3. Ý nghĩa của đề tài
3.6.3. Phương thức nuôi dưỡng và chăm sóc gà chuẩn bị thi đấu
* Nơi ở và chế độ dinh dưỡng
Trong giai đoạn này thì mỗi con ta cũng nhót riêng một chuồng riêng biệt, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, trong mỗi chuồng có thiết kế riêng một bóng đèn dây tóc phòng trừ vào mùa lạnh nhằm sưởi ấm cho gà.
Hình 23. Chuồng nuôi có thiết kế bóng đèn vào mùa lạnh
* Chế độ dinh dưỡng
Gà chuẩn bị thi đấu sẽ trải qua một quá trình biệt dưỡng kéo dài khoảng 14 ngày với một chế độ dinh dưỡng, tập luyện riêng biệt.
Khẩu phần ăn trong một ngày (từ ngày 1 đến ngày 11) với công thức như sau :
Bảng 3.17. Khẩu phần ăn trong một ngày dùng cho gà đá trong giai đoạn biệt dƣỡng (từ ngày 1 đến ngày 11)
Khẩu phần Tỷ lệ %
Hạt ngô tươi 50
Lúa 20
Gạo lức 10
Thức ăn bồ câu (Royal Pigeon Feed) 10 Thức ăn hỗn hợp dạng viên 16% đạm 10
Tất cả những loại hạt nếu ngâm vào nước cho nảy mầm và khiến hạt mềm hơn, tạo cho hạt có nhiều đạm và dễ tiêu hóa hơn. Ngoài các thức ăn chính trên thì trong giai đoạn này ta có thể bổ sung thêm các loại thức ăn như :
- Lòng trắng trứng luộc bằng cách băm nhỏ, với tỷ lệ một lòng trắng / 4 – 5 con gà, thức ăn này nhằm giúp duy trì độ ẩm bên trong cơ thể.
- Các loại trái cây như táo, chuối, cam, nho, các loại rau củ như cà rốt, cà chua, rau cải nhằm bổ sung thêm vitamin, khoáng và cung cấp nước thêm cơ thể.
Trong ba ngày cuối, lượng cacbohydrate được tăng lên khoảng 70 – 80 % trong ngày cuối cùng, nhằm đảm bảo cho gà đủ năng lượng khi xuất trận.
Kiểm soát nguồn nước
Nước là chất quan trọng hàng đầu đối với sự sống, nước và độ ẩm của gà bị chi phối bởi nhiều yếu tố cả tự thân lẫn môi trường, thân thể gà đá chứa khoảng 55 – 60 %, đây là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình chăm sóc mà người nuôi luôn phải chú ý đến. Nước uống giúp duy trì những chức năng thông thường của cơ thể, điều hòa thân nhiệt và các quá trình sinh lý sinh hóa.Trong vấn đề tiêu hóa nước đóng vai trò là dung môi đối với các thức ăn dạng hạt (lúa, ngô) hay dạng viên giúp cho hệ tiêu hóa dễ dàng trong việc hấp thụ hơn, đồng thời nó còn có vai trò quan trọng trong việc lên men (thực phẩm mà gà ăn vào được chứa ở diều nơi mà nó được lên men). Nếu không được cấp đủ nước việc tiêu hóa và lên men sẽ không thuận lợi ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của gà chọi. Mặc khác chất lượng nước cho gà uống ảnh hưởng đáng kể đến thành tích của gà ngoài đấu trường, trong quá trình chọn lọc và lai tạo hay sức khỏe nói chung của chúng. Nguồn nước tươi mới và vệ sinh giúp gà tiêu hóa tốt, ổn định thân nhiệt và vận hành những lối chơi tiềm tàng vốn giúp chúng đá hay.
