Di truyền theo dòng mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sự liên quan giữa ngoại hình với khả năng thi đấu của dòng gà đá nuôi tại tỉnh bình định (Trang 87 - 118)

Có thể gà trống di truyền từ mẹ của nó về tốc độ, sự gan lỳ, sức khỏe (thể chất), lối đá.

ĐỀ NGHỊ

Gà đá là một nguồn tài nguyên sinh học, mang một nguồn gen quý, gắn liền với đời sống và văn hóa con người Bình Định nói riêng và con người Việt Nam nói chung. Chúng tôi đề nghị cần phải phát huy nét đẹp văn hóa đó, bằng cách xây dựng những trung tâm về chọn lọc, tìm kiếm các dòng gà đá có khả năng thi đấu cao tại các địa phương trên cả nước. Đưa ra những quy định chặt chẽ, phù hợp, để văn hóa chọi gà đi đúng hướng với chính vai trò của nó trong lịch sử văn hoá của địa phương cũng như của Việt Nam.

Chúng tôi đề nghị nên tổ chức một chương trình nghiên cứu một cách khoa học và bài bản, có theo dõi phả hệ và dùng kỹ thuật sinh học phân tử để xác định tính di truyền các tính trạng của dòng gà đá Bình Định.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Tú (2000). Thú nuôi gà nòi. Nhà xuất bản trẻ.

[2] Nguyễn Hoàng (2011). Kỹ thuật nuôi gà đá. Nhà xuất bản Thông tin, Hà Nội.

[3] Thanh Huyền (2015). Nghệ thuật chơi và nuôi gà chọi. Nhà xuất bản Hồng Đức.

[4] Bản ghi chép theo lời ông Châu Thanh Điền (2017), một người tâm huyết với việc nuôi gà đá, tại phường Nhơn Bình – Quy Nhơn.

[5] Bản ghi chép theo lời ông Bùi Văn Nhi (2017), một người tâm huyết với việc nuôi gà đá, tại Phước Sơn, Tuy Phước, Bình Định.

[6] Bản ghi chép theo lời ông Bùi Văn Mai (2017), một người tâm huyết với việc nuôi gà đá, tại Phước Sơn, Tuy Phước, Bình Định.

[7] Bản ghi chép theo lời ông Võ Văn Hòa (2017), một người tâm huyết với việc nuôi gà đá, tại Hoài Ân, Bình Định.

[8] Giang Hồng Tuyến (2013). Khả năng sinh trưởng của gà lai Chọi nuôi theo phương thức thả vườn tại Minh Tân - Kiến Thụy - Hải Phòng. Đề tài nghiên cứa khoa học.

[9] Nguyễn Trọng Ngữ (2014). Chọ lọc các dòng gà Nòi có khả năng sinh sản cao tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long bằng ứng dụng chỉ thị phân tử.

Thuyết minh đề tài cấp bộ.

[10] Nguyễn Hoàng Thịnh, Phạm Kim Đăng, Vũ Thị Thuý Hằng, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Hữu Đoàn (2016). Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà nhiều ngón nuôi tại vườn rừng quốc gia Xuân Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2016, tập 14, số 1: 9-20, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

[11] Nguyễn Thị Yến Ngọc (2016). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giống gà chọi Vạn Giã nuôi tại hộ gia đình Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Luận văn thạc sĩ Sinh học.

[12] John W. Purdy (2003). Gà chọi – Các khái niệm và nguyên tắc lai tạo cơ

bản. http://www.diendancacanh.com/threads/ga-choi-cac-khai-niem-va-

nguyen-tac-lai-tao-co-ban-john-w-purdy.175465/.

[13] Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Huy Đạt, Vũ Chí Thiện, Trần Văn Phượng, Nguyễn Huy Tuấn, Nguyễn Thị Thu Huyền (2010). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Móng, gà Mía với gà Lương Phượng. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi.

[14] Lý Văn Vỹ, Hoàng Văn Trường (2015). Bảo tồn và khai thác nguồn gen gà chọi Bình Định. Trong khuôn khổ đề án “Bảo tồn quỹ gen vật nuôi quốc gia” .Viện chăn nuôi quốc gia.

