3. Những đóng góp của đề tài
3.2.2. Sinh trưởng của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến
đoạn một ngày tuổi đến 16 tuần tuổi
3.2.2.1. Kích thước các chiều đo của gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến
Kích thước chiều đo phản ánh kết cấu cơ thể, nó liên quan chặt chẽ với khối lượng cơ thể qua từng thời kỳ phát triển, là một chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá khả năng sinh trưởng và khả năng sản xuất của gia cầm. Kết quả khảo sát kích thước các chiều đo cơ thể gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Kích thƣớc các chiều đo cơ thể gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến tại thời điểm 16 tuần tuổi (đơn vị: cm)
Các vòng đo Gà MD3 Gà Hoàng Yến
Trống Mái Trống Mái Dài thân 22,68 ± 0,05 20,16 ± 0,04 21,2 ± 0,02 19,3± 0,03 Dài lườn 16,65 ± 0,03 15,13 ± 0,04 16,8 ± 0,17 15,3 ± 0,02 Dài đùi 24,35 ± 0,25 22,5 ± 015 23,8 ± 0,2 21,35 ± 0,18 Dài chân 12,75 ± 0,12 10,25 ± 0,03 11,15 ± 0,15 10,01 ± 0,02 Vòng ngực 24,85 ± 0,22 21,52 ± 0,15 24,94 ± 0, 2 21,72 ± 0,1
Ở 1 tuần tuổi, gà Hoàng Yến dài thân 5,67 cm; dài lườn 2,67 cm; dài đùi 5,21 cm; dài chân 1,92 cm; vòng ngực 7,3 cm; gà MD3 có dài thân 5,65 cm; dài lườn 2,45 cm; dài đùi 5,09 cm; dài chân 1,96 cm; vòng ngực 7,6 cm. Đến 16 tuần tuổi kích thước tương ứng đạt lần lượt ở gà Hoàng Yến là: 19,3 - 21,2 cm; 15,3 – 16,8 cm; 21,35 – 23,8 cm; 10,01 – 11,15 cm; 21,72 – 24,94 cm; ở gà MD3 là: 20,16 – 22,68 cm; 15,13 – 16,65 cm; 22,5 – 24,35 cm; 10,25 – 12,75 cm; 21,52 – 24,85 cm. Kích thước các chiều đo đều tăng từ 1-16 tuần tuổi theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm. Tuy nhiên kích thước vòng ngực của gà Hoàng Yến cao hơn gà MD3 nhưng kích thước chiều dài đùi và chiều dài chân ở gà MD3 cao hơn. Những khác biệt này cho thấy tỉ lệ thịt ức của giống gà Hoàng Yến cao hơn giống gà MD3 và ngược lại tỷ lệ thịt đùi của giống gà MD3 lại cao hơn giống gà Hoàng Yến. Ở mỗi giống kích thước các vòng đo của gà trống đều cao hơn ở gà mái.
3.2.2.2. Sinh trưởng tích lũy của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến nuôi bán chăn thả tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
Bảng 3.3: Khối lƣợng (g) của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến nuôi tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai từ 1-6 tuần tuổi.
MD3 Hoàng Yến
Tuần n Mean SD Min
(g) Max (g) n Mean SD Min (g) Max (g) SS 40 35,5 40 34,8 2 39 174,04 13,18 140,2 195,3 38 162,95 12,05 140,23 183,35 4 38 397,6 45,36 301,5 487,5 37 369,32 44,49 300,25 450,25 6 38 725,61 57,21 630,2 855,6 37 667,94 41,76 620,2 765,66 n:số lượng cá thể gà
*Từ 2 đến 6 tuần tuổi: Khối lượng bình quân ở lô gà MD3 đều cao hơn so với gà Hoàng Yến. Kết quả thống kê các tuần cho thấy P > 0,05, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê.
