3. Những đóng góp của đề tài
2.2.3. Phạm vi nghiên cứu
2.2.3.1. Thời gian nghiên cứu
-Đề tài được nghiên cứu từ tháng 03 năm 2020 đến tháng 7 năm 2020. -Thời gian theo dõi mỗi lứa thí nghiệm từ 01 ngày tuổi đến 16 tuần tuổi (thời điểm có thể bán thịt thương phẩm).
2.2.3.2. Địa điểm nghiên cứu
Thực nghiệm được tiến hành tại vườn nhà ở Thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Tiến hành nuôi thí nghiệm giống gà MD3 và Hoàng Yến tương tự nhau về chế độ dinh dưỡng, thức ăn và phương thức chăm sóc; mỗi lô 40 con giống.
Mỗi lô thí nghiệm gồm: Chuồng hở 12m2, tường gạch, che lưới B40, mái tôn và có lót đệm bằng trấu khô; Sân chăn thả rộng 80m2
, nền cứng, khô ráo, có cây che bóng mát, có bố trí đủ máng ăn, máng uống và hố cát nông để gà tắm nắng nhằm loại bỏ kí sinh trùng.
Bảng 2.1: Mô tả thí nghiệm nuôi gà giai đoạn từ 01 ngày tuổi tới 16 tuần tuổi Diễn giải Lô thí nghiệm: 01
( Giống gà MD3)
Lô thí nghiệm: 02
(Giống gà Hoàng Yến)
Số đàn theo dõi (ô) 01 01
Số lượng gà/đàn 40
(18 mái, 22 trống)
40
(19 mái, 21 trống)
Phương thức nuôi Bán chăn thả Bán chăn thả
Mật độ nuôi Nhốt 3 - 4 con/m2 3 - 4 con/ m2
Diễn giải Lô thí nghiệm: 01
( Giống gà MD3)
Lô thí nghiệm: 02
(Giống gà Hoàng Yến) vườn
Thời gian nuôi thí nghiệm (tuần)
1 - 16 1 - 16
Thức ăn Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thương hiệu Vina
Feed theo từng lứa tuổi phù hợp.
2.3.1.1. Đối với gà con từ 01 ngày tuổi đến 2 tuần tuổi
Gà con 01 ngày tuổi được nuôi úm trong chuồng, có quây tấm cót và che bạt, thắp bóng đèn dây tóc để điều chỉnh nhiệt từ 30oC đến 32o
C [26], bố trí đầy đủ máng ăn và máng uống; chế độ chăm sóc, quy trình thú y phòng bệnh và chế độ chiếu sáng,… theo tài liệu kỹ thuật úm gà con. Dùng đồng nhất thức ăn hỗn hợp loại dành cho gà con từ 1 đến 21 ngày tuổi, ăn tự do cung cấp thức ăn liên tục trong 24 giờ/ngày.
2.3.1.2. Đối với gà con từ 2 tuần tuổi 4 tuần tuổi
Nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng hở, đệm chuồng bằng trấu khô, đảm bảo chăm sóc, quy trình thú y phòng bệnh và chế độ chiếu sáng, theo tài liệu kỹ thuật chăn nuôi gà con. Gà ăn tự do, cho thức ăn liên tục từ 6 giờ sáng đến 19 giờ. Chế độ thức ăn giống nhau ở 2 lô thí nghiệm.
Cho ăn thức ăn hỗn hợp (TAHH) loại dành cho gà con từ 1 đến 42 ngày tuổi.
2.3.1.3. Đối với gà sau 4 tuần tuổi đến 16 tuần tuổi
Đàn gà thí nghiệm nuôi theo hình thức nuôi bán chăn thả đảm bảo chế độ chăm sóc, quy trình thú y phòng bệnh và chế độ chiếu sáng theo kỹ thuật nuôi gà thả vườn. Gà nhốt trong chuồng hở từ 17 giờ 30 phút tối đến 6 giờ sáng hôm sau; thời gian còn lại thả kiếm ăn trong sân vườn. Thức ăn được cho ăn 4 lần 1 ngày vào 6 giờ, 9 giờ 30 phút, 13 giờ và 16 giờ; gà ăn uống tự do.
