Tình hình nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen vật nuôi trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của hai giống gà ta chọn lọc MD3 và hoàng yến trong điều kiện nuôi bán chăn thả ở huyện k’bang, tỉnh gia lai (Trang 27 - 33)

3. Những đóng góp của đề tài

1.4.1. Tình hình nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen vật nuôi trên thế

Theo tổ chức Nông-Lương thế giới (FAO), bảo vệ nguồn gen động vật, kể cả vật nuôi là nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người. Năm 1980, một chiến lược bảo tồn vật nuôi áp dụng trên phạm vi toàn cầu, cho từng khu vực và từng quốc gia đã được FAO và cơ quan Bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) hợp tác xây dựng. Theo FAO (1984), chương trình đề ra các nội dung cơ bản gồm: (1) Bảo tồn bằng cách áp dụng các biện pháp quản lý, (2) Xây dựng ngân hàng dữ liệu nguồn gen của động vật, (3) Đào tạo nâng cao năng lực cho nguồn lực con người tham gia chương trình bảo tồn, (4) Lưu giữ vật liệu di truyền.

Theo Primack (1995) [49], có hai phương pháp bảo tồn đa dạng các quần thể sinh vật gồm:

Bảo tồn nguyên vị (in situ conservation) là bảo tồn một quần thể nào đó ngay tại môi trường sống tự nhiên của nó.

môi trường sống tự nhiên của loài nào đó, tức là chuyển một phần quần thể từ nơi cư trú quen thuộc đến chỗ ở mới để nuôi dưỡng.

Bảo tồn chuyển vị (ex situ conservation) đối với động vật có thể [49] là chuyển các quần thể đến nuôi trong các vườn thú, trong các trang trại, thủy cung và kết hợp các chương trình nhân giống động vật. Bảo tồn chuyển vị là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tổng hợp nhằm bảo vệ các quần thể đang có nguy cơ bị tuyệt diệt (Falk, 1991).

Cũng theo Primack (1995) [20], những cố gắng để bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, các giống vật nuôi có nguồn gen bản địa quý hiếm nói riêng, đôi khi lại mâu thuẫn với nhu cầu trước mắt của con người. Nhiều nhà sinh học bảo tồn nhận ra sự cần thiết của phát triển bền vững – phát triển kinh tế thỏa mãn nhu cầu hiện tại, tương lai và đồng thời hạn chế tối thiểu tác động của nó đến đa dạng sinh học.

Theo Toledo [49], mỗi loài thực vật, mỗi nhóm động vật bao giờ cũng có riêng một cách sử dụng thực tế, một ý nghĩa tôn giáo, một vai trò trong nghi lễ. Sự đa dạng văn hóa được gắn bó chặt chẽ với đa dạng gen của nhiều loại cây trồng, vật nuôi; đặc biệt ở khu vực miền núi, những nền văn hóa bị cách biệt bởi nhân tố địa lý đã cho phép phát triển nhiều giống cây trồng, vật nuôi bản địa; những giống này thích ứng với điều kiện địa phương và rất phù hợp với khẩu vị của dân cư ở đây. Vì vậy, việc bảo vệ những nền văn hóa truyền thống trong môi trường tự nhiên của nó sẽ tạo cơ hội để đạt được cả hai mục đích: bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì đa dạng văn hóa.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về di truyền của các giống gia cầm trong bảo tồn và sản xuất. Piatigorsky và cộng sự (1987) [59] nghiên cứu bảo tồn cấu trúc gen α-crystallin ở vịt và gà. Năm 2003, T.Swackowski [54] nghiên cứu áp dụng phương pháp mô hình hỗn hợp trong chiến lược chăn nuôi lấy thịt các loại chim. E. Delany (2003) [48] đã nghiên cứu về sự đa

dạng di truyền và bảo tồn giống gia cầm. Nghiên cứu của E. Decuypere và cộng sự (2003) [50] cho rằng: tăng trưởng và sinh sản là các vấn đề quan trọng làm cơ sở để lựa chọn giống nhằm nâng cao năng suất sản xuất thịt trong chăn nuôi gà thịt. J.Plachy et al. ( 2003)[55] đã nghiên cứu về sự di truyền miễn dịch ở gia cầm. Cùng năm, Maschhoff (2003) [53] đã công bố nghiên cứu bảo tồn cấu trúc gen sox4 và biểu hiện trong phôi gà.

