thực tập
Qua 6 tháng thực tập tại trại số lượng lợn nái mà em trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trong giai đoạn chửa từ 100 - 114 ngày, được trình bày cụ thể trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại
(Đơn vị: con)
Tháng
Nái đẻ, nuôi con
(con)
Số lợn con đẻ ra (con) Số lợn còn sống đến cai sữa (con) Tỷ lệ sống đến cai sữa
(%) 06 56 720 655 90,97 07 56 730 680 93,15 08 56 745 675 90,60 09 56 711 646 90,85 10 56 688 622 90,40 11 56 690 646 93,62 Tổng 336 4284 3924 91,59
Qua bảng 4.2 cho thấy, trong 6 tháng thực tập số lượng nái đẻ nuôi con em trực tiếp chăm sóc là 336 con, tổng lợn con đẻ ra là 4284 con, số lợn con em trực tiếp chăm sóc đến khi cai sữa trong 6 tháng thực tập là 3924 con đạt tỷ lệ nuôi sống trung bình là 91,59%.
Trong quá trình thực tập em đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: Khi chăm sóc lợn nái mang thai ở giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ phải chú ý đến khẩu phần ăn của từng lợn, khi cho lợn ăn phải nhìn vào bảng khẩu phần
thức ăn của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Đặc biệt phải chú ý đến khẩu phần ăn của những lợn đẻ lứa 1, 2.
Buổi sáng, thường cho lợn ăn vào 7 giờ sáng và buổi chiều lúc 4 giờ chiều. Cho lợn ăn nhiều vào bữa chiều tối vì vào mùa hè nắng nóng, lợn không ăn hết được thức ăn.
Cung cấp đầy đủ nước uống cho lợn. Việc tắm chải cho lợn mang thai là rất cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè. Do thời tiết nóng nên lợn thường ăn ít hơn những ngày trời mát, vì vậy tắm chải cho lợn giúp cho lợn giảm stress khi nhiệt độ môi trường quá cao. Ngoài ra việc tắm chải cho lợn còn giúp cho lợn, sàn chuồng sạch sẽ, khi lợn đẻ sẽ tránh nhiễm trùng cho lợn con và tránh được vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây viêm nhiễm.
Chú ý công tác chăm sóc: Hộ lý khi lợn đẻ khó nếu lợn đẻ quá lâu (30 phút chưa đẻ thêm), có thể đập lợn mẹ dậy cho trở mình để ngôi thai được xoay thuận lợi cho quá trình đẻ. Trường hợp phải can thiệp cần thực hiện đúng thao tác kỹ thuật, tránh gây sây sát cho lợn mẹ và lợn con. Phải thường xuyên theo dõi lợn mẹ đến khi hoàn thành quá trình đẻ.
Để có tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa cao phải chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, nếu nhiệt độ môi trường thấp phải đưa lợn con vào ô úm, không nên để chuồng và sàn chuồng ẩm ướt để tránh lợn con bị tiêu chảy. Nên cho lợn con tập ăn sớm lúc 3 - 5 ngày tuổi để tăng khả năng tăng trọng của lợn. Phải tạo mọi điều kiện thích hợp, tối ưu nhất để lợn con có khả năng phát triển tốt nhất. Vì vậy trong quá trình nuôi dưỡng cần đảm bảo số lượng công nhân là 2 người trên 1 dãy chuồng nái đang đẻ và nuôi con, để giảm tỷ lệ chết do lợn mẹ đè. Trong quá trình đỡ đẻ đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật. Nếu tuân thủ đúng yêu cầu trên thì chúng ta có thể hạn chế được tỷ lệ lợn con chết, đảm bảo số lượng lợn con xuất bán cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.