III. Vận dụng (Bài cá nhân)
5. Trần Ngọc Thảo Uyên
Câu 1: Tự đánh giá mình như thế nào trong từng rào cản khi thực hiện tấn công não? Chọn 2 rào cản mà bản thân sinh viên đang có vướng mắc nhiều nhất để phân tích sâu. Trình bày ví dụ, hành động để minh chứng rằng đây là rào cản mình đang gặp phải. Từng rào cản trình bày từ 2- 3 giải pháp và mô tả sơ bộ giải pháp (1/2 trang cho 1 giải pháp)
(1) Rào cản nhận thức: 3/5 Mức độ ảnh hưởng:
Lí do: Rào cản nhận thức là vấn đề mà bản thân em có khá nhiều vướng mắc. Bản thân em hay nhìn nhận mọi thứ còn chưa sâu sắc Bản thân em còn phụ thuộc vào cảm tính do thế khi xảy ra một sự việc thì em nhìn nhận vấn đề khá đơn giản cũng như chỉ xem xét các vấn đề bên ngoài. Nhưng chỉ cần sự vật việc qua đi hoặc đã xảy ra, lúc đó bản thân mới nãy ra những vấn đề sâu xa hơn mà chính bản thân không ngờ tới. Và em thực sự cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong bất kỳ lĩnh vực nào vì còn chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm nên em khá nhiều khó khăn trong việc tấn công não.
(2) Rào cản cảm xúc: Mức độ ảnh hưởng: 4/5
Lí do: Những ảnh hưởng của rào cản cảm xúc chính là vấn đề mà hiện nay bản thân em đang gặp phải. Bản thân em rất hay bị tác động bởi các cảm xúc xấu hơn những cảm xúc tích cực như khó chịu, giận dữ,….hoặc chỉ cần nghe những điều tiêu cực từ những người xung quanh cũng sẽ khiến suy nghĩ của em sẽ trôi theo những cảm xúc đấy. Những cảm xúc như vậy đã khiến bản thân em nói ra những điều không tốt đối với những người xung quanh cũng như đưa ra các quyết định không đúng. Như vì những việc không có gì lớn mà bẩn thân em lại giận mà làm tổn thương nhưng người xung quanh em. Đây là một rào cản mà bản thân chưa thực sự khắc phục được và gây rất nhiều tác động đến những suy nghĩ. ảm xúc cũng là một phần tác động đền việc hình thành những ý tưởng và về lâu dài sẽ tạo thành những thói quen không tốt.
VD: Bản thân em là một người khá rụt rè và tự ti nên em có khá ít bạn bè, nhưng nhiều lần đi chơi chung vì những lời từ một người trong nhóm nói em như sao dạo này mày béo quá, là sao mày ngu thế,…. có thể đây chỉ là những lời các bạn nói giỡn hoặc là chỉ có ý muốn ghẹo em nhưng sẽ khiến em trở nên rất khó chịu với các ban đó và khi suy nghĩ lại những lời đó cảm xúc của em lại trở nên thất vọng, chán nản và dần dần em rất ngại khi kết bạn với mọi người. Bản
thân em là con út trong gia đình vì thế em được ba mẹ cũng anh chị rất chiều chuộng và thương yêu. Nếu bản thân em xin hoặc muốn gì đều được mọi người đáp ứng nhưng có một lần cả gia đình đã lên kế hoạch sẽ đi du lịch cùng nhau mà có một số lí do mà phải tạm hoãn chỉ vì vậy mà em đã rất tức giận và không kiềm chế được cảm xúc của mình đã nói ra những lời không hay với mọi người trong gia đình
Giải pháp:
- Học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân hơn, trước tiên em phải nhận biết được khi nào mình đã bắt đầu có những mặt cảm xúc thái quá trước, rồi sau đó nên dành ra một vài phút để hít thở và giữ bình tĩnh để không làm tăng mức độ cảm xúc lên cao như giận giữ, khó chịu, vui mừng quá mức,…
- Thư giãn hơn bằng các hoạt động như tập yoga, chơi thể thao hoặc mỗi ngày nên dành khoảng 30 ngồi thiền để giúp cho đầu óc được thư thái hơn và cũng là một cách giúp giải toả cảm xúc từ đó sẽ dễ dàng giúp bản thân tiết chế hơn về mặt cảm xúc cũng như sẽ bớt đi như năng lượng tiêu cực có trong bản thân
(3) Rào cản văn hóa:
Mức độ ảnh hưởng: 3.5/5
Lí do:
- Văn hoá tín ngưỡng là một phần thuộc trong văn hoá tính thần nên đối với bản thân vì gia đình em theo đạo Công giáo nên bản thân trong mỗi lần quyết định hoặc chuẩn bị làm gì, em sẽ cầu nguyện cà đây cũng là giúp bản thân em có thêm niềm tin và động lực. Nên nhiều khi yếu tố này chỉ tác động đến đời sống tâm linh của em, còn về quá trình động não thì ít bị ảnh hưởng hơn
- Có những quan niệm xưa không còn phù hợp với thời đại bây giờ những bản thân em vẫn bị ảnh hưởng với những quan niệm và truyền thống đó. Bản thân em khi đưa ra những ý tưởng nhưng nhiều khi vẫn còn e ngại vì một số người vẫn cảm thấy những suy nghĩ đó là không phù hợp hoặc là thấy việc đó là đi lại với truyền thống.
