3. Ý nghĩa của đề tài
1.10.1. Trên thế giới
Gà đá là giống gà bản địa được nuôi nhằm phục vụ cho mục tiêu chọi và lấy thịt. Hầu hết sự phát triển của các giống gà đá trong những năm qua chủ yếu được chọn lọc dựa vào kiểu hình, các thông tin di truyền về giống gà này không được biết đến nhiều cho lắm, vì thế sự nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin di truyền là một việc làm rất quan trọng cho việc chứng minh tính đa dạng của các giống gà. Sau đây là một vài nghiên cứu về giống gà đá trên thế giới, mà chủ yếu là nghiên cứu về sự đa dạng di truyền [9]:
Karnsomdee (1999) đã nghiên cứu, đánh giá sự đa dạng di truyền các giống gà bản địa của Thái Lan (Bantan, Red Jungle Fowl, gà nòi Praduhangdam, Betong và gà nòi luenghangkhoa). Kết quả cho thấy giống Bantan, Red Jungle Fowl có khoảng cách di truyền bé nhất, Praduhangdam, Betong có khoảng cách di truyền cao nhất .
Rachsumpao et al. (2002) đã nghiên cứu về việc tối ưu hóa nguồn năng lượng trên hai giống gà lai Thai-Saigon (75 :25) trong giai đoạn bắt đầu tăng
trưởng. Kết quả là mức năng lượng 2850 Kcal ME/kg cho kết quả tốt hơn các mức năng lượng khác .
Năm 2003, Singhapol sử dụng phương pháp đánh giá kiểu hình kết hợp với microsatellite để nghiên cứ sự di truyền của giống gà bản địa Thái Lan so với các giống gà thịt. Kết quả cho thấy hai giống gà bản địa có quan hệ gần với các giống gà thịt bản địa hơn là giống gà cho thương phẩm .
Wu (2005) đã nghiên cứu sự đa dạng ở các quần thể của 12 quần thể gà bản địaTrung Quốc bằng cách sử dụng microsatellite và mối quan hệ giữa các tính trạng sản xuất và các vị trí microstellite.
Zhou (2006) đã nghiên cứu sự đa dạng di giữa và trong các quần thể của 12 quần thể gà bản địaTrung Quốc bằng cách sử dụng microstellite và mối quan hệ giữa microstellite với các tính trạng sản xuất của giống gà Luyuan. Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các quần thể cũng như giữa mỗi cặp gà của 12 quần thể đó. Đối với tính trạng sản xuất, tìm thấy vị trí MCW103 trên NST thứ 3 liên quan đến tính trạng sản xuất trứng và vị trí MCW248 trên NST thứ nhất liên quan đến kích thước của trứng .
Roushdy et al. (2008) tiến hành nghiên cứu sự đa dạng di truyền của hai giống gà địa phương Egyptain (Dandarawi và Fayoumi) và giống gà thương phẩm (Brown Hy-line) và sự liên kết giữa chúng với các tính trạng sản xuất trứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống gà thương phẩm sản xuất trứng tốt hơn hai giống gà địa phương, tuy nhiên chất lượng vỏ trứng thì kém hơn. Đối với mối quan hệ di truyền giữa ba giống gà, giống Fayoumi có quan hệ di truyền gần với Hy-line hơn là giống Dandarawin.
Dorji et al. (2010) đã đánh giá sự đa dạng di truyền của giống gà bản địa Thái Lan trong đó có hai giống gà nòi Pradhu Hang Dam (PD) và Luenghangkhoa (LK) bằng phương pháp kiểu hình kết hợp với 20 microstellite.
Sự đa dạng di truyền của hai kiểu hình gà Syrain cũng đã được Al Jallad et al. (2012) nghiên cứu dựa trên các đánh dấu phân tử (RAPD và
RFLP). Kết quả cho thấy sự đa dạng di truyền ở gà có kiểu hình đen cao hơn gà có kiểu hình trắng..
Bên cạnh đó cũng có các nghiên cứu về sự đa dạng di truyền trên giống gà đá bằng microstellite đã được thực hiện như : Gà đuôi dài của Nhật Bản (Tanado et al., 2007), gà nòi Xinjiang của Trung Quốc (Zhao, 2009), gà bản điạ phía Tây Bắc Ethiopia (Hassen et al., 2009), gà đá của Trung Quốc (Xue, 2010)…