinh nghiệm giữa kỹ sư và công nhân ở trại để tăng thêm sự hiểu biết về kiến thức và nâng cao tay nghề, giúp cho công nhân hiểu thêm về tầm quan trọng của công tác phòng, trị và nhận biết các bệnh trong chăn nuôi.

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản nói riêng và bệnh tật nói chung.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ đúng kỹ thuật để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

- Đối với lợn con cần chú ý đến khâu chăm sóc ngay từ khi được đẻ ra, thực hiện đúng các quy trình để hạn chế các bệnh ở lợn con như: tiêu chảy, viêm phổi, viêm rốn,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.

2. Trần Văn Bình (2013), Chẩn đoán và phòng trị bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Ngọc Bích (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y, tập 23 số 5.

4. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài, Phương Song Liên (2002), Phòng và trị một số bệnh trong thú y bằng thuốc nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.23. 7. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh

sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012), Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nông (2000), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10.Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng. 11.Trương Lăng (2003), Nuôi lợn gia đình, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến

13.Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 165 - 169.

14.Lê Hồng Mận (2007), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15.Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn cao sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16.Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.

17.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18.Nguyễn Ngọc Phụng (2013), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội.

19.Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vắc xin E.coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, tr. 324 - 325.

20. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2015),

Bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản chăn nuôi theo mô hình gia trại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Hoài Nam (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 14, số 5: 720-726.

23. Phạm Ngọc Thạch (2005), Hội chứng tiêu chảy ở gia súc, Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội.

24. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội.

25. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập 17, số 1.

II. Tài liệu tiếng nước ngoài

26.Andrew Gresham (2003), Infectious reproductive disease in pigs, (2003), 25: 466 - 473 doi: 10.1136/inpract. 25.8.466.

27.Bidwel C, Williamson S. (2005), “Laboratory diagnosis of porcine infertility in the UK”, The Pig Journal (2005), 56,88 – 106.

28.Preibler R., Kemper N. (2011), Mastitis in sows - current knowledge and opinions, 62nd Annual Meeting of the European Federation of Animal Science, EAAP 2011, Stavanger, Norway.

III. Tài liệu internet

29.Muirhead M., Alexander T. (2010), Reproductive System, Managing Pig Health and the Treat of Disease,

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Ảnh 1: Lợn nái bị viêm vú Ảnh 2: Lợn nái bị viêm tử cung

Ảnh 5: Lợn con bị tiêu chảy Ảnh 6: Lợn con bị héc ni rốn

Ảnh 7: Lợn con bị héc ni âm nang Ảnh 8: Lợn con bị viêm rốn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)