- Khả năng về ngoại ngữ của em còn hạn chế, vì thế trong quá trình học tập cuả em sẽ gặp nhiều khó khăn trong học phần có liên quan đến ngoại ngữ. Khó có thể diễn đạt được toàn bộ ý kiến mà em muốn chia sẻ cũng như việc tiếp thu toàn diện về mặt kiến thức từ giảng viên.
VD: Thỉnh thoảng bản thân em rất muốn thử nhuộm những màu tóc khá nổi và thay đổi nhưng kiểu tóc hợp thời trang những ba em lại một tuýt người vẫn còn khá truyền thống và khó tính, ba lại thích con gái mình để tóc dài và đen và cách ăn mặc sao cho phù hợp. Vì thế em không dám thử và làm những đều mà ba không thích.
Giải pháp:
- Em sẽ tập trung trau dồi và tìm hiểu thêm những nền văn hoá khác nhau để tăng khả năng hiểu biết cũng như sẽ giúp bản thân biết cách xử lý sao cho phù hợp với những sự khác biệt về mặt văn hoá như cách ứng xử, để tránh phạm phải những điều cấm kỵ
- Trau dồi khả năng ngoại ngữ để dễ dàng hiểu và tiếp thu những kiến thức mới từ đó gíup em giao tiếp và diễn đạt được các ý tưởng một cách mạch lạc.
(4) Rào cản môi trường: Mức độ ảnh hưởng: 2/5 Lí do:
- Môi trường ít tác động đến em nhưng trong một vài trường hợp cũng khiến em khó chịu như nếu không gian ở đó quá ồn ào hoặc bí bách thì khiến em khó tập trung hơn
- Môi trường xã hội: Yếu tố giáo dục sẽ là yếu tố có tác động đến em nhiều hơn các yếu tố như chính trị, xã hội,…Vì việc học tập các kiến thức cũng như các kỹ năng của bản thân điều được các thầy cô và gia đình hướng dẫn và truyền đạt từ lúc bản thân bắt đầu nhận thức được cũng như chính bản thân em tự tìm hiểu, học tập sau này. Tuy nhiên, khi trong việc học khôg tránh khỏi những lúc làm việc nhóm bị bất đồng ý kiến, những ý kiến đưa ra bị bác bỏ dẫn đến việc chán nản và không muôn nêu ra những quan điểm riêng của mình.
- Trong tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp thì em buộc phải học trực tuyến thì việc học gặp không ít khó khăn như dễ bị chi phối bởi các yếu tổ khác khiến em khó tập trung trong các buổi học, việc học nhóm cũng bị hạn chế, không được tiếp thu các kiến thức thực tiễn… dẫn đến việc hình thành các ý tưởng còn tính sáng tạo và bị mơ hồ.
(5) Rào cản tư duy: Mức độ ảnh hưởng: 3/5
Lí do: Sau khi nhìn nhận lại em thấy có những tư duy đã ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của em và cũng là nguyên nhân khiến bản thân dễ bị chi phối và đưa ra những kết luận không hiệu quả như tư duy lệ thuộc, tư duy lý luận, tư duy trực giác. Bản thân em vẫn luôn hay hỏi ý kiến mọi người xung quanh về những vấn đề mà chính bản thân mình không thể quyết định được cũng như là phân vân trog bất kì tình huống nào khi có sự lựa chọn và dễ đưa ra quyết định theo số đông. Bản thân em quá rập khuôn trong suy nghĩ và phân tích quá sơ sài vì thế dễ đưa ra những lý luận đi sai hướng và chưa thực sự phù hợp với những luận điểm chính
Câu 2 : Lựa chọn 1 giải pháp để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể theo mô hình (1) Mục tiêu (2) Cách thức đạt được mục tiêu 5W1H2C5M (3) Rủi ro - Giải pháp cụ thể từ 3 - 5 trang A4. Cá nhân sinh viên sẽ áp dụng kế hoạch này trong thực tế và ghi chú lại dữ liệu trong quá trình áp dụng để khi kết thúc môn học sẽ có 1 bài kiểm tra đánh giá về quá trình vượt qua rào cản trong tư duy sáng tạo.
