Kết quả tổ chức tiêm phòng vác xin và tẩy ký sinh trùng cho trâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng quy trình phòng bệnh cho trâu khối lượng lớn nuôi tại chiêm hóa tuyên quang (năm thứ hai) (Trang 39)

Trong chăn nuôi tiêm phòng vacxin là nội dung quan trọng và cần thiết giúp tạo ra miễn dịch chủ động, tăng sức đề kháng cho con vật, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại về kinh tế, hạn chế sự bùng nổ và lây lan dịch bệnh.

Theo danh mục "Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật phải

phòng bệnh bắt buộc băng vacxin và giám sát định kỳ" ban hành kèm theo

Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng đối với trâu bò có các bệnh: Lở mồm long móng, Nhiệt thán, Tụ huyết trùng.

Thực hiện quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với các địa phương trong cả nước, căn cứ vào thực tế diễn biến dịch bệnh tại địa phương qua các năm, định kỳ hàng năm cơ quan chuyên môn của huyện Chiêm Hóa đã triển khai tổ chức tiêm phòng chống dịch cho đàn trâu hai lần trên năm là vụ xuân - hè và vụ thu - đông. Các đợt tiêm phòng này đã giúp kiểm soát khống chế và nâng cao hiệu quả phòng dịch cho đàn trâu nuôi tại địa phương, đảm bảo sự phát triển ổn định và hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

Trong quá trình triển khai chuyên đề nghiên cứu, qua rà soát, đánh giá kết quả công tác tiêm phòng đã triển khai trong năm 2019, chúng tôi đã kết hợp cùng cơ quan quản lý và chuyên môn của địa phương tổ chức triển khai 2 đợt tiêm phòng với 2 loại vác xin Lở mồm long móng (LMLM) và Tụ huyết trùng (THT) cho đàn trâu của địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng quy trình phòng bệnh cho trâu khối lượng lớn nuôi tại chiêm hóa tuyên quang (năm thứ hai) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)