III. Vận dụng (Bài cá nhân)
4. Ngô Nguyễn Thị Tuyết Trang
Câu 1: Tự đánh giá mình như thế nào trong từng rào cản khi thực hiện tấn công não? Chọn 2 rào cản mà bản thân sinh viên đang có vướng mắc nhiều nhất để phân tích sâu. Trình bày ví dụ, hành động để minh chứng rằng đây là rào cản mình đang gặp phải. Từng rào cản trình bày từ 2- 3 giải pháp và mô tả sơ bộ giải pháp (1/2 trang cho 1 giải pháp)
(1) Rào cản nhận thức: Mức độ ảnh hưởng: 3/5
Lí do: Vì hầu hết những ý tưởng hay nhận xét của em khi được truyền đạt ra bên ngoài đều mang tính chủ quan của cá nhân em rất nhiều, những gì em cố gắng diễn giải đều chịu ảnh hưởng nặng nề của các đặc điểm cá nhân của những gì mà em nhận thức được.
Mức độ ảnh hưởng: 4/5
Lí do: Em tự nhận xét mình là người rất dễ bị cảm xúc chi phối, nên quyết định của em thường bị cảm xúc cá nhân của chính mình ảnh hưởng rất nhiều. Khi thực hiện động não suy nghĩ ý tưởng cho một vấn đề, cảm xúc sẽ chi phối hướng suy nghĩ của em. Nếu cảm xúc tich cực thì ý tưởng sẽ được nảy ra liên tục và độc đáo. Nhưng cảm xúc lúc đó tiêu cực thì em sẽ không muốn suy nghĩ gì cả và đưa ra những quyết định vội vàng
- Rào cản cảm xúc là những ảnh hưởng, tác động xấu của cảm xúc lên cách suy nghĩ cũng như hành động của mỗi người. Cảm xúc thường đan xen vào nhau với tâm trạng, tính khí, cá tính, sáng tạo và động lực. Từ đó, cảm xúc chi phối vào việc một người sẽ có thái độ như thế nào và hành động ra sao. Và thường thì những quyết định bị cảm xúc chi phối sẽ dẫn đến các kết quả không mong muốn xảy ra.
- Như đã trình bày ở trên, cá nhân em là một người thiên về cảm xúc, những suy nghĩ và hành động của em bị cảm xúc chi phối rất nhiều. Bản thân em cũng nhận thấy đây là một ảnh hưởng tiêu cực đặc biệt là trong học tập và làm việc. Đòi hỏi phải có sự tách biệt giữa cảm xúc cá nhân và công việc. Vì cảm xúc mà em hiện có ở thời điểm hiện tại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ của bản thân, không chỉ là ảnh hưởng của cá nhân em mà sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và không khí làm việc nhóm. Những suy nghĩ mà em nếu ra khi cảm xúc cá nhân của bản thân đang không ổn định thì sẽ không mang tính lí trí , thiếu sự chuyên nghiệp. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập cũng như công việc của bản thân em
- Cảm xúc tiêu cực: Cũng như tên gọi của nó đã tiêu cực thì sẽ không mang lại những kết quả tốt đẹp. Những cảm xúc tiêu cực luôn ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của em bằng một cách nào. Cảm xúc tiêu cực ở đây mà em hay gặp phải và ảnh hưởng đến việc thực hiện công não của mình như : tức giân , buồn bã, lo lắng. Chỉ cần bản thân em xuất hiện những cảm xúc này dù ít hay nhiều vẫn sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và quyết định của em rất lớn
VD: Từ khi bắt đầu vào môi trường đại học, đòi hỏi em phải tập làm quen với làm việc nhóm rất nhiều, vì có 70% số điểm của em sẽ được quyết định bởi bài tập nhóm. Vì vậy những lúc họp nhóm để lên ý tưởng cho bài tập hay bài thuyết trình của nhóm là rất quan trọng. Nhưng có lần em gặp phải một chuyện cá nhân làm cảm xúc của mình chuyển qua trạng thái tiêu cực, tâm trạng cực kì tồi tệ. Thì hôm đó họp nhóm em sẽ không quan tâm, tập trung vào việc suy nghĩ ra ý tưởng cùng các pạn, khi các bạn thảo luận thì em lại bị cảm xúc lúc này chi phối nên không muốn suy nghĩ bất cứ việc gì . Rồi cảm xúc tiêu cực đó của em cũng kéo các bạn trầm xuống , buổi làm việc nhóm hôm đó có hiệu quả cực kì tệ