*Ở 8 tuần tuổi: Khối lượng bình quân ở lô gà MD3 là 1170,14g, cao hơn so với gà Hoàng Yến là 1069,4g. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác về trọng lượng giữa các lô rất có ý nghĩa với P = 0,0179 (P<0,05). Trung bình trọng lượng gà trống của các lô cao hơn gà mái do gà trống có sức tăng trưởng nhanh hơn, bộ khung xương to hơn gà mái. Kết quả chúng tôi đạt được trên 2 giống gà ta chọn lọc MD3 và Hoàng Yến lúc 8 tuần tuổi cao hơn kết quả của Lê Thị Mỹ Duyên (2004) khảo sát sức sản xuất của gà Sasso, Lương Phượng, ĐN và con lai của chúng tại Xí nghiệp Chăn Nuôi Gà Đồng Nai, ở nhóm gà lai SL (mái Sasso x trống Lương Phượng) đạt: 952,08 g, ở nhóm gà LS (mai Lương Phượng x trống Sasso) đạt: 918,4g và cao hơn kết quả của Lê Tấn Tài (2003) khảo sát khả năng sản xuất của 3 nhóm gà thịt thả vườn, nhóm gà lai giữa gà Tàu Vàng x trống Tam Hoàng là: 1003,0g và ở nhóm gà Tàu
Vàng là: 850,32g.
Bảng 3.4: Khối lƣợng (g) của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến nuôi tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai từ 8 -16 tuần tuổi.
MD3 Hoàng Yến
Tuần n Mean SD Min(g) Max(g) n Mean SD Min(g) Max(g)
8 Trống 22 1298,8 52,99 1205,5 11401,4 20 1228,4 32,02 1180,45 1305,6 Mái 15 981,46 94,07 890,45 1200,4 17 882,4 55,14 805,6 984,5 Chung 37 1170,14 173,29 890,45 11401,4 37 1069,4 180,12 805,6 1305,6 10 Trống 22 1924,8 93,73 1751,5 2164,5 20 1630,63 98,03 1423,4 1767,5 Mái 15 1304,53 14,98 1223,4 1378,6 16 1192,55 44,14 1102,4 1243,4 Chung 37 1673,3 318,98 12233,4 2164,5 36 1435,92 234,08 1102,4 1767,5 12 Trống 22 2153,6 122,7 1792 2356,5 20 1872,4 54,81 181,05 1946,6 Mái 15 1722,63 58,07 1600,4 1805,2 16 1591,5 92,3 1445,4 1767,5 Chung 37 1995,1 244,37 1600,4 2356,5 36 1730,9 143,56 1445,4 1946,6 14 Trống 22 2284,9 127,8 2045,7 2535,6 20 2105,2 107,69 1900,4 2267,5 Mái 15 1875,1 56,24 1814,5 1987,5 16 1740,5 77,23 1611,4 1856,5 Chung 37 2121,5 216 1814,5 2535,6 36 1920,9 182,14 1611,4 2167,5 16 Trống 22 2322,9 57,27 2222,5 2456,5 20 2110,1 53,76 2022,4 2245,3 Mái 15 1975,1 58,42 1845,4 2045,4 16 1785,7 77,78 1700,4 1923,2 Chung 37 2181,9 182,24 1845,4 2456,5 36 1965,9 175,73 1700,4 2245,3 n: số lượng cá thể gà
*Ở 10 tuần tuổi: Khối lượng bình quân ở lô gà MD3 là 1995,1g cao hơn so với gà Hoàng Yến là 1435,92g. Qua kết quả xử lý cho thấy sự khác về khối lượng giữa các lô có ý nghĩa về mặt thống kê với P = 0,0436.
*Ở 12 tuần tuổi: Khối lượng bình quân ở lô gà MD3 là 2121,5g, trong đó trống có khối lượng 2153,6g, mái 1722,63g; gà Hoàng Yến là 1730,9g, trong đó trống có trọng lượng 1872,4g, mái 1591,5g. Qua kết quả xử lý cho thấy sự khác về trọng lượng giữa các lô có ý nghĩa về mặt thống kê với P = 0,0252 (P<0,05).
