Tổ chức tuyên truyền phổ biến kỹ thuật chăn nuôi trâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng quy trình phòng bệnh cho trâu khối lượng lớn nuôi tại chiêm hóa tuyên quang (năm thứ hai) (Trang 38 - 39)

Tập huấn, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi trâu nói chung và chăn nuôi trâu sinh sản nói riêng cho người dân là nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết. Khi người dân có được nhận thức đúng đắn và những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi khoa học sẽ tự chủ động áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi của gia đình, thúc đẩy thành công quá trình chăn nuôi trâu sinh sản, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

Chúng tôi đã tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu sinh sản cho các hộ dân tại 3 xã triển khai xây dựng các mô hình chăn nuôi trâu sinh sản tại địa phương. Kết quả tập huấn được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu sinh sản

STT Nội dung kỹ thuật tập huấn Số hộ thuộc đối tượng tập huấn Kết quả đã tập huấn Số lượng (hộ) Tỷ lệ đạt (%)

1 Chọn và nhân giống trâu 30 45 150

2 Thức ăn dinh dưỡng 30 45 150

3 Vệ sinh, phòng bệnh 30 45 150

4 Chuồng trại 30 45 150

5 Bệnh thường gặp ở trâu 30 45 150

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy các hộ dân chăn nuôi trâu sinh sản ở địa phương huyện Chiêm Hóa có tinh thần ham học hỏi và mong muốn được truyền thụ những kinh nghiệm, kiến thức và tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi rất cao. Qua theo dõi cho thấy, trong quá trình tập huấn người dân tham gia đông đủ, nhiệt tình, nghiêm túc. Hầu hết các hộ gia đình sau dự lớp tập huấn đã từng bước áp dụng những kiến thức và tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn chăn

nuôi đàn trâu của gia đình, đặc biệt là trong sửa chữa, vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng vacxin, tẩy ký sinh trùng cho trâu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng quy trình phòng bệnh cho trâu khối lượng lớn nuôi tại chiêm hóa tuyên quang (năm thứ hai) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)