Gà vẫn có khả năng chịu đựng được bẩn và sống sót. Khi đến những chuồng nuôi ở các hộ, chúng tôi vẫn thấy những khay nước không được sạch được treo bên ngoài chuồng, hay những những vũng nước nước đọng ngoài khu vực vườn nuôi khi gà sử dụng chúng vẫn không hề bị bệnh. Tức là hệ miễn dịch của chúng đang đấu tranh không ngừng với vi sinh vật gây bệnh trong nước, cũng như trong không khí, đất, môi trường ô nhiễm… Nhưng một khi môi trường sống xung quanh và nguồn nước uống quá ô nhiễm thì sự đề kháng mất tác dụng và cơ thể gà sẽ sinh bệnh. Để ngăn cản và hạn chế tốt nhất nguồn lây bệnh ta cần phải thay nước thường xuyên và đảm bảo nước
sạch cho gà điều này sẽ giúp gà dồn năng lượng nhiều hơn cho đấu tranh trong cuộc chiến với vi khuẩn và virus gây bệnh khác.
Tùy vào nhiều yếu tố : thời tiết, thân nhiệt của gà, thức ăn, phân lỏng, hay khô ẩm…mà ta cung cấp nước cho gà một cách hợp lý.
* Phương pháp tập luyện
Trong giai đoạn này, người luyện gà phải nhắm đến việc làm sắc bén sự tỉnh táo cho gà của mình bởi vì là điều mà chúng cần khi lâm trận. Sự linh hoạt, dẻo dai và tư duy nhạy bén là một tài sản trong thực chiến, mà đôi khi, chỉ diễn ra có vài giây. Cần phải tránh cái mà chúng ta gọi là "Hội chứng buồn chán" khi con gà ủ rũ, trở nên đờ đẫn và kém hứng thú. Một mục đích nữa của bài tập trong quá trình biệt dưỡng là luyện cơ bắp của chúng cho săn chắc, trong khi luyện cơ chỉ đơn giản là làm việc trên nền tảng đã có sẵn. Với cơ bắp săn chắc, các con gà trống sẽ thư thái, mà không căng cứng. Tất cả những gì chúng ta làm là nhằm chuẩn bị những gì tốt nhất cho gà trong ngày ra trận. Cần phải tăng cường và thực hiện một cách hợp lý các bài tập sau :
- Đi hơi : gà được bịt bỏ và cựa (nếu có), chỉ dùng cổ để xoay trở đối phương. Phương pháp này giúp người luyện gà phát hiện ra tính nết và lối đá của con gà, đồng thời giúp gà quen dần với sức chịu đựng và sức bền.
- Chạy lồng : có nhiều cách khác nhau, với người dân Bình Định thì họ đặt các tấm kính (gương) thành một vòng tròn, dựng bên trong một cái lồng sắt, rồi thả gà xuống, hình ảnh của gà sẽ hiện trong kính (gương) gà sẽ tự động chạy xung quanh. Phương pháp này có thể kéo dài 30 phút – 1 giờ đồng hồ, giúp cho gà phát triển cơ bắp ở đùi và chân.
Hình 24. Phƣơng pháp cho gà chạy lồng
- Quần sương : sương buổi sáng sớm rất tốt cho gà lúc tập luyện, mỗi sáng gà được thả trong lúc trời còn đang tờ mờ, để đi lại, đập cánh, gáy và vươn vai.
- Om gà : gà được tắm rửa và xông hơi hằng ngày bằng khăn ấm và nồi nước nóng nấu bằng các vị thuốc : gừng, ngải cứu, nước tiểu, rượu thuốc…sẽ giúp gà cảm thấy thư giản, thoải mái và khỏe mạnh.
- Dầm cẳng : sau bữa ăn tối, ta bắt gà cho ngâm cẳng chân vào một chậu nước thuốc, sao cho nước đạt đến tới đầu gối. Nước trong chậu thường chứa những thành phần sau :một ít rượu đắng, một ít nước tiểu, một ít muối ăn, một ít phèn chua, một ít gừng…nhằm giúp cho cẳng gà trở nên cứng cáp, đá đòn đau.
