III. Vận dụng (Bài cá nhân)
3. Nguyễn Phú Hải
Câu 1: Tự đánh giá mình như thế nào trong từng rào cản khi thực hiện tấn công não? Chọn 2 rào cản mà bản thân sinh viên đang có vướng mắc nhiều nhất để phân tích sâu. Trình bày ví dụ, hành động để minh chứng rằng đây là rào cản mình đang gặp phải. Từng rào cản trình bày từ 2- 3 giải pháp và mô tả sơ bộ giải pháp (1/2 trang cho 1 giải pháp)
(1) Rào cản nhận thức: Mức độ ảnh hưởng: 4/5
Lí do: Riêng em thì ngay bản thân mình vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong nhận thức mà các rào cản nhận thức này vẫn còn đang ảnh hưởng nhiều tới em trong chiến lược tấn công não. Về mặt nhận thức cảm tính thì em thấy mình vẫn còn chưa thấy được bản chất hay có thể cảm nhận được sự việc, có thể vẫn bị đánh giá một sự việc nào đó quá nhanh chóng chỉ thông qua “ dáng vẻ bên ngoài” của sự việc. Em vẫn chưa cân nhắc tới các yếu tố khác mà vội vàng ra quyết địng, đánh giá, thông tin dễ dẫn đến sai lệch.
- Về nhận thức kinh nghiệm thì bản thân em vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện chiến thuật công não. Bởi đây là chiến thuật mà bản thân em mới được tiếp xúc trong những năm học đại học gần đây. Cũng chính vì vậy mà bản thân mình vẫn chưa có được những lý luận, tài liệu, thông tin để có thể thực hiện tốt chiến thuật này, kinh nghiệm chưa có thì chính mình vẫn chưa thể thực hiện tốt được hết năng suất hoạt động trong việc công não.
- Về mặt nhận thức khoa học, đây có lẽ là rào cản em vẫn chưa thể có được dễ dàng bởi các kết quả nghiên cứu mang tính khoa học nó không phụ thuộc vào ý của người nghiên cứu mà nó sẽ phụ thuộc vào tính khách quan chính vì vậy em cảm thấy mình vẫn chưa xử lý tốt các thông tin này để có thể vận dụng tốt vào việc thực hiện chiến thuật công não và cần nhiều thời gian để có thể hoàn thiện nhận thức này.
VD: Mỗi khi họp nhóm thường sẽ có một vấn đề chung để cả nhóm có thể bàn luận. Bản thân em sẽ bị có một cái nhìn không sâu và rõ vào vấn đề mà nhóm thực hiện, mà chỉ có thể đánh giá nó một cách theo cảm tính của chính bản thân em. Em chưa hiểu rõ được nồng cốt bên trong vấn đề mà chỉ là nhận xét vấn đề đó qua vẻ bên ngoài của nó. Vì vậy những ý kiến mà chính em đưa ra nó chưa đủ giải quyết được toàn bộ vấn đề mà chỉ đáp giải được phần nào trong vấn đề đó. Thậm chí là khi nguồn gốc được làm rõ thì bản thân em vẫn chưa chắc chắn toàn phần, vẫn cần phải bỏ thêm thời gian để có thể nghiên cứu thêm tìm giải pháp cho vấn đề. Luôn luôn chậm hơn so với các thành viên khác khi đóng góp ý kiến một phần là do mặt nhận thức về kinh nghiệm chưa tốt. Lượng kinh nghiệm và kiến thức về vấn đề chưa có nhiều cho nên bản thân thường hay bị chậm so với phần còn lại. Bản thân em không hứng thú với các nghiên cứu khoa học, do bởi tính chất của các nhận thức về khoa học nó đòi hỏi độ chính xác cao và có thể ảnh hưởng mạnh đến vấn đề khi mình vận dụng vào. Vì vậy em chưa dễ dàng có thể đạt được nhận thức về mặt khoa học một cách tốt nhất
Giải pháp:
- Đầu tiên thì quá trình thực hiện tấn công não là một quá trình cần thời gian để thực hiện một cách hiệu quả. Vì vậy trước khi đánh giá vấn đề, suy nghĩ, tư duy thì cần phải xem xét vấn đề đặt ra một cách đầy đủ, từ đầu đến cuối vấn đề. Cần phải hiểu được bản chất vấn đề để có thể đưa ra ý kiến đóng góp. Cần tận dụng nhiều công cụ tìm kiếm để có thể thu thập những thông tin đáng tin cậy, liên quan tới vấn đề đang thảo luận. Sauk hi tìm kiếm thì cần lọc thông tin bởi chắc chắn sẽ có những thông tin dư thừa hoặc sẽ không đi sâu vào vấn đề. Lựa chọn cách truyền đạt phù hợp để có thể diễn giải được cho mọi người hiểu thông tin mình nói gồm những gì, ý tưởng mà mình đưa ra nó có thể giải quyết được các mấu chốt trong vấn đề thảo luận, giải đáp được các chỗ còn khúc mắc có trong quá trình thảo luận.