Kết quả cả 2 giống gà lúc 12 tuần tuổi cao hơn kết quả của Võ Thị Bích Thủy (2003) khảo sát sức sinh trưởng của 2 giống gà Tàu Vàng và gà Lương
Phượng, ở nhóm gà Lương Phượng đạt (1424,86g). So với kết quả của Nguyễn Á Khuyên (2002) khảo sát sức sinh trưởng và sức sản xuất thịt của 3 nhóm gà: Tam Hoang, Lương Phượng, Tàu Vàng, lúc 12 tuần tuổi trên nhóm gà Lương Phượng đạt (1735g) trong đó trống (1920g) mái (1550g) thì gà MD3 đạt cao hơn nhưng gà Hoàng Yến tương đương.
*Ở 14 tuần tuổi: Khối lượng bình quân ở lô gà MD3 là 1995,1g, trong đó trống có khối lượng 2284,9g, mái 1875,1g; gà Hoàng Yến là 1920,9g, trong đó trống có khối lượng 2105,2g, mái 1740,5g. Qua kết quả xử lý cho thấy sự khác về khối lượng giữa các lô rất có ý nghĩa về mặt thống kê với P = 0,0186 (P<0,05). Giữa gà trống và gà mái ở mỗi lô có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P <0,05.
*Ở 16 tuần tuổi: Khối lượng bình quân ở lô gà MD3 là 2181,9g, trong đó trống có khối lượng 2322,9g, mái 1975,1g; gà Hoàng Yến là 1965,9g, trong đó trống có khối lượng 2110,1g, mái 1785,7g. Qua kết quả xử lý cho thấy sự khác về khối lượng giữa các lô có ý nghĩa về mặt thống kê với P = 0,0058. Giữa gà trống và gà mái ở mỗi lô có sự khác biệt với P <0,05.
Biểu đồ 3.1: Khối lƣợng trung bình của gà lúc 16 tuần tuổi
40
Biểu đồ 3.2: Trọng lƣợng bình quân của gà qua các tuần tuổi
Biểu đồ 3.3: Đồ thị tăng trƣởng trọng lƣợng của gà qua các tuần tuổi
g g
3.2.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến nuôi bán chăn thả tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
Bảng 3.5: Sinh trưởng tuyệt đối A (g/con/ngày) của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến nuôi bán chăn thả tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai qua các tuần tuổi
Thời gian Hoàng Yến MD3
Tuần tuổi g/con/ngày g/con/ngày
0-2 9,15 9,91 2-4 14,74 15,95 4-6 21,33 23,43 6-8 28,68 31,75 8-10 26,18 35,94 10-12 21,07 22,99 12-14 13,57 9,03 14-16 3,21 4,31 0-16 17,24 19,16
Gà MD3 có sinh trưởng tuyệt đối trung bình cao hơn gà Hoàng Yến, bình quân giai đoạn một ngày tuổi đến 16 tuần tuổi lô gà Hoàng Yến là 17,24 g/con/ngày, lô gà MD3 là 19,16 g/con/ngày. Sinh trưởng mạnh nhất ở vào giai đoạn 6 – 10 tuần tuổi, phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của gà. So với gà Hoàng Yến, lô gà MD3 ở giai đoạn sau vẫn còn duy trì khả năng sinh trưởng kéo dài hơn điều này cho thấy giống gà MD3 có thể tiếp tục nuôi với khối lượng cao hơn nếu người chăn nuôi muốn có khối lượng thương phẩm lúc xuất chuồng lớn hơn.
16 16.5 17 17.5 18 18.5 19 19.5 Hoàng Yến MD3 17.24 19.16
Sinh trƣởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối
Biểu đồ 3.4: Tăng trọng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày)
3.2.2.4. Sinh trưởng tương đối (%) và tương quan giữa khối lượng với kích thước các chiều đo của cơ thể gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến nuôi bán chăn thả tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
Tốc độ tăng trưởng tất cả các chỉ tiêu đều cao ở giai đoạn con non và giảm dần theo các tuần tuổi và kết quả này phù hợp với quy luật chung về sinh trưởng tương đối của gia cầm.