- Vào nghệ : tất cả gà chuẩn bị xuất trận đều được vào nghệ có pha lẫn các vị thuốc. Loại nghệ dùng tốt nhất là nghệ ta, già thì càng tốt. Phương pháp này giúp cho phần da càng lộ ra những màu đỏ và giúp cho da chai sạn lại dễ chịu đòn.
Hình 25. Phƣơng pháp vào nghệ cho gà
- Tăng cường các động tác tập bộ: + Lắc cổ sang 2 bên, trước sau.
+ Tập quay tại chỗ: để cánh tay khoát vào cần, vai gà, quay tay từ từ cho gà xoay theo.
+ Kéo hàm mỏ dưới, rồi sau đó cho mỏ ngậm vào tay, tập vậy làm cho hàm mỏ khỏe hơn.
+ Giật cánh xuống để cho gà giật trở lại, kéo cánh lên và thả xuống nhẹ nhàng, tăng cường sức cho đôi cánh.
+ Ấn gà đi tấn gối sát đất, tạo cho gà chịu được sức nặng, tăng cường sức mạnh cho đôi chân.
Các động tác trên có tác dụng hỗ trợ, bổ sung và nhấn mạnh thêm các động tác vận động trong thi đấu và phải được tập luyện một cách đêu đặn mới mang lại hiệu quả.
Ngoài những phương pháp trên, thì còn rất nhiều phương pháp khác tập luyện cho gà để chuẩn bị bước vào thi đấu như vỗ hen, xổ gà….Tất cả là vì một trận đấu hay, cống hiến và mang lại một kết quả có lợi.
3.7. Bƣớc đầu đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi gà đá ở mức hộ nông dân tại Bình Định
Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát cùng với những chia sẽ của các chủ hộ chăn nuôi, chúng tôi cũng đã bước đầu có một số nhận xét sơ bộ về hiệu quả kinh tế từ mô hình ở các hộ đem lại. Nhìn chung các hộ nuôi có quy mô vừa và nhỏ, số lượng lớn nhất đạt khoảng 80 đến 100 con lớn nhỏ, trống mái các loại, thấp hơn nữa là khoảng vài chục con, thấp nhất là 5 đến 10 con. Nhưng với khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện hợp lý cùng với hệ thống chuồng trại đạt yêu cầu, người nuôi gà đã tạo ra được những con gà chọi xuất sắc, và danh tiếng, trong đó có cả gà trống lẫn gà mái, từ đó hiệu quả kinh tế là không hề nhỏ.
Chẳng hạn như ở hộ ông Bùi Văn Nhi ở xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước năm may mắn, xuất bán được thì cũng đạt được khoảng vài chục triệu đến 100 triệu đồng, ở hộ ông Châu Thanh Điền ở Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, tuy nuôi với số lượng khá ít ỏi nhưng những con gà đều là chất lượng, mỗi năm chỉ xuất bán vài con, mỗi con có giá trị từ 8 – 10 triệu đồng, nguồn mua chủ yếu là từ Hải Phòng, Hà Nội.
Tuy nhiên, việc nuôi gà chọi ở các hộ còn gặp nhiều khó khăn như diện tích hạn chế khó mở rộng, dịch bệnh khiến gà chết nhiều gây tổn thất, môi trường chưa được đảm bảo, thời tiết thay đổi gây hại đến sức khỏe, chất lượng từ đó số lượng gà chết tăng lên, hơn nữa nhìn chung thì các hộ chăn nuôi chưa tiếp cận được các phương pháp nuôi dưỡng gà khoa học và hiện đại…dẫn đến hiệu quả kinh tế bị giảm sút một phần.