Giải pháp:
- Bản thân em cũng nhận ra việc bị cảm xúc chi phối không chỉ ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân mà còn liên lụy những thành viên làm việc chung. Nếu vẫn giữ thói quen này thì em nhận thức được khi ra trường đi làm em sẽ không thể thành công được, vì thiếu tính chuyên nghiệp . Em đã khắc phục cái việc bị rào cản cảm xúc ảnh hưởng bằng cách em tự cho bản thân mình một khoảng thời gian để bình tĩnh lại nếu em ở trong trạng thái cảm
xúc đang tiêu cực trước khi em suy nghĩ hay ra quyết định một việc gì đó. Khoảng thời gian ở đây có thể 15-30’, em có thể tìm một chỗ im lặng và ngồi tịnh tâm để gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực đang có của bản thân. Hoặc em có thể đứng dậy đi bộ xung quanh để thả lỏng trạng thái hiện tại. Em từng học được cách này trên mạng nên đã áp dụng lên chính mình, thì bản thân em cảm thấy cách này rất hiệu quả. Sau khoảng thời gian để bản thân bình tĩnh lại, em cảm thấy mình tỉnh táo hơn, những cảm xúc tiêu cực trước đó đã giảm đi rất nhiều. Cá nhân em cũng không muốn để những cảm xúc cá nhân đó ngăn chặn đi những ý tưởng sáng tạo sẽ được hình thành trong đầu mình. Nếu em cứ tiếp tục để cảm xúc xen lấn dần dần não bộ em sẽ mất đi khả năng tự điều chỉnh những suy nghĩ. Em phải tự kiểm soát nó trước khi nó trở thành một thói quen không thể bỏ
- Cách thứ hai mà em sử dụng để loại bỏ những rào cản cảm xúc, cụ thể ở đây là cảm xúc tiêu cực là sẽ dừng lại việc đang làm lúc đó và chuyển sang ngày khác khi bản thân bình tĩnh hơn. Cụ thể là nếu hôm đó em cảm thấy mình có cảm xúc tồi tệ thì em sẽ dừng tất cả việc mình đang làm lại chẳng hạn như : việc động não suy nghĩ làm bài tập , làm việc nhóm, làm bài luận,… Cụ thể là những công việc đòi hỏi em phải vận dụng trí óc vì em biết những việc đó sẽ bị cảm xúc của em hiện tại ảnh hưởng rất nhiều. Thay vì em sẽ làm những việc đó vào thời điểm đó, em sẽ dời qua một giờ khác trong ngày hoặc dời qua ngày khác. Lúc này cảm xúc của em đã có thể khống chế được , không còn những cảm xúc tiêu cực nữa thì em sẽ bắt đầu công việc của mình. Cách giải quyết này tuy khá mất thời gian, và đôi lúc phải tùy thuộc vào thời gian cũng những người em làm việc chung chẳng hạn như làm việc nhóm nhưng em cảm thấy nếu đã ảnh hưởng đến kết quả học tập cá nhân em cũng như cả nhóm thì đây là cách thức khá hiệu quả. Đây là giải pháp em sử dụng để loại rào cản cảm xúc của bản thân nếu cách 1 không hiệu quả. Nếu trong trường hợp làm việc nhóm, em sẽ chủ động giải thích lí do của bản thân cho các thành viên hiểu để các bạn thông cảm cho mình, vì nếu cả nhóm đều trong trạng thái tích cực thì việc làm bài nhóm cũng sẽ hiệu quả hơn. Giari pháp nào cũng có khuyết điểm của nó, đối với giải pháp 2 tuy tốn thời gian hơn, nhưng ngược lại hiểu quả cũng cao hơn
(3) Rào cản văn hóa: Mức độ ảnh hưởng: 2/5
Lí do: Cá nhân em tự nhận thấy bản thân ít gặp phải rào cản này nhất trong 5 rào cản. Và rào cản em gặp phải rất nhiều ở vấn đề văn hóa là rào cản về giao tiếp. Em nhận thấy trình độ Tiếng Anh của bản thân chưa được tốt, chỉ giao tiếp đơn giản được. Nên em gặp khó khăn với các bài tập tiếng anh hoặc khi tra tài liệu tiếng anh rất nhiều. Vì vốn tiếng anh còn thấp nên khi thực hiện động não giải quyết các bài tập thì mất khá nhiều thời gian.