1) Giải pháp cụ thể: là thư giãn bằng các hoạt động như tập yoga, chơi thể thao hoặc mỗi ngày nên dành khoảng 30 ngồi thiền để giúp cho đầu óc được thư thái hơn và cũng là một cách giúp giải toả cảm xúc từ đó sẽ dễ dàng giúp bản thân tiết chế hơn về mặt cảm xúc cũng như sẽ bớt đi như năng lượng tiêu cực có trong bản thân.
3) Cách thức đạt được mục tiêu: 5W1H2C5M - What ?
Công việc là gì ? Bản thân em lựa chọn tập yoga vì qua sự tìm hiểu của em vì những động tác yoga nhẹ nhàng mang tính thư giãn sẽ giúp cải thiện và cân bằng lại cảm xúc.
- Why?
Tại sao phải thực hiện ? Để giải toả bớt những cảm xúc tiêu cực đã dồn nén trong bản thân và tránh để cảm xúc lấn át lí trí
- When?
Công việc được thực hiện khi nào ? Em đã xác định bản thân mình bắt đầu thực hiện kế hoạch vào tuần sau bởi vì hiện nay em nhà trường vẫn tiến hành việc học trực tuyến cùng với lịch học được xếp 3 buổi một tuần nên em có khoảng thời gian rảnh để thực hiện việc này
- Where?
Công việc này được thực hiện ở đâu? Với tình hình hiện thì em sẽ lựa chọn tập tại nhà và nếu tình hình được cải thiện hơn thì em sẽ tìm đến những trung tâm chuyên về bộ môn này.
- Who?
Ai chịu trách nhiệm? Chính em sẽ chịu trách nhiệm
- How?
Lên lịch tập cho bản thân mình với những bài tập có sẵn trên các mạng và mỗi tuần sẽ sắp xếp và luân phiên thay đổi các bài tập để em không thấy nhàm chán. Và lộ trình em đề ra như sau:
Hai tuần đầu tiên , em sẽ lên lịch là tập 3 buổi một tuần với mỗi buổi tập sẽ là 45 phút. Vì đây là một bộ môn em chưa thử bao giờ nên tuần thứ nhất em sẽ tập những bài phù hợp với những người mới bắt đầu.
Và 6 tuần tiếp theo, em sẽ tăng lịch tập thành 4 buổi cũng là 45 phút mỗi buổi vì sau hai tuần khởi động thì bản thân em có lẽ đã quen với cường độ nhẹ thì sang 1 tiếp theo sẽ là những bài tập năng hơn để nâng cao được cường độ tập.
- Control?
Yoga có đặc tính giúp em điều chỉnh cảm xúc tốt hơn, sống lạc quan vui vẻ không chỉ như vậy còn giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện sức . Vì đây là một bộ môn thể thao nên khó có thể đo lường được.
- Check?
Sau mỗi buổi tập em sẽ ghi lại tâm trạng của bản thân để theo dõi xem cảm xúc của em có được cải thiện hơn hay không
- Man?
Chính em sẽ là người đứng ra thực hiện theo đúng kế họach mà em đã lập ra
- Money- Ngân sách:
Vì hiện này trên youtube có khá nhiều bài tập đăng tải miễn phí cũng như bộ môn này chỉ cần có thảm tập và em có thể dễ dàng mua trên các ứng dụng như shopee, lazada,…với mức giá khoảng từ 100.000đ trở lên vậy nên ngân sách để thực hiện khá là rẻ
Chỉ cần một chiếc thảm tập và trang phục thoải mái dễ chịu là em có thể thực hiện buổi tập
- Machine- Máy móc/ công nghệ:
Vì em tập theo những bài có sẵn trên các ứng dụng thì em sẽ dùng điện thoại và máy tính để dễ dàng truy cập các bài tập đó.
- Method- Phương pháp làm việc?
Bắt đầu từ những bài đơn giản đẻ bản thân quen dần rồi sau đó bắt đầu những bài tập nâng cao để tăng dần độ khó cũng như xem coi được khả năng của mình đến đâu.
4) Rủi ro
Vì bản thân em tập mà không có huấn luyện viên hướng dẫn nên trong quá trình tập và xem các động tác yoga, khi cố gắng bắt chước những gì họ xem được, nguy cơ bị chấn thương sẽ rất cao. Một huấn luyện viên yoga sẽ giúp bạn kiểm soát hơi thở, thực hiện động tác bài bản và đưa ra những chỉ dẫn nếu bạn tập sai. Khi tập một mình, có thể em sẽ không cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực và tinh thần của người huấn luyện viên yoga và cũng sẽ không có ai động viên bạn khi nản chí và thực hành các động tác yoga khó cho em thấy
5) Giải pháp cho rủi ro
- Có thể kiếm cho mình những huấn luyện viên riêng và có nhận dạy tại nhà hoặc đăng kí tham gia những lớp học ở các trung tâm chuyên về thể thao.
- Chỉ nên tập những động tác đơn giản và phù hợp với năng lực hiện có của bản thân để tránh gây ra những chấn thương đáng tiếc