2.3.2. Chế độ dinh dưỡng
Gà thí nghiệm được cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp (TAHH) hoàn chỉnh.
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp sử dụng trong nghiên cứu
Thành phần dinh dưỡng
Loại thức ăn hỗn hợp cho gà thịt ở từng giai đoạn
VINA 220 VINA 221 VINA
258 Gà 1-21 ngày tuổi Gà 22 ngày tuổi - 41 ngày tuổi Gà 42 ngày tuổi - xuất chuồng Độ ẩm (%) max 14 14 14
Xơ thô (%) max 6 6 6
Ca (%) min - max 0.7 – 1.2 0.6 – 1.2 0,6 – 1,2
P tổng số (%) min - max 0.4 – 1.2 0.4 – 1.2 0.4 – 1.2
Lysine tổng số (%) min 0,95 0,84 0,64
Methionine và Cystine tổng số (%) min 0.73 0.66 0,53
BMD (mg/kg) max 50 50 50
Chlotetracycline (mg/kg) max 50 50 50
Lasalosid Sodium (mg/kg) max 113 113 113
Hoocmon Không có Không có Không có
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi trong nghiên cứu
- Theo dõi điều kiện vi khí hậu chuồng nuôi là nhiệt độ và độ ẩm tại mỗi lô TN
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn và cộng sự (2011) để xác định các chỉ tiêu về tỉ lệ nuôi sống, sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt.
2.3.3.1. Xác định tỷ lệ sống
Số gà sống đến cuối kỳ = Số gà đầu kỳ − Số gà chết (con)
Và tính tỷ lệ sống bằng số gà còn sống cuối kỳ chia cho số gà đầu kỳ:
Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số con sống đến cuối kỳ (con)
x 100
Số con đầu kỳ (con) 2.3.3.2. Xác định tốc độ sinh trưởng
(1) Sinh trƣởng tích lũy (g)
Sinh trưởng tích lũy là khối lượng cơ thể gà qua các giai đoạn nuôi (thường xác định theo tuần tuổi).
(2) Sinh trƣởng tuyệt đối (g/con/ngày) là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính sinh trưởng tuyệt đối:
2 1 2 1 P P A T T
(đơn vị: gam/con/ ngày)
Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày)
P1, P2 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1, T2(g) T1, T2 là thời điểm khảo sát trước, sau (ngày tuổi)
(3) Sinh trƣởng tƣơng đối (%)
Công thức tính sinh trưởng tương đối về khối lượng:
2 1 (%) 100 ( 2 1) / 2 P P R x P P Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%)
P1, P2 là khối lượng cơ thể ở lần cân trước, sau (g).
2.3.3.3. Xác định kích thước các chiều đo
Xác định các chỉ tiêu chiều đo cơ bản gồm: chiều dài thân, chiều dài lườn, chiều dài đùi, chiều cao chân, vòng ngực.
2.3.3.4. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn
(1) Lƣợng thức ăn thu nhận (LTATN) trung bình của mỗi con gà trong ngày.
LTATNi = Lượng thức ăn cho ăn(g) − Lượng thức ăn dư thừa(g) Số gà có mặt trong ngày khảo sát(con)
Trong đó: i là số tuần nuôi (1 đến 16). Đơn vị tính LTATN là: g/con/ngày.
(2) Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR):
Hiệu quả sử dụng TA = Lượng thức ăn thu nhận (kg) Khối lượng cơ thể tăng lên (kg)
2.3.3.5. Khảo sát năng suất và chất lượng thịt
- Số lượng gà mổ khảo sát: gồm 12 con, mỗi nghiệm thức mổ 6 con gồm: 3 con gà trống, 3 con gà mái.
(1) Khảo sát năng suất thịt * Cách tiến hành:
- Cân khối lượng gà sống (sau khi nhịn đói 12 – 18 giờ nhưng uống nước bình thường)
- Cắt tiết (cắt cổ họng)
- Nhúng vào nước nóng 72 – 750C trong 30 – 80 giây, vặt lông.
