3. Ý nghĩa của đề tài
3.6.1. Phương thức nuôi dưỡng và chăm sóc gà con từ –6 tháng tuổ i
* Giai đoạn gà con theo mẹ (từ 0 – 3 tháng tuổi)
Gà con sau khi nở được giữ nguyên ổ, để cho gà mẹ tự chăm sóc, theo ông Bùi Văn Mai [6] „„thời gian để gà mái nuôi con thường kéo dài khoảng 3 tháng để cho gà con tiếp cận được những đặc tính tốt có từ gà mẹ như lối đá, sự dũng cảm, giữ được bản năng của giống…đồng thời để cho gà mẹ phục hồi được thể trạng cho lần sinh sản tiếp theo‟‟. Chuồng nuôi được làm đơn giản bằng nguyên liệu có sẵn chủ yếu là bằng tre hoặc gỗ, nền chuồng được trải bởi một lớp cát, ổ được lót rơm là chủ yếu, (đôi khi phía trên ổ được người dân úp bằng một cái lồng bằng tre thay vì sử dụng chuồng), gà mẹ có nhiệm vụ giữ ấm cho gà con, con người chỉ che chắn khi có gió, mưa hoặc bão. Cần lưu ý trong giai đoạn nuôi con gà mẹ rất hung dữ, khi có gà lạ xâm nhập vào phạm vi đã được định sẵn thì nó sẵn sàng đáp trả bằng những đòn đánh đầy uy lực, vì vậy ta phải chú ý cho ăn riêng từng đàn tránh hiện tượng đấu đá lẫn nhau và gây tổn thất.
Trong tháng đầu tiên thường con người sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi gà con, những loại thức ăn này có đầy đủ các thành phần như : protein, canxi, chất xơ, muối…Sau một tháng tập cho gà ăn gạo, lúa,…tăng dần lượng ăn qua mỗi ngày và rút bớt lượng thức ăn công nghiệp và đến khi tách mẹ cho ăn chủ yếu là lúa, gà con lúc này ăn theo chế độ tự do.
Ở giai đoạn này, sức đề kháng của gà con còn yếu, dễ bị nhiễm một số bệnh, vì vậy cần sử dụng một số loại thuốc kháng sinh phòng một số bệnh : thương hàn, tụ huyết trùng…cùng với các văcxin như : Niu Cát xơ, Gumboro, Đậu,…Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng thuốc quá nhiều vì nó có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng thi đấu sau này.
* Giai đoạn tách mẹ (3 – 6 tháng tuổi)
Từ 3 – 4 tháng tuổi, thì ta vẫn có thể nhốt và thả chung trống, mái nhưng bước qua tháng thứ 5 thì tách riêng trống mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi từng con một, chuồng nuôi được chia ra nhiều ngăn nhỏ (kích thước khoảng 1m2
), nền được phủ lớp cát mịn, hạn chế sự nhìn thấy mặt và tiếp cận nhau để tránh mổ và đá bậy.
Trong giai đoạn này, nguồn dinh dưỡng được thay thế so với giai đoạn trước, chủ yếu cho gà ăn lúa là chính, ngoài ra cần bổ sung thêm cám gạo, ngô (bắp), cá tươi nấu chín, rau củ (cà chua, xà lách, giá,…). Khẩu phần ăn được phần chia theo tỷ lệ như sau :
Bảng 3.15. Khẩu phần ăn trong một ngày dùng cho gà đá trong giai đoạn
3 – 6 tháng tuổi Khẩu phần tỷ lệ % Lúa 40 Cám gạo 10 Bắp 15 Cá tươi nấu chín 15 Rau 20
Các thành phần thức ăn như vậy sẽ đảm bảo cho cơ thể gà có đầy đủ chất dinh dưỡng : cám gạo sẽ cung cấp lượng vitamin B, cá tươi và rau bổ sung protein, khoáng vitamin (ví dụ : cà chua bổ sung vitamin C), lúa và bắp sẽ cung cấp cho gà lượng tinh bột đáng kể, từ đó gà đá sẽ nhận được một nguồn năng lượng đủ lớn, đáp ứng cho nhu cầu phát triển của cơ thể. Giai đoạn sau 5 tháng tuổi, cần điều tiết thức ăn một cách hợp lý để tránh sự tăng khối lượng nhanh, dẫn đến gà quá mập. Ngoài ra cần bổ sung thêm canxi cho xương thêm chắc bằng cách dùng bột vỏ sò nghiền nhỏ trộn chung với thức ăn hoặc dùng cốm canxi.
Trong một ngày, cho gà ăn 3 bữa chính : sáng từ 6 -7 giờ, trưa 11 -12 giờ, chiều 16 – 17 giờ, ngoài các bữa chính, trong lúc thả thì gà con tách mẹ còn tự đi kiếm ăn thêm một cách tự do.
3.6.2. Phương thức nuôi dưỡng và chăm sóc gà trên 6 tháng tuổi đến trước khi chuẩn bị thi đấu
Đây là giai đoạn được cho là rất quan trọng đối với những người nuôi và chơi gà, nó quyết định phần lớn đến sự thành công hay thất bại của các cá thể trong thời gian thi đấu sau này. Trong giai đoạn này đòi hỏi người nuôi phải có biện pháp chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhìn nhận một cách
tỉ mỉ và chọn lọc một cách kĩ càng để có thể giữ lại các cá thể được cho là xuất sắc hay loại bỏ những cá thể kém hoặc trung bình. Và đây quả là một nhiệm hết sức khó khăn.
