Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 45)

Còn trên thế giới ngành chăn nuôi lợn đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn. Theo Bidwel. C, Williamson. S (2005) [27], đã có những nghiên cứu về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái sinh sản do virus, vi khuẩn… gây ra. Các ông cũng đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện và giảm khả năng mắc Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) trên lợn nái sinh sản:

- Để điều tra nguyên nhân gây nhiễm trùng của bệnh sinh sản cần có hồ sơ điều trị bệnh.

- Triệu chứng lâm sàng, trật tự xuất hiện các triệu chứng.

- Kết hợp của các xét nghiệm chẩn đoán thích hợp là cần thiết. Gửi tất cả các mẫu lấy từ lợn con bị hủy bỏ và chết non và nhau thai đến phòng thí nghiệm hoặc gửi ít nhất một lít huyết thanh từ các con tiêu huỷ.

- Các phân tích từ phòng thí nghiệm là rất cần thiết để có biện pháp hạn chế sự bùng phát của dịch. nái sinh sản hạn chế được bệnh này.

Theo Andrew Gresham (2003) [26], điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố Managemental, dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh Enzootic và bệnh dịch sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây ra thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản của lợn ở Anh thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do 27 nhiễm

các mầm bệnh như Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, Parvovirus lợn và Leptospires (đặc biệt là Leptospira interrogans serovar Bratislava).

Theo Preibler. R, Kemper. N (2011) [28], đã nghiên cứu và kết luận: Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả. Xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.

Có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh có thể được đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ do dùng những tên khác nhau: phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ.

Hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy...

Nguyên nhân: do dinh dưỡng: cho lợn ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, lợn quá béo; thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng vitamin E và Ca trong khẩu phần ăn thấp, thiếu xơ và nước uống; do quản lý chăm sóc: lợn ít được vận động, lợn nái không được vệ sinh, vô trùng trước khi đẻ, không được quan tâm khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài; do chuồng trại: chật chội, nền chuồng không bằng phẳng, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quá nóng do đặt đèn sưởi không thích hợp; do bản thân lợn nái: đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão. Chẩn đoán lâm sàng: lợn sốt (40 - 41°C), bỏ ăn, táo bón, bầu vú sưng cục bộ, nóng, đau. Khi lợn mẹ bị viêm đường sinh dục có tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra ở lứa sau thấp hơn so với lợn mẹ không bị viêm.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Đàn lợn nái sinh sản nuôi chuồng kín.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc giang. - Thời gian: từ 28/05/2020 đến 28/11/2020.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.

- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản. - Thực hiện biện pháp phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản.

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại. - Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại.

- Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái sinh sản. - Biện pháp vệ sinh và phòng bệnh cho lợn

- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái của trại

3.4.2. Phương pháp thực hiện

* Quy trình nuôi duỡng và chăm sóc lợn nái đẻ

Thức ăn và dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăn nuôi lợn, nó quyết định tới hiệu quả chăn nuôi. Toàn bộ thức ăn trong trang trại là do Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam sản xuất và chỉ được sử dụng nội bộ không được bán ra bên ngoài nên được phòng kỹ thuật Công ty nghiên cứu sản xuất. Thức ăn sử dụng đảm bảo thành phần dinh dưỡng và các thành phần khác để

khi sử dụng vào trong chăn nuôi lợn sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao trong chăn nuôi. Trại hiện nay sử dụng 3 loại thức ăn:

- Thức ăn hỗn hợp 566F sử dụng cho nái chửa kỳ 1.

- Thức ăn hỗn hợp 567SF được sử dụng cho lợn đực giống, lợn hậu bị, nái chửa kỳ 2, nái nuôi con và nái chờ phối.

- Thức ăn hỗn hợp 550P dạng viên và 550PF dạng bột sử dụng cho lợn con theo mẹ, lợn tập ăn và lợn cai sữa.

Thành phần dinh dưỡng của 3 loại thức ăn này được ghi ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của 3 loại thức ăn hỗn hợp

STT Thành phần dinh dưỡng Loại thức ăn Lợn con tập ăn (550P) Lợn nái nuôi con (567SF) Lợn nái mang thai (566F) 1 Độ ẩm tối đa (%) 14 14 14 2 Protein (%) 21 17 13

3 Xơ thô tối đa (%) 3,5 7 10

4 NLTĐ (Kcal/kg) 3300 3100 2900 5 Canxin (min-max) (%) 0,6 - 1,2 0,6 - 1,2 0,6 - 1,4 6 Phospho tổng hợpsố (min-max) (%) 0,4 - 0,9 0,5 - 1,0 0,5 - 1,0 7 Lysin tổng số (min) (%) 1,3 0,8 0,6 8 Methyonin + Cystine tổng số (min) (%) 0,7 0,5 0,4

9 Hormone Không Không Không

Qua bảng trên ta thấy thành phần dinh dưỡng của 3 loại thức ăn được xây dựng phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cho từng loại lợn ở từng giai đoạn khác nhau, đảm bảo cho lợn sinh tưởng và phát triển tốt, cho ra sản phẩm đạt năng suất cao.