- Để có thể trau dồi cho bản thân mình lượng kiến thức để phục vụ cho quá trình tấn công não. Bởi quá trình đòi hỏi sự sáng tạo, đốt phá về mặt ý tưởng rất cao. Vì vậy khi mà lượng kiến thức không thể đáp ứng được cho sự sáng tạo thì chắc chắn rất khó để có thể phát triển bản thân trong việc thực hiện công não. Đừng bao giờ nghĩ rằng với những điều mình biết hiện tại đã là tất cả có thể biết mọi ngóc ngách, bản chất của vấn đề, bởi kiến thức luôn luôn là vô tận, bản thân chúng ta luôn luôn cần phải thay đổi, cập nhật liên tục để luôn luôn đảm bảo lượng kiến thức luôn ở mức cao nhất. Để có thể trau dồi thì việc mà chúng ta có thể làm đầu tiên đó chính là đọc sách, bởi sách là kho tang kiến thức, công cụ này có thể đáp ứng cho việc nạp thêm thông tin cho chính bản thân. Bên cạnh đó có thể học hỏi từ những người trong chuyên ngành, những người đi trước để có thể được hỗ trợ thêm. Qua đó không ngừng nỗ lực để tăng thêm lượng kiến thức cho bản thân mình.
(2) Rào cản cảm xúc: Mức độ ảnh hưởng: 4/5
Lí do:
- Đối với bản thân mình thì cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều trong việc tư duy, suy nghĩ, ra quyết định, tiếp thu ý kiến từ người khác. Từ đây có thể em vẫn chưa thực hiện tốt được chiến thuật công não. Những cảm xúc dễ ảnh hưởng tới em nhất là các cảm xúc tiêu cực, đây là loại cảm xúc có ảnh hưởng mạnh đến việc tư duy của em. Bởi do tâm trạng, tính khí, động lực của mình chắc chắn không thể qua khỏi các rào cản của cảm xúc.
- Việc thực hiện công não là cần thu thập ý kiến của mọi người trong cùng một nhóm thì em thường cảm thấy lo lắng do không biết ý kiến của bản thân mình có được sự chấp thuận của mọi người hay là không. Lo rằng ý kiến của mình dễ bị bác bỏ do không phù hợp với mục tiêu, tiêu đề của nhóm.
- Vẫn có lúc bản thân cảm thấy chán và buồn bã phần nào ảnh hưởng tới tâm trạng làm việc, học tập. Tuy vậy em không duy trì tình trạng chán làm việc, học tập bị kéo dài, em có thể loại bỏ cảm xúc tiêu cực ấy để có thể tập trung suy nghĩ ý tưởng mới cho chiến thuật công não thêm hiệu quả.
- Ảnh hưởng do cảm xúc tới bản thân em có thể là hối hận những việc mà mình đã ra quyết định trong quá khứ hay những lần thực hiện chiến thuật công não trước. Mỗi khi cảm thấy mình sai khi có thông tin, quyết định sai lệch như vậy thì trong những lần thực hiện tiếp theo em sẽ cảm thấy những ý kiến mình luôn không đúng trong những lần thực hiện.
- Căng thẳng trong khi mà tình huống, vấn đề khó sẽ như là một thứ gấp rút, thúc đấy em cần phải tăng tốc độ suy nghĩ của mình để có thể đóng góp cho tổ chức của mình. Do cảm xúc này phần nào làm giảm trí nhớ, khả năng tập trung vào vấn đề, tư duy sẽ bị giảm đi vì vậy mà ảnh hưởng tới quá trình thực hiện công não.
- Nhưng đôi lúc bản thân mình vẫn cảm thấy vui vẻ, thích thú tới các vấn đề mình quan tâm. Lúc này não của mình sẽ hoạt động tốt hơn và kích thích khả năng tư duy, dễ dàng đưa ra các ý kiến liên quan hơn, phù hợp hơn.
