Đặng Ngọc Anh

Một phần của tài liệu Phân tích các rào cản của tư duy và ảnh hưởng của chúng (Trang 35 - 42)

III. Vận dụng (Bài cá nhân)

2. Đặng Ngọc Anh

Câu 1: Tự đánh giá mình như thế nào trong từng rào cản khi thực hiện tấn công não? : Chọn 2 rào cản mà bản thân sinh viên đang có vướng mắc nhiều nhất để phân tích sâu. Trình bày ví dụ, hành động để minh chứng rằng đây là rào cản mình đang gặp phải. Từng rào cản trình bày từ 2- 3 giải pháp và mô tả sơ bộ giải pháp (1/2 trang cho 1 giải pháp)

(1) Rào cản nhận thức: Mức độ ảnh hưởng: 3/5

Lí do: Rào cản nhận thức là những ảnh hưởng của nhận thức lên cách mà mỗi người suy nghĩ cũng như hành động. Đôi khi chưa đủ sự nhận thức trong một vấn đề hay nhận thức sai lệch cũng khiến tôi gặp khó khăn trong giải quyết một số vấn đề. Ruy nhiên sau những lần gặp trở ngại tôi đều có thể rút ra được những kiến thức mình còn thiếu hay kinh nghiệm để cải thiện

Mức độ ảnh hưởng: 4/5

Lí do: Rào cản cảm xúc là những ảnh hưởng, tác động xấu của cảm xúc lên cách suy nghĩ cũng như hành động của mỗi người. Cảm xúc con người là biểu cảm mà mỗi chúng ta gặp phải khi một sự việc xảy ra. Cảm xúc diễn ra một cách tự nhiên đôi khi ta không thể điều khiển được. Tuy nhiên có những cảm xúc tiêu cực diễn ra sẽ ảnh hưởng tới quá trình giải quyết vấn đề cá nhân. Bản thân tôi là người khó kiểm soát được cảm xúc khiến nó ảnh hưởng tới tâm trí của tôi và việc tôi đưa ra quyết định cũng gặp khó khăn. Vì vậy việc cải thiện nó điều mà tôi nên làm mỗi ngày để tránh việc cảm xúc chi phối hành động quá lớn.

VD: Chính bản thân tôi đã từng gặp một trường hợp do cảm xúc gây ra ảnh hưởng tới việc giải quyết vấn đề. Đó là cảm xúc tiêu cực của sự bối rối và căng thẳng. Khi lần đầu tôi thuyết trình bằng tiếng anh, trước hôm thuyết trình tối đó tôi đã phải tập luyện đọc đi đọc lại rất nhiều lần ở nhà. Luyện tới khi tôi cảm thấy khá trôi chảy tôi cảm thấy rất ổn tự tin hơn nhiều. Vào sáng hôm sau khi thuyết trình đứng trước đám đông tôi đã quên hết những gì bản thân đã định nói. Bằng cách nào đó tôi đã bị áp lực bởi những người thuyết trình trước nói khá tốt và cảm xúc bối rối đã xảy ra trong tinh thần của tôi. Vào lúc cơ thể bị căng thẳng trong thời gian dài sẽ gây ra suy giảm trí nhớ do tế bào não bị thiếu oxy và não bộ sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn. Ảnh hưởng này sẽ làm giảm đi khả năng tập trung trong học tập, suy nghĩ, công việc, khả năng ghi nhớ cũng như là tư duy sẽ kém đi. Và tất nhiên tôi đã có buổi thuyết trình khá tệ và mang lại kêt quả đáng thất vọng.

Giải pháp:

- Giải pháp 1: Học kiềm chế cảm xúc của bản thân khi cảm thấy cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát. Bước đầu tiên để kiểm soát cảm xúc là “nhận ra khi bạn mất kiểm soát”. Tôi sẽ hỏi bản thân cảm thấy thế nào về mặt thể chất và tinh thần, sau đó tìm cách nhận diện cảm xúc tại thời điểm đó. Để nắm giữ cảm xúc khi mọi thứ bắt đầu sôi sục, tôi sẽ tập trung, ý thức và suy nghĩ sáng suốt; việc nhận diện sẽ đưa tôi trở về với trạng thái bình tâm ở thực tại. Có thể cơ thể của tôi sẽ có một số phản ứng tim đập nhanh, căng cơ và thở gấp hoặc thở nông. Về mặt tinh thần, tôi sẽ bắt đầu mất tập trung, cảm thấy lo lắng, sợ hãi hay choáng ngợp, hoặc cảm thấy không thể kiểm soát suy nghĩ của mình. Lúc này tôi nên bình tĩnh và tập trung vào một phản ứng của cơ thể tại mỗi thời điểm. Khi cảm xúc của tôi bắt đầu vượt quá tầm kiểm soát, hơi thở cũng sẽ loạn nhịp, khiến xảy ra cảm xúc căng thẳng và lo lắng. Lúc này tôi nên chấm dứt vòng xoáy cảm xúc đó khi nó đang diễn ra bằng cách hít thở sâu để giữ cho tâm trí và cơ thể tĩnh lặng, và dịu đi. Ngoài ra tôi sẽ thay đổi tư thế ngồi, tư thế đứng sao cho bản thân thấy thoải hơn, hoặc uống một cốc nước để giúp tinh thần được dịu lại… Tôi sẽ tránh sự mất tập trung nghi ngờ về bản thân do người khác gây ra bằng cách suy nghĩ về những gì mình đã chuẩn bị, nghĩ về những điểm mạnh mình có thể biểu diễn trong buổi thuyết trình. Nghĩ về điểm mạnh của bản thân sẽ giúp tôi tự tin hơn rất nhiều. Trong khi thuyết trình tôi sẽ sử dụng giọng nói to rõ ràng, sử dụng các động tác cơ thể cũng sẽ giúp bản thân cảm thấy thoải mái bớt căng thẳng hơn rất nhiều. Trong khi thuyết trình cảm thấy sắp rơi vào trạng thái quên mất tiếp theo sẽ nói gì thì tôi sẽ dừng lại tương tác với một số người nghe về những gì bản thân vừa thuyết trình giảm bớt không khí căng thẳng và từ từ lấy lại sự mất tập trung trong buổi thuyết trình.

- Giải pháp 2: Sự luyện tập có lẽ là điều mà bất kì ai cũng sẽ nghĩ tới để nâng cao hiệu quả thuyết trình. Luyện tập là quá trình thực hành môt việc lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm tạo thói quen và nhuần nhuyễn khi thực hành. Đối với việc thuyết trình để có thể trở thành một người thuyết trình hay lôi cuốn người nghe và mang lại một buổi thuyết trình xuất sắc thì viễ luyện tập thường xuyên là việc không thể thiếu. Luyện tập thuyết trình sẽ giúp bản thân nâng cao khả năng đọc, nói, cử chỉ cơ thể… từ đó mang lại buổi thuyết trình tuyệt vời. Tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn trong việc luyện tập, so với việc dành một đêm để đọc thuộc thì tôi sẽ luyện tập trước vài ngày không chỉ đơn giản đọc thuộc mà luyện tập như thể đang thuyết trình trước đám đông, lúc này tôi sẽ chú ý tới giọng nói, cử chỉ, ánh mắt, tư thế đứng… Từ đó sẽ giúp tôi làm quen với việc này. Thêm vào đó không chỉ luyện tập trước lúc thuyết trình, mà tôi sẽ có kế hoạch luyện tập nói trước đám đông thường xuyên, học hỏi từ những người giỏi trong lĩnh vực thuyết trình. Việc đọc thuộc lòng những gì đã được ghi trong giấy trước thuyết trình không phải là ý kiến hay, thay đó tôi sẽ phân bố cục, liệt kê các ý và nắm rõ nội dung của mỗi phần, cố gắng dẫn dắt bài thuyết trình đi theo bố cục đã chia ra và diễn giải các ý đó một cách thuyết phục. Trong quá trình luyện tập, kết quả tốt không phải là lặp đi lặp lại lần nào cũng giống nhau, mà một kết quả đáng mong đợi hơn đó là mỗi lần đều mang đến những nội dung đã đặt ra bằng những ngôn ngữ, cử chỉ thoải mái hơn, sáng tạo hơn. Bằng cách hiểu rõ sự hiệu quả của việc thuyết trình mang lại tôi sẽ cố gắng luyện tập nhiều và nâng cao trình độ mỗi ngày.

(3) Rào cản văn hóa: Mức độ ảnh hưởng: 4/5

Lí do: Rào cản văn hóa là những ảnh hưởng, tác động xấu của văn hóa lên quá trình hoạt động và ra quyết định của mỗi người. Tất cả những gì liên quan tới văn hoá mà chúng ta gặp phải từ khi sinh ra tới lúc lớn lên sẽ ảnh hưởng tới sự suy nghĩ và hành động của mỗi người. Đối với văn hoá thứ mà auen thuộc với cá nhân đã in sâu vào mỗi người khiến tôi có thói quen hành động và lối suy nghĩ dựa trên những văn hoá được tôi tiếp nhận và xây dựng. Đôi khi những văn hoá trái ngược nhau khiên tôi khó hoà đồng, hoà nhập cùng mọi người trong công việc và học tập. Đây cũng là một vấn đề mà tôi nên học hỏi, tiếp thu và cải thiện mỗi ngày.