- Mổ bỏ ống tiêu hóa, cơ quan sinh dục, khí quản, thực quản, lá lách. Để lại thận và phổi.
- Lấy túi mật khỏi gan, lấy thức ăn cùng màng sừng ra khỏi mề, phần còn lại nhét vào ổ bụng của gà. Đó là thân thịt.
* Xác định tỉ lệ thân thịt theo công thức:
Tỷ lệ thân thịt(%) = Khối lượng thân thịt(g) x100 Khối lượng sống(g)
* Xác định tỷ lệ thịt đùi:
Tỷ lệ thịt đùi được tính theo công thức
Tỷ lệ thịt đùi (%) = Khối lượng thịt đùi trái(g) x 2 x100 Khối lượng thân thịt(g)
* Xác định tỷ lệ thịt lƣờn:
Tỷ lệ thịt lườn được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ thịt lườn (%) = Khối lượng thịt lườn trái(g) x2 x100 Khối lượng thân thịt(g)
* Xác định tỷ lệ mỡ bụng:
Tách mỡ bám trong ổ bụng, đem cân rồi tính tỷ lệ theo công thức: Tỷ lệ mỡ bụng (%) = Khối lượng mỡ bụng(g) x100
Khối lượng thân thịt(g)
(2) Khảo sát về chất lƣợng thịt xác định các chỉ tiêu: * Độ pH cơ lƣờn:
- Cách đo:
+ Cân 10 g thịt cơ thăn đã băm nhỏ bỏ vào cốc đong (có thể tích 400ml).
+ Thêm 100ml nước cất.
+ Xay bằng máy xay sinh tố ở tốc độ cao trong 30 giây.
+ Dùng máy đo pH thịt cầm tay đo pH dung dịch đã xay càng nhanh càng tốt.
* Tỷ lệ mất nƣớc sau 24 giờ bảo quản: - Cách tiến hành:
+ Cắt miếng thịt cơ lườn hoặc đùi có khối lượng 120g và cân khối lượng mẫu (Pb1). Bảo quản mẫu ở túi nhựa kín và đặt lên giá ở nhiệt độ 0-40C trong thời gian 24 giờ. Mẫu được thấm khô bề mặt bằng giấy vệ sinh mềm.
- Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) được xác định dựa vào khối lượng mẫu trước và sau khi bảo quản theo công thức sau:
TL mất nước bảo quản (%) = Pb1 - Pb2(g) x 100 Pb1(g)
Trong đó: Pb1: Khối lượng mẫu trước bảo quản (g). Pb2: Khối lượng mẫu sau bảo quản (g).
* Tỷ lệ mất nƣớc sau 24 giờ chế biến: - Cách tiến hành:
+ Miếng thịt cơ thăn sau khi xác định mất nước bảo quản. Bỏ mẫu vào trong túi nhựa chịu nhiệt và luộc trong Waterbath ở nhiệt độ 800C trong 75 phút. Sau đó mẫu được làm mát dưới vòi nước chảy 30 phút. Lấy ra khỏi túi và thấm khô bề mặt bằng giấy vệ sinh mềm.
+ Cân mẫu sau chế biến (Pc2)
- Tỷ lệ mất nước chế biến (%) được xác định dựa vào khối lượng mẫu trước và sau khi chế biến theo công thức sau:
TL mất nước chế biến (%) = Pc1 - Pc2 x 100 Pc1
Trong đó: Pc1: Khối lượng mẫu trước bảo quản (g). Pc2: Khối lượng mẫu sau bảo quản (g).
* Xác định độ dai của thịt:
- Cách tiến hành:
+ Cắt 6 mẫu thịt có kích thước 1 cm (chiều rộng) × 1 cm (độ dày) × 2 cm (chiều dài, song song với hướng của các sợi cơ) dải được cắt mẫu thịt sau khi đã làm chỉ tiêu mất nước chế biến
+ Đưa miếng thịt vào máy đo lực cắt (đơn vị: N)
Độ dai của mẫu thịt được xác định là trung bình của 6 lần đo của 6 mẫu thịt.