[15] Trần Hoài (2016). Vang danh đất võ. Báo Bình Định 2016.

[16] Cách chọn gà chọi theo đòn lối. http://gachoi.com.vn/cach-chon-ga-choi- theo-don-loi_n57967_g721.aspx.

[17] Lê Thị Kim Thúy, Trần Thị Kim Anh, Nguyễn Đăng Tôn, Địch Thị Kim Hương (???) Phân tích sự đa dạng di truyền vùng D –Loop trong ty thể của 4 giống gà nội Việt Nam: Gà Ri, gà Tre, gà Chọi và gà Tàu Vàng.” Tạp chí Công nghệ Sinh học.

[18] North Brition (2010). Ty thể và dòng mái. Thảo luận trong bài viết „„tuyển chọn.gà..http://www.diendancacanh.com/threads/ty-the-va-dong-mai- north briton.45547.

[19] Xuân Tùng (1994). Bí quyết chọn và nuôi gà đá. Nhà xuất bản Đồng Tháp

PHỤ LỤC

Phụ lục 1.Quá trình tăng trƣởng của gà chọi

Gà chọi 1 ngày tuổi

Gà chọi 2 tháng tuổi (trống và mái)

Gà chọi 4 tháng tuổi (trống và mái)

Phụ lục 2. Các thế đá của gà chọi

Nạp lùa

Đi trên

Gà thủ thế Cắn gối

Sỏ Mé

Phụ lục 3. Sự liên quan giữa các đặc điểm ngoại hình đến khả năng thi đấu của gà đá (kết quả có đƣợc thông qua chia sẽ từ những ngƣời chơi gà có kinh nghiệm).

* Mắt gà

Mắt là nơi biểu lộ tính khí của con gà, sự gan lì, hung hăng và tài ba được biểu hiện một phần tại đây. Cấu tạo mắt gà từ trong ra ngoài bao gồm : con ngươi, viền màu xung quanh con ngươi và đôi khi có thêm áng may. Mắt gà có nhiều màu sắc khác nhau, yếu tố này được đánh giá là có liên quan đến khả năng thi đấu của nó. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.10

Liên quan giữa một số màu mắt với khả năng thi đấu của gà chọi

Stt Các loại màu mắt Đặc điểm Đánh giá khả

năng thi đấu

1 Trắng Lì lượm, gan dạ, đòn độc

Tốt

2 Vàng Hung hăng, dữ tợn

3

Xanh Lì lợm, gan dạ, thường là gà có tài

4 Đỏ (mắt lửa) Gan dạ, hung hăng

5 Nâu Lỳ lợm

6 Bạc Ít bắt gặp, linh động, lanh lẹ

7 Mắt hạt cau Dữ dằn

8 Xám Điềm tính Bình thường

9 Mắt đen thui Nhút nhát, dễ sợ hãi

Kém

10 Đỏ nhạt Rụt rè, nhút nhát

Qua bảng trên cho thấy, mắt gà chọi có rất nhiều màu sắc khác nhau, gà sỡ hữu những màu sắc như : trắng, đỏ, xanh…thường sẽ thi đấu tốt hơn,

ngược lại các màu mắt như đỏ nhạt, đen thì thi đấu kém.

* Đầu gà

Đầu cũng là một bộ phận có ảnh hưởng lớn đến các trận thi đấu của gà chọi, đầu là nơi thường xuyên phải hứng các đòn đánh của đối phương, vì vậy

độ to của đầu phải có kích thước phù hợp để gà có được một sự thuận lợi lúc giao đấu

Liên quan giữa phần đầu với khả năng thi đấu của gà chọi

Stt Các dạng đầu Đánh giá khả năng thi đấu

1 Ngắn, độ dày nhỏ hơn hoặc bằng cổ Tốt

2 Đầu lớn hơn cổ Chậm chạp, nặng nề, thi đấu kém

3 Đầu giống như đầu rắn Kém

4 Đầu gà bằng, tròn, thon xuôi như

quả xoài Tốt

5 Dầu gà hẹp (nhìn từ trên xuống) Nhút nhát, thi đấu kém

Bảng trên cho thấy, gà chọi có nhiều hình dạng đầu khác nhau ,loại đầu nhỏ, gọn mang lại khả năng thi đấu cao hơn, loại đầu to không mang lại lợi thế và là mục tiêu lớn để đối phương đâm.