Riêng về bảo tồn các giống gà đặc hữu ở các nước Châu Á cũng có nhiều thành tựu. Nhiều giống gà quý hiếm được bảo tồn, nhân nuôi có hiệu quả kinh tế cao trong khu vực như: Gà Tre Thái Lan, Gà Ayam Cemani của Indonexia, Gà Serama của Malaixia,… Những nghiên cứu về các giống gà địa phương và tình hình nuôi gà lấy thịt ở Châu Á cũng được quan tâm. Một số nghiên cứu như: Mekchay và cộng sự (2014) về cơ cấu số lượng bốn giống gà địa phương của Thái Lan là các giống Pradhuhangdum, Luenghangkhao, Dang Chee

cho thấy những năm gần đây các giống địa phương được nhân nuôi rộng rãi và chiếm lĩnh thị trường do có nhu cầu lớn. Todsadee et al. (2012) về hiệu quả sản xuất gà thịt tại Thái Lan kết quả cho thấy thức ăn, nguồn giống, chi phí chăm sóc và các chi phí khác là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sản lượng gà thịt và có thể nâng cao sản lượng thịt bằng cách áp dụng phương pháp chăm sóc thích hợp. N. Alrwi et al. (2007) [76] xác định hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi gà thịt trang trại ở khu vực miền Trung của Saudi Arabia, cho thấy hiệu quả bình quân đạt 89% và các trang trại quy mô nhỏ đạt hiệu quả kỹ thuật ở mức 83%, các trang trại lớn đạt mức hiệu quả kỹ thuật khoảng 82%. Ali et al. (2014) ước lượng hiệu quả kỹ thuật nuôi gà thịt theo hình thức chăn thả của nông hộ ở Punjab, Pakistan cho thấy hiệu quả bình quân đạt 88%, tăng khoảng 10,5% lợi nhuận so với mức hiệu quả trung bình các hình thức nuôi khác nhau. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng của giống, thức ăn và kỹ thuật người chăm sóc ảnh hưởng đáng kể đến năng suất nuôi.

1.4.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen các giống gà địa phương Việt Nam

1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen các giống gà địa phương ở Việt Nam

Theo thống kê của Viện chăn nuôi năm 2015, ở Việt Nam có 93 giống vật nuôi bản địa, trong đó có đến 48 giống gia cầm (gồm có 32 giống gà, 9 giống vịt, 4 giống ngan và 3 giống ngỗng). Mặc dù có nhiều giống gà ngoại có năng suất cao liên tục được nhập nội và lai tạo đưa vào sản xuất nhưng hiện nay ở nước ta chăn nuôi gà với các giống địa phương vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, các giống này chăn nuôi theo phương thức thả vườn cũng không ngừng phát triển và hiệu quả cũng ngày càng tăng với các giống địa phương như: Gà Ri, gà nòi, gà Mía, gà Tre, gà Hồ, gà Ác…

Với chương trình Quốc gia bảo tồn nguồn gen động vật nuôi Việt Nam, chúng ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu về giống vật nuôi truyền thống và việc lai tạo chúng nhằm đưa vào sản xuất thịt có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị hiếu. Trong đó có nhiều nghiên cứu về các giống gà địa phương hoặc giống lai như: Trần Long và cộng sự (2007) [33] xác định hệ số di truyền và tương quan di truyền một số tính trạng sản xuất gà mía; Nguyễn Viết Thái và cộng sự (2011) [56] về khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lai giữa gà H’mông với gà Ai cập; Nguyễn Viết Thái và cộng sự (2011) [57] về khả năng sinh sản của gà mái lai F1 (H’mông - Ai cập) và F1 (Ai cập – H'mông); Nguyễn Viết Thái (2012) [58] nghiên cứu xác định tổ hợp lai có hiệu quả kinh tế giữa gà H’mông và gà Ai Cập để sản xuất gà xương, da, thịt đen; Bùi Hữu Đoàn và cộng sự (2011) [13] về khả năng sản xuất của gà F1 (Hồ x Lương Phượng) và gà lai Lương Phượng x F1 (Hồ x Lương Phượng); Ngô Thị Kim Cúc và cộng sự (2014) [3] nghiên cứu chọn lọc dòng gà Ri hoa mơ; Nguyễn Thị Thu Hiền và cộng sự (2014) [20] về đặc điểm sinh trưởng