* Nuôi dưỡng và chăm sóc
Giai đoạn này, chuồng nuôi cũng được chia thành các ô nhỏ để nhốt riêng từng con, nền chuồng vẫn rải lớp cát mịn để bảo vệ chân gà, máng ăn và máng uống được treo phía ngoài chuồng. Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt bớt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này, đồng thời là kèm theo việc cắt tai và tích.
* Về dinh dưỡng : thức ăn chính vẫn là lúa, ngoài ra còn có thêm các loại rau, quả (giá, xà lách, chuối sứ, cà chua), trong tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn, cá hoặc thịt bò. Chăm sóc giữ làm sao cho gà không mập quá (đây là điều rất được lưu ý), có cơ khỏe, săn chắc, chân vững.
Bảng 3.16. Khẩu phần ăn trong một ngày dùng cho gà đá trong giai đoạn trên 6 tháng tuổi đến trƣớc lúc chuẩn bị thi đấu
Khẩu phần lượng thức ăn (kg) tỷ lệ %
Lúa 0,3 54,54
Rau, giá 0,15 27,25
Lươn 0,05 9,125
Thịt bò 0,05 9,125
*Kiểm soát nhiệt độ
Gà đá nuôi tại Bình Định thích hợp với vùng khí hậu, nắng nóng của khu vực Miền Trung, gà có đặc điểm ít lông nên chịu lạnh kém. Vì vậy trong quá trình nuôi ta phải đảm bảo cho nhiệt độ môi trường luôn ở mức ồn định, không được lạnh quá. Thông thường nhiệt độ thích hợp là khoảng 28 – 35 0
C, trong mùa lạnh hay mùa mưa nhiệt độ xuống thấp, nên để cho gà tránh bị rét thì cần sử dụng bóng đèn thắp sáng để sưởi ấm (1 chuồng nuôi là một bóng). Kèm theo đó là việc kiểm tra thân nhiệt của gà một cách thường xuyên để đảm bảo cho nhiệt độ cơ thể giữ ở mức 37,5 – 38,5 0
C, giữ vệ sinh chuồng trại để gà cảm thấy thỏa mái, đồng thời hạn chế các tác nhân lây bệnh. Nhiệt độ môi trường tăng cao mà nguyên nhân chính là phát sinh từ ánh nắng mặt trời, có thể khiến cho nhiệt độ thân nhiệt của gà gia tăng và nó bắt đầu điều chỉnh bằng việc thở dốc, phản ứng với yếu tố căng thẳng thường tiêu cực, bởi điều đó sẽ làm cho gà cần phải bổ sung thêm năng lượng và dưỡng chất thường xuyên để bù vào phần đã mất. Khi nhiệt độ không khí tăng cao sự chệnh lệch giữa nhiệt độ thân nhiệt sẽ bị thu hẹp vì gà không có tuyến mồ hôi, theo ông Châu Thanh Điền [4] „„mồng và tích là nơi để máu giải nhiệt cho cơ thể, nhưng khi cắt tỉa đi thì chúng bị loại bỏ khả năng này‟‟ chúng phải dùng nhiều cách để giải nhiệt ra khỏi cơ thể, chúng có thể tìm đến bóng râm, dang cánh, thở dốc, uống nhiều nước…Vì thế để giảm áp lực về nhiệt vào những ngày nắng nóng, người ta cho gà ăn vào sáng sớm hoặc chiều muộn, nhúng vào nước mát, thả vào trong bóng râm, cho gà uống nhiều nước,…Giải nhiệt
cho gà trong những ngày nắng nóng được cho là một trong những nhu cầu vô cùng cấp thiết.
* Tuyển chọn gà thi đấu
„„Bước vào giai đoạn trên 6 tháng tuổi trở đi, trong một bầy gà hiện có ta không giữ lại tất cả mà phải chọn lọc kĩ càng trước khi bước vào giai đoạn chăm sóc và huấn luyện chính thức‟‟ [5].
Người chơi gà đá vẫn chăm sóc và huấn luyện bầy gà trong khoảng một đến hai tháng đầu kể tử tháng thứ 6, đồng thời quan sát, chú ý và có những lựa chọn ban đầu. Sau khi theo dõi, ta đã có thể loại bỏ những cá thể ốm yếu, chậm chạp, nhút nhát, vụng về,…Giữ lại những cá thể có sức khỏe sung mãn, nhanh nhặn, thân hình cân đối, phù hợp. Những cá thể được giữ lại tiếp tục chăm sóc và huấn luyện, điểm khác biệt trong giai đoạn này là ta tiến hành cho chúng đá thử với nhau (khoảng 1- 5 trận), con nào có khả năng đá hay, lanh lẹ, có tiềm năng thì giữ lại huấn luyện tiếp tục để phục vụ cho thi đấu sau này. Cuối cùng khi kết thúc giai đoạn này, từ một bầy gà ban đầu thường ta chỉ giữ lại được 1 - 3 con trống ưu tú. Khi gà đã trưởng thành hơn, gáy rõ tiếng, lúc này chúng được tiến hành tỉa lông ở vùng đầu, cổ ức đùi, nhằm bộc lộ da ở vùng này, đồng thời cắt tai và tích.