* Mồng gà

Mồng gà đóng trên đỉnh đầu nó góp làm tăng vẻ oai hùng cho gà trống,cũng như thể hiện vị thế trong trận đấu.

Liên quan giữa mồng với khả năng thi đấu của gà đá

Stt Các dạng

mào Đặc điểm Đánh giá khả năng thi đấu

1 Mồng dâu Nhìn giống như bông hoa dâu

Ít ảnh hưởng đến khả năng thi đấu 2 Mồng trích Giống như mà chim trích

3 Mồng lá Mỏng giống như hình một chiếc lá 4 Mồng trà Dạng mồng rộng, bề mặt thường có

gai 5 Mồng ổ

mối Chiếc mào đóng vọt lên như ổ mối 6 Mồng bánh

lái

Lệch hẳn sang bên trái hoặc phải như bánh lái của một chiếc thuyền

Mồng gà có nhiều loại khác nhau và hầu như không ảnh hưởng nhiếu đến thi đấu của gà chọi.

* Mỏ

Mỏ gà là một trong những bộ phận phải hoạt động gần như liên tục trong một trận đấu, nó giúp cho quá trình nắm đối phương và tung ra đòn.

Liên quan giữa mỏ với khả năng thi đấu của gà đá

Stt Các dạng

mỏ Đặc điểm Đánh giá khả năng thi đấu

1 Mỏ ưng

To và khép, tức mỏ trên khép với mỏ dưới, nhọn, gốc mỏ chắc khỏe

Thi đấu tốt

2 Mỏ sẻ Dài, không đủ rộng Không đủ lực khi đá, thi đấu kém

3 Mỏ chéo

Mỏ trên và dưới không khép với nhau mà vẹo sang hai phía

Rất khó nắm đối thủ, thi đấu kém

4 Mỏ vênh

Mỏ trên và dưới không khép với nhau, tạo một khoảng trống ở giữa

Nắm không chặt, lực ra đòn yếu, thi đấu kém

Bảng trên cho thấy, gà cũng có nhiều dạng mỏ khác nhau mỏ tốt là dạng mỏ to và khép, gốc mỏ chắc khỏe để có thể giúp cho quá trình nắm, tung đòn đủ lực và hiệu quả.

* Cổ

Cổ cũng là bộ phận hết sức quan trọng đối với gà chọi, trong lúc giao đấu cần cổ giúp gà có thể đè, lấn đối thủ, nó cũng là nơi thường xuyên hứng chịu các đòn đánh với mật độ rất dày.

Liên quan giữa cổ với khả năng thi đấu của gà đá Stt Các dạng cổ Đặc điểm Đánh giá khả năng thi đấu 1 Cổ tròn, liền

Nhìn thấy giống như một ống tre, các đốt

xương liền lạc, sờ vào tựa như mắt tre Tốt 2 Cổ cò Gà cổ dài nhòng thẳng tắp, quá cong sau gáy và trước ngực kém 3 Cổ dài

và dẹp

Cổ chia làm đôi một cách rõ ràng, một nữa dành cho xương cần, một nữa dành cho cuống họng, không được no tròn

kém

4 Cổ rời

Trái ngược với cổ liền, từng mắt xương cổ nỗi lên một cách rõ ràng khi ta đưa tay nắn vào cần cổ

kém

5 Cổ kênh kênh

Cổ ngắn, tròn, cong lên trên gáy trước ngực,

các đốt xương cổ to và liền Tốt

Bảng trên cho thấy, gà chọi có nhiều dạng cổ, loại cổ tròn liền và cổ kênh kênh là hai dạng tốt hơn cả

* Ngực

Đây là vị trí mang cơ lườn, khi giao đấu gà chịu đòn nhiều nhất là ở ngực vì thế ngực một bộ phận quan trọng. Ngực có hai hình dáng cơ bản đó là bằng lỳ, dựng đứng và hơi cong xuôi xuống bụng.