VD: như là khi bản thân em vừa gặp một chuyện khiến cho mình bị bực mình thì lúc này cảm xúc sẽ bị tác động bởi chuyện vừa xảy ra, lúc này em sẽ cảm thấy bực bội. Thực tế là bản thân cũng đã có suy nghĩ lệch lạc so với vấn đề, không đi vào trọng tâm mà chỉ để tâm tới vấn đề mà mình vừa gặp phải. Không chỉ bực bội mà đôi lúc khi bản thân cảm thấy chán nản thì, buồn bã thì em cũng không có được hiệu suất làm việc tốt nhất, cho dù có đưa ra được ý kiến thì độ chính xác cũng không được cao như mong muốn. Tuy nhiên khi có lúc có phần thưởng cho nỗ lực làm việc của nhóm thì lúc này cảm xúc của em sẽ hoàn toàn vui vẻ do được có thêm động lực để thực hiện trong những lần tiếp theo. Lúc này bản thân em cảm thầy hài lòng, thỏa mãn với kết quả của mình, công sức của mình bỏ ra, lúc này thì não mình sẽ có nhiều động lực để có thể tư duy, đầu tư nhiều thời gian tập trung vào vấn đề để giải quyết một cách hiệu quả nhất.
Giải pháp:
- Kiểm soát được cảm xúc là một việc rất khó mà không phải ai cũng làm được. Khi gặp phải cảm xúc tiêu cực thì cần phải kiểm soát, tập trung vào hành động lời nói của chính mình. Để một người khác biết được là bạn đang vui hay buồn, thoải mái hay lo lắng thì có một cách để nhận ra đó chính là dựa vào hành động, lời nói hai yếu tố này chắc chắn phần nào có thể thể hiện được chính xác tình trạng của bạn. Khi cảm thấy căng thẳng thì đây là lúc chúng ta cần thư giãn cơ thể của mình, lo lắng sẽ cảm thấy phần nào đó trên cơ thể bị nặng hơn bình thường thì chính phần đó đang cần được thư giãn. Có nhiều người sẽ bị thở nhanh khi lo lắng lúc này chắc chắn cần phải dùng tay để xoa tim để có thể giúp tim thở đều trở lại giảm đi phần nào căng thẳng.
- Tự tin là một cách khá là tốt để có thể loại bỏ những cảm xúc tiêu cực. Chúng ta thường hay nghĩ về mọi người sẽ đánh giá mình như thế nào khi mình thể hiện ý kiến, khi mình truyền đạt nếu thiếu sự tự tin thì sẽ tự làm khó cho bản thân mình khi mà những ý kiến mình đưa ra có thể bị sai lệch so với việc mình suy nghĩ. Tập luyện để tạo cho mình sự tự tin cho bản thân mình cũng chính là tự đầu tư cho bản thân mình. Bạn có thể tự tập luyện đọc một đoạn văn trước gương, tập nhìn vào mắt của đối phương khi giao tiếp. Soạn kỹ, kiểm tra lượng thông tin mà mình sắp truyền đạt cho người khác, thì ngay lúc này cần chắc chắn rằng những gì mình sắp nói. Sau khi nói xong thì việc cần làm là lắng nghe, tiếp thu để có thể cải thiện lại bản thân. Không xem những lời đóng góp đó là cái gì đó ngăn cản mình phát triển bản thân, hình thành sự tự tin.
(3) Rào cản văn hóa: Mức độ ảnh hưởng: 1/5 Lí do:
- Về rào cản văn hóa thì có thể đây là rào cản ít ảnh hưởng tới việc tư duy của em nhất. Bởi nét đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền là khác nhau, thậm chí là sẽ thay đổi theo thời gian và em có thể thích nghi được những cái mới, sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu, học hỏi cho nên văn hóa có thể tác động tới việc suy nghĩ nhưng không mạnh mẽ.
- Mỗi nơi đều có văn hóa, phong tục, lối sống và có chuẩn mực riêng. Bởi mỗi người sẽ có một chuẩn mực sống riêng và chuẩn mực này sẽ đồng hành với bản thân mình cho tới khi
trưởng thành cho nên rất khó để có thể thay đổi nó và bắt họ tuân theo quy củ nhất định cho nên cần phải thích nghi, hiểu với những ý kiến, suy nghĩ của cá nhân trong nhóm để có thể phát huy mạnh hiệu suất hoạt đông của chiến thuật công não.