KẾT LUẬN
Qua điều tra, theo dõi tại các chủ hộ nuôi gà đá giống và người chơi gà đá trên địa bàn Bình Định chúng tôi có một số kết luận bước đầu như sau:
1. Một số đặc điểm sinh học
1.1. Đặc điểm sức sống
Sức sống gà chọi khá cao. Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn từ 1 đến 4 tuần tuổi đạt 90 %, từ 4 đến 8 tuần tuổi đạt 96,3 %, từ 8 đến 12 tuần tuổi đạt 100 %.
1.2. Khả năng sinh trưởng
Khối lượng: tăng dần qua các giai đoạn. Gà trống 1 ngày tuổi khối lượng là 32,01 g, đến 5 tháng tuổi đạt 1,8535 kg, ở gà mái lần lượt là 30,45 g và 1,452 kg.
Kích thước: các kích thước của gà trống đều vượt trội hơn so với gà mái, vòng cổ và vòng đùi trung bình của gà trống lần lượt là 13,5 cm và 16,1 cm trong khi gà mái là 8,6 cm và 11,3 cm.
1.3. Sinh sản
Gà đá nuôi tại Bình Định có thời gian thành thục sinh dục khá muộn khoảng 192 ngày, khối lượng cơ thể là 2,12 kg, gà mái đẻ trung bình 2 - 3 lứa trên một năm, mỗi lứa khoảng 10,45 quả, mỗi năm đẻ khoảng 25,1 trứng, khối lượng trứng trung bình khoảng 50,45 g.
1.4. Đặc điểm ngoại hình
Đa dạng về màu lông, màu mắt, màu mỏ, màu chân…
Gà trống
- Màu lông gồm nhiều màu khác nhau: tía, ô (đen), ô bông, xám, xám tía, nhạn trong đó lông tía chiếm tỷ lệ cao nhất với 56,25%, thấp nhất là lông nhạn với 1,25%.
- Màu chân cũng có nhiều màu, cao nhất là chân vàng với 48,75%, chân trắng thấp nhất với 5%.
- Màu mắt cũng khá đa dạng: đa số là mắt đỏ và mắt trắng với tỷ lệ là 32,5%.
- Màu mỏ: với 41,25% mỏ đen chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là mỏ vàng với 30%, màu đỏ trắng thấp nhất chỉ 1,25%.
- Có 2 loại mồng: dâu và trích, nhưng đa số là mồng dâu khi tỷ lệ lên đến 92,%
- Chân thì có 2 hình dạng: tròn với tỷ lệ 91,25 vượt trội hơn so với chân vuông.
Gà mái
- Màu lông: cao nhất là lông đen với tỷ lệ 65%, lông nhạn thấp nhất với 5%.
- Màu chân: đa số là chân xanh với 55%, chân vàng và đen chiếm tỷ lệ trung bình.
- Màu mắt: mắt đỏ với 65% vượt trội hơn hẳn các loại còn lại.
- Màu mỏ: cũng tương tự như gà trống mỏ màu đen cũng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn với 65%
- Mồng: cũng có hai loại dâu và trích, mồng dâu cũng chiếm đa số với 85%
- Dạng chân: chủ yếu là chân tròn với tỷ lệ 85%.
2.Thế đá
Gà đá nuôi tại Bình Định sở hữa rất nhiều thế đá khác nhau, các thế đá phổ biến như sỏ mé, đá hầu, mu lưng. Chạy xe, thọc huyết hay dội bom là những thế đá hiếm gặp.
3. Sự liên quan giữa ngoại hình với khả năng thi đấu
Hầu hết các yếu tố ngoại hình đều có ảnh hưởng đến khả năng thi đấu của gà đá.
Những con đá tốt (đá hay) nhìn chung có những đặc điểm sau : - Màu mắt : đỏ, vàng hoặc trắng.
- Mỏ : dạng mỏ ngắn, nhọn, khép kín, gốc mỏ chắc khỏe . - Đầu : tròn, độ dày gần như tương đương với cổ.
- Cổ : tròn, liền.
- Ngực : đầy đặn, rộng và nở nang, cơ phát triển, với xu hướng cong xuôi xuống bụng
- Lưng : dạng giống như hình trái tim.
