Bệnh lở mồm long móng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng quy trình phòng bệnh cho trâu khối lượng lớn nuôi tại chiêm hóa tuyên quang (năm thứ hai) (Trang 25 - 27)

2.4.3.1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) hay còn viết tắt là FMD do một loại virut thuộc họ Foot & Mouth disease gây ra. Đây là loại bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do virut gây ra trên động vật móng vuốt chẵn như lợn, trâu, bò, hươu hay dê và gây nhiều thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Dịch lở mồm long móng típ O xuất hiện cả trên trâu, bò và lợn còn tip A chỉ gây bệnh trên trâu, bò. Virut lở mồm long móng luôn tồn tại trong môi trường, nó chỉ chờ điều kiện thuận lợi để phát sinh và gây bệnh.

Virut xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa, virut vào cơ thể qua niêm mạc miệng, ngoài ra virut có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương trên da nhất là da ở vú. Khi virut xâm nhập vào cơ thể nó nhân lên trước tiên ở trong lớp tiểu bì. Trong quá trình virut nhân lên nó sẽ làm phân hủy các tế bào thượng bì và hình thành mụn nước sơ phát, sau đó virut lở mồm long móng chứa trong mụn nước sẽ tiến vào máu và phủ tạng. Khi virut vào máu sẽ gây sốt, cuối giai đoạn sốt virut nhân lên và gây ra các mụn nước thứ phát ở nơi các tế bào thượng bì đang phân chia mạnh như niêm mạc, khoang miệng, móng, vú. Mụn nước sẽ loét khi nhiễm khuẩn kế phát, vi khuẩn sinh mủ gây hoại tử xâm nhập ăn sâu vào trong có khi gây bại huyết, con vật có thể chết.

Tại vùng có dịch virut lở mồm long móng tồn tại trong không khí và vật chủ, nó ủ bệnh và đợi điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát. Virut tồn tại trong vật chủ từ 2 - 10 ngày sẽ phát tán ra môi trường và tồn tại khá lâu trong điều kiện tự nhiên. Virut lở mồm long móng sau khi bãi thải ra môi trường trong điều kiện ẩm ướt và rét có thể tồn tại ở môi trường từ 2 - 3 tháng vẫn có khả năng gây bệnh kể cả những con trâu bò đã được chữa khỏi triệu chứng lâm sang thì virut vẫn tồn tại trong cơ thể và có khả năng bãi thải ra từ 2 - 3 năm. Nguy hiểm hơn virut lở mồm long móng có thể di chuyển theo gió đi khoảng 200km, vì thế vùng dịch cũng mở rộng nhanh chóng và khó kiểm soát.

2.4.3.2. Triệu chứng của bệnh

Trâu, bò, dê khi bị bệnh sẽ sốt cao 40 - 420C kéo dài 2 - 3 ngày, ăn ít, di chuyển nặng nề, sau thời gian 3 - 4 ngày mụn nước bắt đầu xuất hiện ở niêm mạc miệng, chân và chỗ da mỏng, gia súc thường bị mọc mụn ở núm vú, đầu vú. Mụn nước có kích thước bằng hạt đậu xanh, hạt bắp có khi lớn bằng đầu ngón tay. Mụn nước lúc đầu có màu trong vàng, dần dần chuyển sang màu vẩn đục, sau vài ngày mụn nước bị vỡ ra làm cho niêm mạc bong ra từng mảng thượng bì để lộ những vết loét đỏ. Nếu những vết loét không bị nhiễm tạp khuẩn thì khoảng 2 - 3 ngày sẽ hồi phục và để lại sẹo. Dịch trong mụn loét hòa với nước dãi chảy liên tục ra hai bên mép trông giống như bọt xà phòng, đôi khi giống những tia máu.

Nếu như điều kiện môi trường xung quanh không được sạch sẽ, mất vệ sinh những vết loét quanh móng chân có thể bị nhiễm trùng sinh mủ tạo thành những vết loét rất sâu và làm sút móng.

Bê, ghé bị bệnh sẽ biểu hiện những triệu chứng viêm ruột cấp tính gây ỉa chảy nặng, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm phế quản hoặc viêm phổi cấp tính làm cho bê, ghé chết sau 2 - 3 ngày.

2.4.3.3. Phòng bệnh

Tiến hành nhốt gia súc tại chuồng, không chăn thả (trâu, bò, dê). Hàng ngày phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng trại chăn nuôi gia súc. Tiến hành tiêm vacxin phòng cho đàn gia súc khỏe mạnh.

Chăm sóc, cho gia súc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng cho chúng.

2.4.3.4. Điều trị bệnh

Bệnh lở mồm long móng ở gia súc hiện nay hầu như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy chủ yếu chữa các triệu chứng gây bệnh cũng như phòng bệnh nhiễm trùng kế phát:

- Dùng thuốc Vimekon liều 1/200 rửa sạch chỗ vết loét hàng ngày. - Dùng thuốc Vime Blue xịt nơi vết thương bị lở loét giúp nhanh phục hồi da non hơn.

- Dùng thuốc Penicilline 4M với liều lượng 1 lọ dùng cho 500 - 1000kg thể trọng gia súc.

- Ampi 1g với liều lượng 1 lọ dùng cho 100kg thể trọng. - Penstrep 1ml/20kg thể trọng gia súc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng quy trình phòng bệnh cho trâu khối lượng lớn nuôi tại chiêm hóa tuyên quang (năm thứ hai) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)