* Đo màu sắc thịt:
- Cách đo:
+ Sau thời gian bảo quản, dùng dao cắt một lớp mỏng (tạo lát cắt mới) và phơi không khí trong tủ lạnh 4o
C trong 15 phút. + Lấy mẫu ra tủ lạnh và tiến hành đo màu sắc.
Giá trị L*, a*, b* tại mỗi thời điểm là giá trị trung bình của 5 lần đo tại các vị trí khác nhau trên cùng một mẫu thịt.
2.3.4. Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập, xử lý thống kê bằng phương pháp thống kê sinh học và quản lý thông qua phần mềm MS Excel 2010 và phần mềm Statistix 10.
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nhiệt độ và độ ẩm của chuồng nuôi
3.1.1. Nhiệt độ
Ở 1 và 2 tuần tuổi, nhiệt độ chuồng nuôi được điều tiết bằng cách thắp bóng đèn để duy trì ổn định ở cả hai lô TN với mức nhiệt 31 – 32o
C (tuần 1) và 30 – 31oC (tuần 2) là nhiệt độ thích hợp nuôi úm gà con. Các tuần tuổi tiếp theo nhiệt độ trung bình theo tuần trong chuồng nuôi khá ổn định và ở mức 26 – 31oC trong suốt thời gian nghiên cứu sinh trưởng. Nhiệt độ trung bình theo tuần thấp nhất là 26,19oC ở lô 1 tại thời điểm gà 15 tuần tuổi và cao nhất là 31,26oC vào thời điểm 5 tuần tuổi. Nhiệt độ này nằm trong ngưỡng (18-32oC) cho phép trong quy chuẩn TCVN (1977) [64] về điều kiện vệ sinh thú y chuồng nuôi do Cục thú y ban hành. Đây cũng là mức nhiệt độ thuận lợi để gà sống khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh và sinh trưởng nhanh.
3.1.2. Độ ẩm
Độ ẩm chuồng nuôi gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến tại huyện Kbang, Tỉnh Gia Lai không cao. Điều này phù hợp thực tế vì khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 thời gian thực hiện nghiên cứu là mùa khô ở khu vực Tây Nguyên, nên độ ẩm không khí thường duy trì ở mức từ 60 – 80%. Một số thời điểm trong ngày độ ẩm chuồng nuôi cao hơn 80%, thậm chí có thời điểm lên trên 90% (như tuần 6, tuần 9 và 14) sau cơn mưa giông nên độ ẩm cao hơn ngưỡng tối đa cho phép (80%).
3.2. Tỷ lệ sống, khả năng sinh trƣởng của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến trong điều kiện nuôi bán chăn thả tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
3.2.1. Tỷ lệ sống của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến từ một ngày tuổi tới 16 tuần tuổi ngày tuổi tới 16 tuần tuổi
với đầu kỳ của lô gà MD3 là 95%, lô gà Hoàng Yến 92,5%; tính đến 16 tuần tuổi tỷ lệ sống của 2 lô là 100% so với tuần 8 và so với đầu kỳ là 91,25%. Tỷ lệ sống đến cuối kỳ tính chung cho gà Hoàng Yến là 90% thấp so với tỷ lệ sống của gà MD3 là 92,5%. Tỉ lệ nuôi sống ở 2 lô không có sự khác biệt về mặt thống kê với P > 0,05. Như vậy, tỷ lệ sống của cả hai giống gà này là tương đương nhau trong điều kiện nuôi tại điểm nghiên cứu.