(4) Rào cản môi trường: Mức độ ảnh hưởng: 5/5
Lí do: Cá nhân em rất nhạy cảm với môi trường xung quanh mình khi học tập hoặc làm việc, đặc biệt là tiếng ồn ảnh hưởng đến dòng suy nghĩ của em rất nhiều. Khi em đang tập trung suy nghĩ cho một vấn đề hoặc đang làm việc nhóm nếu bầu không khí xung quanh quá ồn ào hoặc khó
chịu cũng sẽ khiến mọi người cảm thấy khó có thể thoải mái để chia sẻ những suy nghĩ của bản thân từ đó cũng là một yếu tố hạn chế đi khả năng sáng tạo cũng như tư duy
- Rào cản môi trường được hiểu là những ảnh hưởng, tác động xấu của môi trường đến một cá nhân hay tổ chức nào đó, khiến hoạt động của họ bị cản trở, gây ra các vấn đề không mong muốn xảy ra và dẫn đến kết quả bị ảnh hưởng bởi các vấn đề đó.
- Đối với rào cản môi trường có rất nhiều loại như : tự nhiên, nhân tạo, phi vật thể. Nhưng rào cản mà bản thân em gặp phải và gây cản trở cho em rất nhiều là tiếng ồn, ở đây có cả tiếng ồn từ tự nhiên và nhân tạo. Bản thân em nhận thấy mình là người có khả năng tập trung kém, nên tiếng ồn cũng sẽ là một nhân tố không xa lạ gây ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ , học tập và làm việc của mình. Khi em đang trong trạng thái tập cho công việc của mình nếu có một tiếng ồn từ môi trường xunh quanh sẽ làm phân tán sự tập trùng của em. Bên cạnh đó những tiếng ồn này sẽ làm đảo lộn những suy nghĩ trong đầu em lúc này, những ý tưởng đang được hình thành cũng sẽ biến mất vì lúc này tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần cũng như não bộ của em, thay vì trong đầu hình thành những ý tưởng thì em sẽ chỉ tập trung vào những tiếng ồn xung quanh đang quấy nhiễu đến bản thân mà không thể tập trung vào công việc mình đang làm nữa.
- Đối với tiếng ồn thì có rất nhiều loại, nếu xét về tiếng ồn tự nhiên sẽ có như : mưa, tiếng chim, tiếng gió,…Còn với tiếng ồn nhân tạo thì ở bất cứ môi trường nào cũng thường gặp phải như: tiếng sửa nhà, tiếng ồn cãi nhau, tiếng hát karaoke,…Những tiếng ồn nhân tạo chủ yếu đến từ những người xung quanh chúng ta tạo ra. Tùy vào mức độ âm thanh của tiếng ồn thì mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau.
VD: Vì dịch nên hầu hết các môn học của em đều chuyển qua hình thức học online. Trong quá trình học online tại nhà thì em gặp phải một vấn đề là nhà bên cạnh đang trong quá trình sửa chữa và hầu hết những lúc người ta khoan đục tường thì đều trùng với giờ em học online. Mà tiếng ồn đến từ việc sửa nhà là rất lớn, khiến em khá mất tập trung để nghe giảng. Khi thầy cho một câu hỏi thảo luận nhóm, hầu như em bị tiếng ồn của nhà kế bên làm ù tai không thể nào tập trung suy nghĩ và thảo luận với các bạn chung nhóm, vì tiếng đục sửa nhà quá lớn làm em mất tập trung nên em cũng cảm thấy nản khi học online tiếp
Giải pháp:
- Đối với trường hợp làm bài tập cá nhân hoặc học bài thì em sẽ chọn phương pháp nghe nhạc. Cụ thể là em sẽ nghe nhạc bằng cách đeo tai nghe để tăng độ tập trung. Khi dùng nó, tiếng ồn bên ngoài sẽ hạn chế lọt vào trong giúp bản thân không bị làm phiền bởi những âm thanh xung quanh. Theo nghiên cứu, âm nhạc giúp nhiều người tập trung tốt hơn và cải thiện năng suất học tập, làm việc của họ.Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tập trung khi nghe nhạc , nhưng bản thân em thuộc tuýp người nghe nhạc thì khả năng tập trung sẽ tăng cao. Giari pháp này sẽ chỉ áp dụng được với một nhóm người nhất định chứ không phải toàn bộ tất cả mọi người . Đối với cá nhân em thì khi cần sự tập trung suy nghĩ em sẽ lựa chọn nghe thể loại nhạc Lofi nhẹ nhàng, giúp đầu óc tỉnh táo tránh bị tiếng ồn xunh quanh làm ảnh hưởng . Âm nhạc được xem như một chất kích thích não bộ. Nó có khả năng kích hoạt cả bán cầu trái và bán cầu phải của não chúng ta. Âm nhạc giúp bản thân tập trung nhưng nó cũng có thể khiến bản thân bị xao nhãng. Điều quan trọng là
mình phải nghe đúng loại nhạc và thực hiện đúng cách. Tùy vào độ khó công việc: chúng ta cần hiểu rõ công việc mình đang làm. Việc sử dụng âm nhạc hiệu quả nhất khi thực hiện những nhiệm vụ không đòi hỏi giữ nhiều thông tin chẳng hạn làm toán, giải quyết tình huống – những việc cần khả năng tư duy logic. Ngược lại, nếu nghe nhạc khi cần phải đọc hiểu nhiều tài liệu, hoặc những công việc phức tạp hơn, âm nhạc sẽ không phát huy tác dụng.