Bảng 3.2. Khẩu phần ăn của nái mang thai

Thời kỳ chửa

Lượng thức ăn/con/ngày (kg) Quy trình cho ăn (bữa/ngày) Gầy Bình thường Béo Từ tuần 1 - 4 2,5 2,2 2 1 bữa: 7h Từ tuần 5 - 11 2,2 2 1,8 Từ tuần 12 - 16

(đổi sang 567SF) 3 2,8 2,5 1 bữa: 7h

Tuần 17 (lên chuồng đẻ) 3 2,8 2,5

2 bữa 7h; 16h30 Trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày 2,5 2,3 2 2 ngày 2 1,8 1,5 1 ngày 1,5 1,5 1,5 Ngày đẻ 1,5 1,5 1,5

Từ tuần phối thứ 1 đến tuần thứ 4: cho ăn thức ăn hỗn hợp 566F mức cho ăn 2,0 - 2,5 kg thức ăn/nái/ngày đêm, tùy vào thể trọng của từng con mà mức độ cho ăn phù hợp, nếu nái gầy cho ăn 2,5 kg thức ăn/ngày, nái béo chỉ cho ăn 2 - 2,2 kg thức ăn/ngày.

Từ tuần phối thứ 5 đến tuần phối thức 11: cho ăn thức ăn hỗn hợp 566S với mức ăn 2,5 - 3 kg thức ăn/ ngày đêm.

Từ tuần phối 12 - 16: Cho ăn thức ăn hỗn hợp 567SF với mức ăn 2,5 - 3kg thức ăn/ngày đêm. Giai đoạn này giúp nái làm quen với thức ăn mới trước khi chuyển sang chuồng đẻ.

Từ tuần 17: nái được chuyển sang chuồng đẻ nhằm tạo điều kiện cho nái thích nghi với chuồng mới. Chuồng đẻ cho ăn 2 lần/ngày. Ăn thức ăn hỗn hợp 567SF với mức ăn 2,5 - 3 kg thức ăn/ngày đêm.

Trước đẻ 2 ngày cho ăn 1,5 - 2 kg thức ăn/con. Trước đẻ 1 ngày cho ăn 1,5 kg thức ăn/con. Ngày đẻ cho ăn 1,5 kg thức ăn/con.

Bảng 3.3. Chế độ ăn của lợn nái nuôi con

Ngày đẻ Lượng thức ăn (kg/ngày) Lợn nái Ngày thứ 1 sau đẻ 2,5 Ngày thứ 2 sau đẻ 3,5 Ngày thứ 3 sau đẻ 4,5 Ngày thứ 4 sau đẻ 5,5 Ngày thứ 5 sau đẻ 6

Ngày thứ 6 đến cai nữa 6,5

Sau khi đẻ do phải tiết sữa nuôi con nên khẩu phần ăn tăng 1 kg/ngày chia đều 2 bữa/ngày, đến khi nào khẩu phần ăn 6,5 kg/ngày và duy trì cho tới khi lợn con cai sữa.

Lợn con sau khi đẻ ngày thứ 4 bắt đầu cho tập ăn bằng thức ăn hỗn hợp dạng viên 550P. Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14 thức ăn của lợn con trộn 2 loại thức ăn tỷ lệ 3:7 (3 phần thức ăn bột trộn với 7 phần thức ăn viên). Cho lợn tập ăn từ từ ít một và cho ăn nhiều lần trên ngày. Vệ sinh máng tập ăn hằng ngày để giữ cho máng luôn khô ráo sạch sẽ tránh nảy sinh mầm bệnh.

Nái cai sữa, ngày cai sữa cho nhịn ăn, trong giai đoạn chờ phối cho ăn thức ăn hỗn hợp 567SF với mức ăn 2 kg thức ăn/con/ngày đêm. Đối với lợn nái sau cai sữa mà gầy khẩu phần ăn có thể tăng hơn một chút lên 3 kg thức ăn/con/ngày đêm, để cho lợn khỏe mạnh đảo bảo tiêu chuẩn khi phối giống.