Liên quan giữa ngực với khả năng thi đấu của gà đá

Stt Các dạng ngực Đặc điểm Đánh giá khả năng

thi đấu 1 Ngực đầy đặn, nở

nang

Rộng, cơ phát triển, cong xuôi xuống bụng Lý tưởng, bay tốt và có lực, thi đấu tốt 2 Ngực lép Nhọn, mang nhiều trọng lượng thừa, cơ kém phát triển

Kém

3 Ngực tóp hai bên Nhọn, lườn sâu thiếu cơ,

Bảng trên cho thấy, dạng ngực tốt và phù hợp là ngực đầy đặn, ngực lép và tóp hai bên cần nên tránh.

* Lƣng

Ở gà chọi lưng có nhiều dạng khác nhau, bộ phận này cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến khả năng thi đấu.

Liên quan giữa hình dạng lƣng với khả năng thi đấu của gà đá

Stt Dạng lưng Đặc điểm Đánh giá khả năng thi đấu 1 Dạng hình

trái tim

Rộng ở vai, thuôn dần về phía đuôi, ngắn vừa và bằng phẳng

Đâm tốt, có lực, thi đấu tốt 2 Lưng tròn Giống như hình tròn Đâm kém, lực yếu, thi đấu

kém 3 Lưng gù Cong như lưng tôm Rất kém 4 Xéo xuống đất

Về phía đuôi Tốt

Về phía cổ Kém

Kết quả trên cho thấy, dạng lưng hình trái tim và xéo xuống đất về phía đuôi là hai dạng lưng tốt, các dạng còn lại ta nên tránh và loại bỏ.

* Cánh

Trong quá trình thi đấu cánh giúp cho gà lái, bay, xoai trở và giữ thăng bằng, nó cũng là nơi thường xuyên phải hứng các đòn đánh của đối phương.

Liên quan giữa cánh với khả năng thi đấu của gà đá

Stt Dạng

cánh Đặc điểm Đánh giá khả năng thi đấu

1 Cánh dài, rộng

Mạnh mẽ, các lông bay lớn và xếp khít nhau, đủ dày để bảo vệ đùi, chụm lại phía dưới đuôi

Quạt đẩy, giữ thăng bằng tốt khi bay, thi đấu tốt

2

Cánh ngắn, hẹp

Chỉ xếp trên lưng, không đủ dày để bảo vệ đùi

Bay và giữ thăng bằng kém, khả năng thi đấu kém

3 Cánh xẻ

Cánh có một đường xẻ ở giữa, dẫn đến sự phân tách rõ ràng giữa các lông bay

Đây là dấu hiệu của cánh bị tật, thi đấu rất kém

Bảng trên cho thấy, dạng cánh tốt nhất cho sự thi đấu của gà chọi là dạng cánh dài rộng, cánh xẻ và cánh ngắn hẹp cần phải loại bỏ.

* Đuôi

Đuôi gồm các lông phụng đẹp và khỏe mạnh, các lông bên bảo vệ cho lông phụng, đuôi là một bộ phận quan trọng trong việc giữ thăng bằng, nó được xem như là một bánh lái, nếu bánh lái không tốt thì nó sẽ gặp khó khăn trong xoay trở, vì lí do này ta không nên tỉa đuôi quá nhiều trước khi đá .

Đuôi phải biểu hiện gắn kết trực tiếp với thân trong khả năng điều khiển của gà, nó kết hợp với ngón thới, hoạt động như một thanh giằng giúp gà đứng vững khi trận đấu diễn ra ngoài dự định

Liên quan giữa đuôi với khả năng thi đấu của gà đá

Stt Các dạng đuôi Đánh giá khả năng thi

đấu

1 Dài và đầy đủ bộ lông Tốt

2 Đuôi ngắn, thưa lông Kém

3 Đuôi nghiêng ngả, giống như bị vẹo Rất kém 4 Đuôi sóc (dựng lên giống như đuôi một con

sóc)