Bảng 3.1: Tỉ lệ sống của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến từ một ngày tuổi tới 16 tuần tuổi
Tuần Gà MD3 Gà Hoàng Yến Số gà đầu tuần (con) Số gà cuối tuần (con) Tỉ lệ sống (%) Số gà đầu tuần (con) Số gà cuối tuần (con) Tỉ lệ sống (%) 1 40 39 97,5 40 38 95 2 39 39 100 38 38 100 3 39 38 97,4 38 37 97,4 4 38 38 100 37 37 100 5 38 38 100 37 37 100 6 38 37 97,4 37 37 100 7 37 37 100 37 36 97,3 8-16 37 37 100 36 36 100 Cả kì 40 37 92,5 40 36 90
3.2.2. Sinh trưởng của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến giai đoạn một ngày tuổi đến 16 tuần tuổi đoạn một ngày tuổi đến 16 tuần tuổi
3.2.2.1. Kích thước các chiều đo của gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến
Kích thước chiều đo phản ánh kết cấu cơ thể, nó liên quan chặt chẽ với khối lượng cơ thể qua từng thời kỳ phát triển, là một chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá khả năng sinh trưởng và khả năng sản xuất của gia cầm. Kết quả khảo sát kích thước các chiều đo cơ thể gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Kích thƣớc các chiều đo cơ thể gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến tại thời điểm 16 tuần tuổi (đơn vị: cm)
Các vòng đo Gà MD3 Gà Hoàng Yến
Trống Mái Trống Mái Dài thân 22,68 ± 0,05 20,16 ± 0,04 21,2 ± 0,02 19,3± 0,03 Dài lườn 16,65 ± 0,03 15,13 ± 0,04 16,8 ± 0,17 15,3 ± 0,02 Dài đùi 24,35 ± 0,25 22,5 ± 015 23,8 ± 0,2 21,35 ± 0,18 Dài chân 12,75 ± 0,12 10,25 ± 0,03 11,15 ± 0,15 10,01 ± 0,02 Vòng ngực 24,85 ± 0,22 21,52 ± 0,15 24,94 ± 0, 2 21,72 ± 0,1
Ở 1 tuần tuổi, gà Hoàng Yến dài thân 5,67 cm; dài lườn 2,67 cm; dài đùi 5,21 cm; dài chân 1,92 cm; vòng ngực 7,3 cm; gà MD3 có dài thân 5,65 cm; dài lườn 2,45 cm; dài đùi 5,09 cm; dài chân 1,96 cm; vòng ngực 7,6 cm. Đến 16 tuần tuổi kích thước tương ứng đạt lần lượt ở gà Hoàng Yến là: 19,3 - 21,2 cm; 15,3 – 16,8 cm; 21,35 – 23,8 cm; 10,01 – 11,15 cm; 21,72 – 24,94 cm; ở gà MD3 là: 20,16 – 22,68 cm; 15,13 – 16,65 cm; 22,5 – 24,35 cm; 10,25 – 12,75 cm; 21,52 – 24,85 cm. Kích thước các chiều đo đều tăng từ 1-16 tuần tuổi theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm. Tuy nhiên kích thước vòng ngực của gà Hoàng Yến cao hơn gà MD3 nhưng kích thước chiều dài đùi và chiều dài chân ở gà MD3 cao hơn. Những khác biệt này cho thấy tỉ lệ thịt ức của giống gà Hoàng Yến cao hơn giống gà MD3 và ngược lại tỷ lệ thịt đùi của giống gà MD3 lại cao hơn giống gà Hoàng Yến. Ở mỗi giống kích thước các vòng đo của gà trống đều cao hơn ở gà mái.
3.2.2.2. Sinh trưởng tích lũy của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến nuôi bán chăn thả tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
Bảng 3.3: Khối lƣợng (g) của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến nuôi tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai từ 1-6 tuần tuổi.
MD3 Hoàng Yến
Tuần n Mean SD Min
(g) Max (g) n Mean SD Min (g) Max (g) SS 40 35,5 40 34,8 2 39 174,04 13,18 140,2 195,3 38 162,95 12,05 140,23 183,35 4 38 397,6 45,36 301,5 487,5 37 369,32 44,49 300,25 450,25 6 38 725,61 57,21 630,2 855,6 37 667,94 41,76 620,2 765,66 n:số lượng cá thể gà
*Từ 2 đến 6 tuần tuổi: Khối lượng bình quân ở lô gà MD3 đều cao hơn so