Bảng 3.4. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ

Trước khi đẻ Dấu hiệu

0 - 10 ngày Bầu vú căng lên và cứng, âm hộ sung huyết 2 ngày Bầu vú cương cứng hơn và tiết ra chất lỏng trong 12 - 14 giờ Nái bồn chồn, tuyến vú bắt đầu tiết sữa

6 giờ Sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa 2 - 4 giờ Các vú đều có sữa non vọt thành tia dài 30 phút - 2 giờ Tăng nhịp thở

15 - 30 phút Âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng có lẫn phân su 15 giây - 5 phút Nái nằm nghiêng 1 bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, quẫy đuôi, rặn đẻ

Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, không có mùi hôi thối, ẩm ướt. Do vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 24 - 28oC, độ ẩm 70 - 75%

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Tỉ lệ lợn con nuôi sống đến cai sữa:

∑ Số lợn còn sống đến cai sữa

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) = x 100 ∑ Số lợn con sơ sinh

- Tỉ lệ lợn mắc bệnh: ∑ số lợn mắc bệnh Tỉ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 ∑ số lợn theo dõi - Tỷ lệ lợn khỏi: ∑ số con khỏi bệnh Tỷ lệ lợn khỏi (%) = x100 ∑ số con điều trị

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm

Qua điều tra số liệu sổ sách theo dõi của trại thì cơ cấu đàn lợn nái của trại 3 năm gần đây tính đến tháng 11 năm 2020 được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Ngô Thị Hồng Gấm STT Loại lợn Năm 2018 Năm 2019 Tháng

11/2020 1 Lợn đực giống 14 20 22 2 Lợn hậu bị 60 80 160 3 Lợn nái sinh sản 550 640 720 4 Lợn con 18942 19113 21189 Tổng 19566 19853 22091

Qua bảng 4.1 cho thấy: Từ năm 2018 đến năm 2020 cơ cấu đàn lợn của trại tính đến tháng 11 năm 2020 gồm có 22091 con trong đó 22 con đực giống, 720 lợn nái sinh sản, 21189 lợn con và 160 lợn hậu bị. Số lợn hậu bị tăng lên từ 60 con (2018) lên 160 con (2020) là do trại có xu hướng mở rộng và thay mới lại lợn nái sinh sản kém. Lợn nái sinh sản và lợn con cũng tăng qua các năm, điều đó cho thấy quy mô chăn nuôi của trại được mở rộng, trại đã nhập thêm lợn giống, tỷ lệ lợn sinh sản tăng nên số lượng lợn con cũng tăng dần. Để đáp ứng nhu cầu cung cấp tinh cho lợn nái tại trại, số lượng lợn đực giống năm 2020 cũng đã tăng lên từ 14 con năm 2018 lên 22 con năm 2020.

4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản

4.2.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập thực tập

Qua 6 tháng thực tập tại trại số lượng lợn nái mà em trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trong giai đoạn chửa từ 100 - 114 ngày, được trình bày cụ thể trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại

(Đơn vị: con)

Tháng

Nái đẻ, nuôi con

(con)

Số lợn con đẻ ra (con) Số lợn còn sống đến cai sữa (con) Tỷ lệ sống đến cai sữa

(%) 06 56 720 655 90,97 07 56 730 680 93,15 08 56 745 675 90,60 09 56 711 646 90,85 10 56 688 622 90,40 11 56 690 646 93,62 Tổng 336 4284 3924 91,59

Qua bảng 4.2 cho thấy, trong 6 tháng thực tập số lượng nái đẻ nuôi con em trực tiếp chăm sóc là 336 con, tổng lợn con đẻ ra là 4284 con, số lợn con em trực tiếp chăm sóc đến khi cai sữa trong 6 tháng thực tập là 3924 con đạt tỷ lệ nuôi sống trung bình là 91,59%.

Trong quá trình thực tập em đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: Khi chăm sóc lợn nái mang thai ở giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ phải chú ý đến khẩu phần ăn của từng lợn, khi cho lợn ăn phải nhìn vào bảng khẩu phần

thức ăn của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Đặc biệt phải chú ý đến khẩu phần ăn của những lợn đẻ lứa 1, 2.

Buổi sáng, thường cho lợn ăn vào 7 giờ sáng và buổi chiều lúc 4 giờ chiều. Cho lợn ăn nhiều vào bữa chiều tối vì vào mùa hè nắng nóng, lợn không ăn hết được thức ăn.

Cung cấp đầy đủ nước uống cho lợn. Việc tắm chải cho lợn mang thai là rất cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè. Do thời tiết nóng nên lợn thường ăn ít hơn những ngày trời mát, vì vậy tắm chải cho lợn giúp cho lợn giảm stress khi nhiệt độ môi trường quá cao. Ngoài ra việc tắm chải cho lợn còn giúp cho lợn, sàn chuồng sạch sẽ, khi lợn đẻ sẽ tránh nhiễm trùng cho lợn con và tránh được vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây viêm nhiễm.

Chú ý công tác chăm sóc: Hộ lý khi lợn đẻ khó nếu lợn đẻ quá lâu (30 phút chưa đẻ thêm), có thể đập lợn mẹ dậy cho trở mình để ngôi thai được xoay thuận lợi cho quá trình đẻ. Trường hợp phải can thiệp cần thực hiện đúng thao tác kỹ thuật, tránh gây sây sát cho lợn mẹ và lợn con. Phải thường xuyên theo dõi lợn mẹ đến khi hoàn thành quá trình đẻ.

Để có tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa cao phải chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, nếu nhiệt độ môi trường thấp phải đưa lợn con vào ô úm, không nên để

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)