Kém

5 Đuôi xẻ (đuôi bị xẻ ở giữa và tạo thành 2 phần)

Kém

Từ bảng trên ta thấy rằng, có rất nhiều dạng đuôi khác nhau, nhưng phủ hợp và đạt yêu cầu nhất là dạng đuôi dài với bộ lông đầy đủ

* Đùi

Đùi vốn là một bộ phận rất quan trọng của gà chọi, nó được coi như là một động cơ của một cỗ máy chiến đấu mà nhờ nó mà gà có thêm một động lực và đòn bẩy lúc giao chiến, những âm thanh lách cách phát ra chứng tỏ gà đá có lực, gà bật cao phần lớn là nhờ đùi chứ không phải nhờ cổ và cẳng chân (cán).

Liên quan giữa đùi với khả năng thi đấu của gà đá

Stt Các dạng đùi Đánh giá khả năng thi đấu

1 Dài, hơi dẹp, trên to, rộng bản, dưới

gối thắt lại Đá rất mạnh đòn, thi đấu tốt

2 Đùi ngắn, tròn vo Đòn yếu, đâm thiếu chính xác, thi đấu kém hiệu quả

3 Đóng về phía trước thân, nơi chịu phần lớn sức nặng

Giữ thăng bằng tốt, tung đòn có lực chính xác, thi đấu tốt

4 Đóng về phía sau quá xa

Khiến gà hơi chúi về phía trước và mất cân bằng, ra đòn yếu, thiếu chính xác, thi đấu kém hiệu quả

Kết quả từ bảng cho thấy, dạng đùi tốt và phù hợp với nhiệm vụ thi đấu của gà chọi là dạng đùi dài, hơi dẹp, to rộng bảng, thắt ở gối, vị trí đóng về phía trước thân.

* Cẳng chân (cán)

Cẳng chân cũng là một bộ phận quan trọng nó cùng với mỏ, cựa nó là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại, một yếu tố góp phần nên thành công trong mỗi trận đấu.

Liên quan giữa cẳng chân với khả năng thi đấu của gà đá

Stt Các dạng cẳng chân Đánh giá khả năng thi đấu 1

Tròn, trơn láng, không quá bè, không quá khô sần, ngắn hơn đùi, vảy khít

Đá mạnh, đâm tốt, thi đấu tốt

2 Sần sùi, xương to, nặng, hay chụm gối

Đâm chậm, lực yếu, rất dễ bị gãy khi thi đấu, thi đấu kém hiệu quả

3 Cẳng chân dài hơn đùi

Không đem lạ sức mạnh, mà chỉ có độ cao, thiếu độ bền và đâm thiếu sự chính xác, thi đấu kém hiệu quả

Dạng cẳng chân tốt hơn cả là dạng tròn, trơn láng, không quá bè và khô sần, ngắn hơn đùi, các vảy khít nhau, những loại khác đều đâm kém, cần tránh sự nhầm lẫn giữa kích thước và độ chắc khỏe của cẳng chân. Không phải cán to là đi kèm với xương nặng.

* Cựa

Đối với gà cựa thì cựa là một bộ phận quan trọng, nó cũng rất liên quan đến việc thi đấu. Cựa đóng gần ngón thới, đầu tà, nhọn, tùy loại, có khi to bằng ngón tay út, có khi như đầu chiếc đũa.

Liên quan giữa cựa với khả năng thi đấu của gà đá

Stt Các dạng cựa Đánh giá khả năng thi đấu

1 Cứng, gọn, chắc, sắc nhọn, đóng sát ngón thới

Đá đủ lực, khi giương cán, nó sẽ vươn chân xa, lực đá càng mạnh, đòn đánh càng hiệu quả, thi đấu rất tốt 2 Cựa mềm, chạm mạnh vào thấy lung

lay Thi đấu kém

3 Cựa đóng cao so với ngón thới

Tầm với càng ngắn, đá thiếu lực, hướng đá không chính xác, thi đấu kém hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sự liên quan giữa ngoại hình với khả năng thi đấu của dòng gà đá nuôi tại tỉnh bình định (Trang 87 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)