của gà Tre trong điều kiện nuôi thả vườn tại huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương; Đặng Vũ Hòa và cộng sự (2015) [22] đánh giá khả năng sinh trưởng, cho thịt và chất lượng thịt gà Tè thương phẩm; Vũ Thị Đức và cộng sự (2015) [9] về thực trạng chăn nuôi gà H'Mông tại Sơn La; Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2015) [16] về đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của tổ hợp lai giữa gà Rừng với gà Ai Cập và gà H'Mông nuôi tại Viện Chăn nuôi; Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2015) [17] về khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng trứng, thịt của tổ hợp lai giữa gà Rừng với gà Ai Cập và gà H'Mông nuôi tại Viện Chăn; Mai Thị Xoan và cộng sự (2015) [70] về năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế ở các thời điểm giết mổ của gà ta vàng nuôi thả vườn; Nguyễn Thị Tường Vy (2015)[71] nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí máu của 2 tổ hợp lai (Gà Đá x Gà Tam Hoàng) và (Gà Kiến x Gà Tam Hoàng) ở huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế; Hoàng Thanh Hải (2012)[11] về một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của chim Trĩ đỏ khoang cổ (Phasianus colchicus) trong điều kiện nuôi nhốt.

1.4.2.2. Tình hình nghiên cứu về điều kiện môi trường chăn nuôi, điều kiện dinh dưỡng và các chỉ tiêu sinh trưởng của gà tại Việt Nam

Nhiều nghiên cứu về điều kiện môi trường nuôi, chế độ dinh dưỡng đối với gà đã được thực hiện tạo cơ sở để xác định điều kiện nuôi phù hợp nhất cho từng giống gà ở từng vùng miền. Nguyễn Đức Hưng và cộng sự (2002) [24] nghiên cứu lựa chọn bộ giống gà thích hợp chăn nuôi nông hộ tại Thừa Thiên Huế; Nguyễn Đức Hưng (2002) [25] nghiên cứu một số yếu tố kỹ thuật trong quy trình chăn nuôi gà ga đình ở Thừa Thiên Huế; Nguyễn Đức Hưng và cộng sự (2002) [26] nghiên cứu mức Protein khác nhau trong khẩu phần ăn cho gà Lương Phượng nuôi thịt; Hồ Trung Thông và cộng sự (2011) [67] về đào thải Nitơ và Photpho ở Gà Lương Phượng khi nuôi bằng các khẩu phần ăn khác nhau; Nguyễn Đông Hải và cộng sự (2014) [10] về ảnh hưởng của

các mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần đến tăng khối lượng, tiêu thụ dưỡng chất và chất lượng quầy thịt ở gà Sao tăng trưởng; Phạm Tấn Nhã (2014) [42] nghiên cứu giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu khác nhau về các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thịt của nhiều giống gà đã được tiến hành. Mai Thị Bích Loan (2007) [32] nghiên cứu khả năng sinh sản của gà lai TP1 và khả năng cho thịt của tổ hợp lai giữa gà trống SASSO X44 với gà mái TP1; Nguyễn Thị Tường Vy và cộng sự (2016) [72] nghiên cứu đặc điểm hình thái và khả năng sản xuất thịt cùa gà Sao Numida meleagris (Linnaeus, 1758) tại nông hộ thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên - Huế.

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của hai giống gà ta chọn lọc MD3 và hoàng yến trong điều kiện nuôi bán chăn thả ở huyện k’bang, tỉnh gia lai (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)