- Cánh : dài, rộng, các lông bay xếp khít nhau, chụm lại ở phía dưới đuôi. - Đuôi : dài, thẳng hướng so với thân, lông mọc đầy đủ và khỏe
- Đùi : dài hơn cẳng chân, to, nở nang, thắt lại ở dưới gối đóng về phía trước thân.
- Cẳng chân : cẳng tròn, trơn láng, không quá bè và không quá khô sần, ngắn hơn đùi, vảy khít
- Cựa : vị trí đóng sát ngón thới
- Bàn chân : các ngón dài, duỗi thẳng, xòe đều và ngón thới tiếp đất, ngón thới thẳng và ngược hướng với các ngón khác
4. Di truyền theo dòng mẹ
Có thể gà trống di truyền từ mẹ của nó về tốc độ, sự gan lỳ, sức khỏe (thể chất), lối đá.
ĐỀ NGHỊ
Gà đá là một nguồn tài nguyên sinh học, mang một nguồn gen quý, gắn liền với đời sống và văn hóa con người Bình Định nói riêng và con người Việt Nam nói chung. Chúng tôi đề nghị cần phải phát huy nét đẹp văn hóa đó, bằng cách xây dựng những trung tâm về chọn lọc, tìm kiếm các dòng gà đá có khả năng thi đấu cao tại các địa phương trên cả nước. Đưa ra những quy định chặt chẽ, phù hợp, để văn hóa chọi gà đi đúng hướng với chính vai trò của nó trong lịch sử văn hoá của địa phương cũng như của Việt Nam.
Chúng tôi đề nghị nên tổ chức một chương trình nghiên cứu một cách khoa học và bài bản, có theo dõi phả hệ và dùng kỹ thuật sinh học phân tử để xác định tính di truyền các tính trạng của dòng gà đá Bình Định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Tú (2000). Thú nuôi gà nòi. Nhà xuất bản trẻ.
[2] Nguyễn Hoàng (2011). Kỹ thuật nuôi gà đá. Nhà xuất bản Thông tin, Hà Nội.
[3] Thanh Huyền (2015). Nghệ thuật chơi và nuôi gà chọi. Nhà xuất bản Hồng Đức.
[4] Bản ghi chép theo lời ông Châu Thanh Điền (2017), một người tâm huyết với việc nuôi gà đá, tại phường Nhơn Bình – Quy Nhơn.
[5] Bản ghi chép theo lời ông Bùi Văn Nhi (2017), một người tâm huyết với việc nuôi gà đá, tại Phước Sơn, Tuy Phước, Bình Định.
[6] Bản ghi chép theo lời ông Bùi Văn Mai (2017), một người tâm huyết với việc nuôi gà đá, tại Phước Sơn, Tuy Phước, Bình Định.
[7] Bản ghi chép theo lời ông Võ Văn Hòa (2017), một người tâm huyết với việc nuôi gà đá, tại Hoài Ân, Bình Định.
[8] Giang Hồng Tuyến (2013). Khả năng sinh trưởng của gà lai Chọi nuôi theo phương thức thả vườn tại Minh Tân - Kiến Thụy - Hải Phòng. Đề tài nghiên cứa khoa học.
[9] Nguyễn Trọng Ngữ (2014). Chọ lọc các dòng gà Nòi có khả năng sinh sản cao tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long bằng ứng dụng chỉ thị phân tử.
Thuyết minh đề tài cấp bộ.
[10] Nguyễn Hoàng Thịnh, Phạm Kim Đăng, Vũ Thị Thuý Hằng, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Hữu Đoàn (2016). Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà nhiều ngón nuôi tại vườn rừng quốc gia Xuân Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2016, tập 14, số 1: 9-20, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
[11] Nguyễn Thị Yến Ngọc (2016). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giống gà chọi Vạn Giã nuôi tại hộ gia đình Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Luận