VD: Rào cản văn hóa là những ảnh hưởng, tác động xấu của văn hóa lên quá trình hoạt động và ra quyết định của mỗi người. Vì văn hóa được hình thành theo thời gian, nó có thể ăn sâu vào bản chất của mỗi người. Không những vậy, văn hóa còn không ngừng phát triển và liên tục thay đổi, quá trình này diễn ra rất nhanh chóng. Chính vì vậy, văn hóa sẽ tác động không nhỏ đến cách một cá nhân hay tổ chức hành xử ra sao và như thế nào. Bản thân tôi cũng đã bị ảnh hưởng của rào cản văn hóa lên các hoạt động trong cuộc sống. Trong khi giáo viên tổ chức một bài thảo luận trong tiết học tiếng anh. Mọi người tham gia chỉ được thảo luận bằng tiếng anh, nếu các ý tưởng nêu ra bằng tiết việt coi như không được chấp nhận và ý tưởng chưa được chấp nhận có thể được đội khác lấy đi bằng cách truyền đạt bằng tiếng anh. Nỗi ám ảnh mang tên tiếng anh đã cản trở tôi trong việc tham gia vào bàn luận với các thành viên khác khi khả năng giao tiếp bằng tiếng anh khá kém. Tự ti về khả năng nói tiếng anh của mình đã khiến tôi không thể tham gia vào sôi nổi như những thành viên khác. Tôi cũng không thể hiểu rõ được những thành viên khác

đang đưa ra những ý kiến gì và tôi chỉ có thể mơ hồ đoán về nó. Trên thực tế thì buổi thảo luận đã diễn ra không mang lại hiểu quả vì các thành viên không thể phát huy được khả năng tốt nhất cũng như việc truyển tải và thấu hiểu gặp khó khăn.

Giải pháp:

- Giải pháp 1: Vấn đề gặp phải lớn nhất đó chính là tiếng anh. Trong khi tiếng anh đang là ngôn ngữ toàn cầu là ngoại ngữ được ưu tiên hàng đầu thì việc biết sử dụng tiếng anh là một lợi thế rất tốt. Thế nên việc muốn hoà nhập thì phải biết nói tiếng anh, không chỉ trong môi trường quốc tế mà còn ngay chính môi trường học tập làm việc hằng ngày của chúng ta. Nhận ra mức độ quan trọng của tiếng anh nên việc học tiếng anh đã là vấn đề chung của xã hội, hiện nay có rất nhiều trung tâm dạy tiếng anh chuyên nghiệp, cũng có rất nhiều tài liệu và video hỗ trợ việc học tiếng anh. Dù có rất nhiều phương tiện và công cụ hỗ trợ những việc học tiếng anh vẫn là vấn để khá khó khăn với số đông người. Đối với bản thân tôi thì phương pháp tốt nhất để cải thiện tiếng anh nằm ở chính bản thân mỗi người. Chỉ bằng cách tìm tòi học hỏi bằng sự quyết tâm cao độ và cách học khoa học sẽ mang lại hiệu quả cao. Không chỉ học lý thuyết mà việc quan trọng là phải thực hành. Trước đây tôi rất tự ti không dám giao tiếp bằng tiếng anh chỉ những câu đơn giản vì sợ sai ngữ pháp và phát âm sai nhưng tôi đã học được cách khắc phục. Tiếng anh chỉ được cải thiện khi tôi tự tin nói những gì mình nghĩ, sai ở đâu sửa ở đó và cải thiện dần dần những lỗi sai đó. Việc luyện tập giao tiếp nhiều sẽ khiến tôi làm quen được với những từ ngữ. Thêm vào đó luyện tập mỗi ngày để tạo thói quen và không để rơi vào tình trạng quên chữ do ít sử dụng. Từ đó tôi sẽ tập ứng dụng nói tiếng anh vào các buổi họp nhóm, thảo luận để có thể sử dụng một cách tự tin thoải mái hơn.