- Nếu như đối với giải pháp ở trên chỉ áp dụng với tùy người , thì ở giải pháp thứ 2 thì bất cứ ai cũng có thể áp dụng được. Đó chính là đọc sách, đối với bản thân em là người có khả năng tập trung kém, nên em đã thử đọc sách để cải thiện độ tập trung của mình và giúp em tập loại bỏ những tiếng ốn xung quanh bằng cách tập trung vào đọc sách. Em tập thói quen này vào khoảng cách đây không lâu và thấy khả năng tập trung của mình được cải thiện đáng kể. Khi em lựa chọn sách đọc, em sẽ lựa chọn những cuốn sách phù hợp với sở thích của bản thân, nó giúp em cảm thấy hứng thú và tập trung vào nó, khi đó những tiếng ồn xung quanh sẽ không còn gây ảnh hưởng gì đến mình nữa. Nếu bản thân có thể tập trung hoàn toàn vào cuốn sách thì tập trung vào những việc khá là không hề khó. Vì đọc sách là việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và tập trung rất cao nên nếu có thể rèn luyện được sẽ rất hiệu quả . Khi tập được thói quen đọc sách thì não bộ sẽ tự hình thành được thói quen không bị phân tâm bởi những thứ khác, đặc biệt là tiếng ồn mà chỉ tập trung vào việc mà mình đang làm
(5) Rào cản tư duy: Mức độ ảnh hưởng: 3/5
Lí do: Đây là rào cản lớn nhất em gặp phải trong tất cả những rào cản. Vì bản thân em là có một nỗi sợ đó là nỗi sợ thất bại, đây cũng là một trong những rào cản tư duy. Vì khi em nảy ra được một ý tưởng nào đó cho một việc nào đó thì bản thân em lại gạt bỏ cái suy nghĩ đó lập tức nếu em nhận thấy khả năng thực hiện là khá khó, hay bản thân em cảm thấy mình chưa đủ khả năng chịu trách nhiệm cho sự that bại từ tý tưởng mà mình đưa ra. Vì vậy, những ý tưởng chỉ mới hình thành trong đầu thì em lại bị nỗi sợ đó ngăn cản rồi không dám nói ý tưởng đó ra ngoài.
Câu 2 : Lựa chọn 1 giải pháp để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể theo mô hình (1) Mục tiêu (2) Cách thức đạt được mục tiêu 5W1H2C5M (3) Rủi ro - Giải pháp cụ thể từ 3 - 5 trang A4. Cá nhân sinh viên sẽ áp dụng kế hoạch này trong thực tế và ghi chú lại dữ liệu trong quá trình áp dụng để khi kết thúc môn học sẽ có 1 bài kiểm tra đánh giá về quá trình vượt qua rào cản trong tư duy sáng tạo.
1) Giải pháp cụ thể: Đọc sách để cải thiện khả năng tập trung, tránh ảnh hưởng của những tiếng ồn từ môi trường xunh quanh
2) Mục tiêu:
- Đọc được 12 cuốn sách trong năm 2022:
Từ tháng 1- 4: Mỗi tháng đọc một cuốn sách có nội dung về trình thám, tâm lý tội phạm
Từ tháng 5-8: Mỗi tháng đọc một cuốn sách có nội dung học thuật, liên quan đến chuyên ngành được học
Từ tháng 9- 12: Mỗi tháng đọc một cuốn sách viết bằng Tiếng Anh, nội dung có