(4) Rào cản môi trường: Mức độ ảnh hưởng: 2/5
Lí do: Khi em thực hiện chiến thuật công não thì rào cản về môi trường cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến quá trình tư duy của em. Chỉ tác động ít từ rào cản môi trường đến việc suy nghĩ. Do các yếu tố của môi trường có thể tác động ít đến quá trình thực hiện công não. Về môi trường phi vật chất như là kinh tế, văn hóa, tư duy có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân
(5) Rào cản tư duy: Mức độ ảnh hưởng: 3/5 Lí do:
- Bản thân em vẫn còn đang gặp khá nhiều rắc rối trong việc tư duy, đặc biệt là sáng tạo ra một ý tưởng mới. Về tư duy trực giác thì em cảm thấy vẫn con hạn chế khi chỉ dựa vào cảm tính và trực quan của bản thân mình để ra quyết địng trong tình huống cụ thể. Do để có thể sử dụng được cảm tính trực quan này thì cần lượng kiến thức, vốn hiểu biết phải sâu rộng và cần có thời gian phân tích, để lập luận và thời gian đưa ra kết luận, bản thân em cảm thấy còn khá thiếu hụt kiến thức.
- Tuy vậy bản thân em vẫn còn lối tư duy khá là tích cực trong mọi tình huống khó khăn. Bởi tư duy tích cực sẽ phần nào dẫn đến một kết quả tốt hơn, hiệu quả hơn, có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn.
Câu 2 : Lựa chọn 1 giải pháp để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể theo mô hình (1) Mục tiêu (2) Cách thức đạt được mục tiêu 5W1H2C5M (3) Rủi ro - Giải pháp cụ thể từ 3 - 5 trang A4. Cá nhân sinh viên sẽ áp dụng kế hoạch này trong thực tế và ghi chú lại dữ liệu trong quá trình áp dụng để khi kết thúc môn học sẽ có 1 bài kiểm tra đánh giá về quá trình vượt qua rào cản trong tư duy sáng tạo.
1) Giải pháp cụ thể: xây dựng sự tự tin
2) Mục tiêu: hình thành được cho mình sự tự tin để có thể cải thiện bản thân, phát triển những điều mà bản thân mình cần khắc phục
3) Cách thức đạt được mục tiêu: 5W1H2C5M
- Why (Tại sao cần lại phải xây dựng sự tự tin): Sự tự tin đang là vấn đề gặp phải ở rất nhiều người, nó cản trở chúng ta trong việc đạt được, thực hiện những điều mà mình mong muốn, truyền đạt một cách thuyết phục, lưu loát, rõ ý nhất đến với người, đối phương mà mình muốn nói. Sự tự tin giúp chúng ta thoái mái trong mọi tình huống, một người tự tin thì luôn luôn có những cảm xúc tích cực khi họ rơi vào tính huống khó xử,
lúc này cảm xúc tích cực sẽ giúp họ bình tĩnh để xử lý vấn đề mà họ gặp phải. Liệu người khác sẽ tin tưởng chúng ta khi mà những nội dung ta nói bị vấp, không rành mạch, bị thiếu về mặt nội dung vì vậy tự tin trong giao tiếp giúp chúng ta tin tưởng vào bản thân mình và khi bản thân ta tin tưởng chúng ta thì mới có thể khiến người khác tin tưởng mình được
- What (Sự tự tin là gì ) : Ai cũng nói cần phải tự tin vậy thì để xây dựng được sự tự tin cho chính bản thân vậy thì chúng ta cần biết xây dựng sự tự tin ở đây là xây dựng cái gì, cải thiện cái gì, đang thiếu cái gì. Sự tự tin có thể đến từ những suy nghĩ, cảm xúc, lời nói tích cực mang hướng tốt cho bản thân mình, người khác. Sự chắc chắn trong các mối quan hệ đối với người thân, đồng nghiệp, bạn bè của mình, đảm bảo mình luôn thoải mái khi gặp họ để tránh sự ngại ngùng, khó xử trong mỗi lần gặp gỡ. Điểm mạnh của bản thân mình, xác định được điểm mạnh của bản thân sẽ giúp chúng ta phát huy nó một cách hiệu quả và tự tin hơn, thậm chí mình luôn cảm thấy vui khi mình làm việc đó.