- Giải pháp 2: Khi giao tiếp ngôn ngữ là một rào cản đầu tiên thì tự ti chính là rào cản thứ hai gây cản trở việc bàn luận của các bên. Trong khi việc không biết giao tiếp bằng tiếng anh là một điểm yếu của cá nhân tôi thì nó đã khiến tôi trở thành một người tự tin. Việc không thể giao tiếp bằng tiếng anh trong các buổi thảo luận khiến tôi có cảm giác dư thừa trong nhóm từ đó dù có những ý tưởng hay như thế nào thì tôi cũng không thể và cũng không cố để truyền đạt được ý tưởng đó. Nỗi sợ bị chê cười khi phát ngôn ấp úng khiến mọi người sẽ chú ý vào câu chữ của tôi nói hơn là nội dung ý tưởng mà tôi muốn truyền tải. Điều này đã khiến cho thêm một lí do để tôi không thể tham gia vào buổi thảo luận một cách sôi nổi. Vậy nên cần phải gạt bỏ sự tự ti, sợ hãi, suy nghĩ sợ bị người khác chê cười để cười để có thể thoải mái giao tiếp dù là nói không được trọn vẹn đi nữa. Thay vì sợ xấu hổ tôi sẽ cố gắng truyền tải ý tưởng để mọi người có thể thấy được sự nổ lực của bản thân cũng như cố gắng lắng nghe hơn. Từ việc có thể bày tỏ ý kiến nhiều lần mỗi lần sẽ khiến bản thân tôi tự tin lên rất nhiều.Thay vì sợ xấu hổ tôi sẽ cố gắng truyền tải ý tưởng để mọi người có thể thấy được sự nổ lực của bản thân cũng như cố gắng lắng nghe hơn. Từ việc có thể bày tỏ ý kiến nhiều lần mỗi lần sẽ khiến bản thân tôi tự tin lên rất nhiều.

(4) Rào cản môi trường: Mức độ ảnh hưởng: 2/5

Lí do: Rào cản môi trường là những ảnh hưởng, tác động xấu của môi trường đến một cá nhân. Môi trường là thứ luôn hiện hữu xung quanh mỗi người nên nó đã trở nên thân thuộc với mỗi cá nhân. Cá nhân tôi đối với ảnh hưởng của môi trường trong quá trình ra quyết định cũng gặp một số khó khăn. Vì môi trường của mỗi người là khác nhau sẽ có rất nhiều ý kiến được đưa ra, tôi rất khó để hiểu được những vấn đề hay ý kiến không thuộc môi trường của tôi. Vậy nên việc học hỏi mở rộng kiến thức và rèn luyện sự biết lắng nghe thấu hiểu là điều cần thiết để tránh rào cản của môi trường đối với tôi.

(5) Rào cản tư duy: Mức độ ảnh hưởng: 2/5

Lí do: Rào cản tư duy là những ảnh hưởng, tác động xấu mà tư duy mang đến cho một người khi họ suy nghĩ và thực hiện một vấn đề hay hành động nào đó. Tư duy của mỗi người là khác nhau và có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu tư duy. Tư duy của mỗi người được hình thành từ nhiều yếu tố mà người đó có. Bản thân tôi trong tư duy đôi khi sẽ khác mọi người và ngược lại tôi cũng khó có thể hiểu tư duy của người khác. Thế nhưng ai cũng sẽ bảo vệ tư duy của bản thân cho tới khi tất cả đều hiểu sự tư duy của nhau thì vấn đề mới được giải quyết. Vậy nên trong giải quyết vấn đề, tôi sẽ luôn tìm tòi kiến thức từ mọi nơi để tư duy được phát triển và luôn lắng nghe ý kiến từ mọi người một cách cởi mở.

Câu 2: Lựa chọn 1 giải pháp để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể theo mô hình (1) Mục tiêu (2) Cách thức đạt được mục tiêu 5W1H2C5M (3) Rủi ro - Giải pháp cụ thể từ 3 - 5 trang A4. Cá nhân sinh viên sẽ áp dụng kế hoạch này trong thực tế và ghi chú lại dữ liệu trong quá trình áp dụng để khi kết thúc môn học sẽ có 1 bài kiểm tra đánh giá về quá trình vượt qua rào cản trong tư duy sáng tạo.

1) Giải pháp cụ thể: luyện nói tiếng anh

2) Mục tiêu: Cải thiện tiếng anh giao tiếp, có thể giao tiếp bằng tiếng anh trong 6 tháng

3) Cách thức đạt được mục tiêu: 5W1H2C5M - Why:

Tiếng anh là ngôn ngữ toàn cầu việc có thể sử dụng tiếng anh trong giao tiếp sẽ giúp ích cho công việc và học tập. Nếu không có tiếng anh sẽ gây khó khăn cho việc hội nhập, giải quyết vấn đề của cá nhân trong môi trường sử dụng tiếng anh. Vậy nên cần lên kế hoạch để cải thiện giao tiếp tiếng anh.

- What:

Luyện nghe từ youtube, radio, phim Nghe các bài hát tiếng anh và hát theo Mỗi ngày thực hành 2 bài hội thoại

Luyện phát âm chuẩn của từng âm rồi đến từng từ từng chữ Luyện giao tiếp theo chủ đề mỗi ngày

Một phần của tài liệu Phân tích các rào cản của tư duy và ảnh hưởng của chúng (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)