Bảng 3.6: Sinh trưởng tương đối R (%) của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến nuôi bán chăn thả tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai qua các tuần tuổi
Thời gian Hoàng Yến MD3
Tuần tuổi % % 0-2 32,4 33,08 2-4 19,39 19,53 4-6 14,39 14,6 6-8 11,55 11,72 8-10 7,31 8,85 10-12 4,66 4,39 12-14 2,6 1,54 14-16 0,58 0,7 g/con/ngày
3.3. Năng suất và một số chỉ tiêu chất lƣợng thịt của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến nuôi bán chăn thả tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
3.3.1. Năng suất thịt của gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến nuôi bán chăn thả tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
Theo kết quả nghiên cứu tất cả các chỉ tiêu về năng suất thịt của gà ta chọn lọc MD3 đều cao hơn ở gà Hoàng Yến, trong đó chỉ tiêu khối lượng sống khi giết mổ, khối lượng thân thịt, khối lượng đùi và khối lượng thịt đùi có sự khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau này không đáng kể, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05); còn các chỉ tiêu khác thì hầu như tương đương nhau. Trong cùng 1 giống, tất cả các chỉ tiêu về chất lượng thịt được kiểm tra ở gà trống và gà mái có sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong đó tỷ lệ thịt đùi của gà trống cao hơn gà mái, nhưng tất cả các chỉ tiêu còn lại như tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ nội tạng ăn được, tỷ lệ mỡ bụng và tỷ lệ thịt lườn ở gà mái cao hơn gà trống. Các kết quả này phù hợp với việc lựa chọn giới tính nuôi hướng thịt thương phẩm đối với gà mái.
Kết quả về một số chỉ tiêu năng suất thịt trong nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây trên các giống gà địa phương đặc sản khác. Tỉ lệ thịt ức ở gà Hoàng Yến (17,69 - 19,98%) cao hơn gà MD3 (16,35 - 19,22%) nhưng đều thấp hơn nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn ở giống gà Lai giữa gà Mía – Hồ - Lương Phượng là 22,86%. Tỷ lệ thịt đùi ở gà ta chọn lọc MD3 là 26,16- 27,87%, cao hơn ở gà Hoàng Yến (từ 24,46 - 27,53%), tuy nhiên cả 2 giống đều cao hơn trong nghiên cứu của Phạm Thành Định (2017) (17,32 – 23,1%), cao hơn nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn ở giống gà Lai giữa gà Mía – Hồ - Lương Phượng là 22,16%. Tỉ lệ này phù hợp với kích thước chiều dài chân của 2 giống gà tương đối cao, đặc biệt là giống gà MD3 có chiều cao tương đối lớn. Tỉ lệ đùi nguyên xương của cả 2
giống gà đều cao hơn trong nghiên cứu của Trần Công Xuân và cộng sự (1999) ở gà Tam Hoàng dòng 882 ở gà trống là 33,55%; gà mái 31,81% [69].
Bảng 3.7: Kết quả một số chỉ tiêu năng suất thịt của gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến nuôi bán chăn thả tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai thời điểm 16
tuần tuổi.
Chỉ tiêu Hoàng Yến MD3
Trống Mái Trống Mái
Khối lượng sống (g) 2153,3 1763,3 2303,3 1973,3
Khối lượng thân thịt (g) 1452 1208,33 1536,67 1323,33 Khối lượng nội tạng ăn được (g) 109,33 85,67 122,0 109,0
Khối lượng mỡ bụng (g) 6,67 20,67 7,33 22,0
Khối lượng đùi nguyên xương (g) 281,0 221,67 310,33 246,0 Khối lượng đùi không xương (g) 199,33 147,67 214,0 173,0 Khối lượng lườn nguyên xương (g) 342,67 323,67 329,67 344,0 Khối lượng lườn không xương (g) 257,67 241,33 250,67 254
Tỉ lệ thân thịt (%) 67,42 68,56 66,68 67,06
Tỉ lệ mỡ bụng (%) 0,47 1,67 0,46 1,65
Tỉ lệ đùi nguyên xương (%) 38,77 36,69 40,41 37,18
Tỉ lệ đùi không xương (%) 27,53 24,46 27,87 26,16
Tỉ lệ lườn nguyên xương (%) 23,55 26,78 21,50 26,03 Tỉ lệ lườn không xương (%) 17,69 19,98 16,35 19,22
3.3.2. Một số chỉ tiêu chất lượng thịt của gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến nuôi bán chăn thả tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai Yến nuôi bán chăn thả tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
Chỉ số pH15 (pH tại thời điểm 15 phút sau khi giết mổ) của gà Hoàng Yến đạt 5,72 – 5,81; pH 24 đạt 5,71 -5,72, gà MD3 có chỉ số pH15 đạt 5,75 - 5,77, pH 24 đạt 5,7 – 5,71; vậy gà nuôi ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cho thịt có chất lượng tốt, theo tiêu chuẩn của Barbut et al. (2005) (dẫn theo Phan
Xuân Hảo (2009) thì thịt bình thường chất lượng tốt có độ pH từ 5,7 - 6,1.
Bảng 3.8: Kết quả một số chỉ tiêu chất lƣợng thịt của gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến nuôi bán chăn thả tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai thời điểm 16
tuần tuổi. Chỉ tiêu Hoàng Yến MD3 Trống Mái Trống Mái pH 15 (sau giết mổ 15 phút) 5,81 5,72 5,77 5,75 pH24 (sau giết mổ 24 h) 5,72 5,71 5,70 5,71
Tỷ lệ mất nước bảo quản 24h (%) 0,85 0,98 0,55 0,47 Tỷ lệ mất nước chế biến 24h (%) 17,47 16,14 21,09 19,74 Độ dai 24h (N/cm2 ) 23,24 22,88 33,69 33,85 Màu sắc thịt L*24h 53,4 51,96 55,02 54,26 a*24h 2,02 0,82 1,51 1,48 b*24h 16,77 15,77 14,24 17,37
Chú thích: L*: độ sáng màu; a*: màu đỏ; b*: màu vàng
Ở gà Hoàng Yến, tỷ lệ mất nước khi bảo quản sau 24h đạt 0,85 - 0,98%, tỷ lệ mất nước sau chế biến sau 24h đạt 16,14- 17,47%. Ở gà MD3, tỷ lệ mất nước khi bảo quản sau 24h của đạt 0,47 - 0,55%, tỷ lệ mất nước sau chế biến sau 24h đạt 19,74 - 21,09%. Các tỉ lệ này đều phù hợp với các nghiên cứu của Schilling và cộng sự (2005); Tu và cộng sự, (2005) dẫn theo Phan Xuân Hảo, 2009.
Độ dai sau 24h của gà MD3 (từ 33,69 – 33,85 N/cm2
) cao hơn so với Hoàng Yến (từ 22,88 đến 23,24 N/cm2), cao hơn so với gà Lạc Thủy nuôi tại Gia Lai (21,1 – 23,69 N/cm2), độ dai của gà MD3 cao hơn hơn gà Đông Tảo nuôi tại Hưng Yên (28,66 N/cm2
).
Màu sáng (L*), màu đỏ (a*), màu vàng (b*) thịt cơ lườn của gà MD3 trong nghiên cứu này tại thời điểm 24h tương ứng là: 50,39 – 56,49; 0,49 –
2,98; 12,84 – 18,53 và ở giống gà Hoàng Yến là 50,25 – 54,64; 0,48 – 3,23; 13,86 – 17,55. Như vậy, thịt của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến có màu sắc gần tương tự nhau, tuy nhiên gà MD3 có màu vàng và sáng, bắt mắt hơn so với giống gà Hoàng Yến.
Từ các số liệu thu được nói trên cho thấy năng suất giết mổ và phẩm chất thịt của gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến tương đương nhau. Thịt gà ta chọn lọc MD3 có màu sáng hơn so với gà Hoàng Yến, hấp dẫn và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Độ dai của gà MD3 cao hơn gà Hoàng Yến nên phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng hơn.
3.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của giống gà ta chọn lọc MD3 và gà Hoàng Yến nuôi bán chăn thả tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai Yến nuôi bán chăn thả tại thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai