Bệnh tụ huyết trùng trâu bò là bệnh truyền nhiễm có đặc điểm: Gây tụ máu, xuất huyết, bại huyết ở trâu, bò. Bệnh phổ biến ở khắp nơi trên thế giới nhưng mức độ nặng nhẹ khác nhau ở từng vùng địa lý. Ở Việt Nam, bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò hay gặp ở vùng Tây Nam Bộ, Trung và Nam Trung Bộ. Ở các vùng khác bệnh nổ ra lẻ tẻ theo từng địa phương.
2.4.4.1. Dịch tễ học
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Đây là một vi khuẩn gram âm (-), không có lông, không di động, không hình thành nha bào nhưng hình thành giáp mô trong cơ thể gia súc. Vi khuẩn có
sức đề kháng yếu với điều kiện ngoại cảnh, ở nhiệt độ 58oC vi khuẩn bị diệt sau 20 phút, ở 80oC bị diệt sau 10 phút và tại 100oC vi khuẩn bị diệt sau vài giây.
Tất cả các loài Pasteurella gây bệnh cho gia súc, gia cầm đều thuộc một giống duy nhất, có đặc tính căn bản giống nhau về mặt hình thái, nuôi cấy; chỉ khác nhau ở tính thích nghi gây bênh đối với các loài vật. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa, đường hô hấp. Tất cả dịch tiết của cơ thể và các cơ quan phủ tạng chứa một lượng lớn vi khuẩn.
Trong thiên nhiên, loài nhai lại rất mẫn cảm với mầm bệnh trong đó trâu bò mẫn cảm hơn cả. Bê nghé có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, bệnh từ trâu bò có thể lây sang ngựa, lợn, gia cầm. Trâu bò mọi giống mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh, bệnh chủ yếu mắc vào mùa hè (tháng 3 đến tháng 5), bệnh xảy ra lẻ tẻ có tính chất địa phương, tỷ lệ mắc bệnh trong đàn thấp nhưng nếu can thiệp điều trị không kịp thời thì tỷ lệ chết cao.
Ở các vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên,… bệnh hay đồng nhiễm với bệnh kí sinh trùng đường máu làm tình trạng trầm trọng thêm và gia tăng tỷ lệ chết.
2.4.4.2. Cơ chế sinh bệnh
Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể hoặc có sẵn trong cơ thể, theo mạch bạch huyết đi tới ở các hạch lympho. Vi khuẩn nhân lên làm hạch bị viêm, thủy thũng các vùng xung quanh hạch. Từ mạch bạch huyết, hạch lympho vi khuẩn vào hệ tuần hoàn gây bại huyết, rồi đi đến các cơ quan khác trong cơ thể. Tùy sức đề kháng của con vật mà vi khuẩn gây ra các tổn thương khác nhau tại các cơ quan.
2.4.4.3. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò biểu hiện ở 3 thể khác nhau:
- Thể ác tính: Trâu bò mắc bệnh có biểu hiện ở thể ác tính như sốt cao,
toàn thân run rẩy, biểu hiện thần kinh như hung dữ, điền cuồng, đầu đầu vào tường và tử vong rất nhanh sau 24 tiếng và rất ít triệu chứng lâm sàng
- Thể cấp tính: đa phần trâu bò mắc tụ huyết trùng đều có triệu chứng ở
thể này. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1 - 3 ngày, không có biểu hiện nhai lại, cơ thể mệt mỏi ủ rũ, sốt cao 40 - 410C, chảy nước mắt nước mũi liên tục, niêm mạc dưới mắt, mũi, miệng và dưới da có xuất hiện máu tụ màu đỏ sẫm hoặc tối xám. Yết hầu và hạch lâm ba sưng khiến vật nuôi thở khó và phải lè lưỡi. Trâu bò di chuyển khó khăn. Xuất hiện viêm màng phổi, tràn dịch, tụ huyết và viêm phổi cấp khiến trâu bò khó thở và thở mạnh. Một số con xuất huyết trong chùm hạch ruột to, niêm mạc đường ruột thì có tụ máu và xuất huyết, đồng thời tróc ra từng mảng, đi ngoài dữ dội và có lẫn máu trong phân
- Thể mãn tính: Nếu trâu bò mắc tụ huyết trùng không chết sau khi có
những biểu hiện cấp tính sẽ chuyển sang thể mãn tính: viêm đường ruột khiến vật nuôi ỉa chảy hoặc táo bón; khớp bị viêm dẫn đến di chuyển khó khăn và tập tễnh; viêm phế quản, viêm phổi mãn tính làm ho kéo dài. Vài tuần sau trâu bò có thể khỏi bệnh, nhưng cơ thể suy kiệt và gầy rộc.
2.4.4.4. Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò
Việc chẩn đoán lâm sàng dựa vào các triệu chứng, bệnh tích không thể xác định chính xác bệnh tụ huyết trùng trâu bò, vì chúng có thể mắc nhiều bệnh cùng một lúc nhưng có các triệu chứng và dấu hiệu giống nhau. Chính vì thế, phương pháp chẩn đoán bằng POCKIT iiPCR hiện nay được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoạn bệnh trên gia súc, gia cầm.
Chẩn đoán nhanh POCKIT iiPCR cho kết quả trong vòng 1 - 2 tiếng, kết quả chỉ thị sẽ cho biết ngay con vật dương tính hay âm tính với bệnh nên
có ý nghĩa lớn trong việc phát hiện bệnh tại thực địa cũng như điều trị. Thiết bị được xếp gọn trong vali nên có thể mang theo và chẩn đoán trực tiếp tại trang trại, chợ,… Người sử dụng POCKIT iiPCR không cần đào tạo chuyên môn sâu hơn cũng có thể dùng pin hoặc điện lưới 220V.
Đây là phương pháp thích hợp cho các trang trị quy mô, hay các công ty muốn kiểm soát dịch bệnh tại trang trại mà không muốn gửi mẫu xét nghiệm tới các phòng thí nghiệm do kinh phí lớn.
Nếu trước đây, việc chẩn đoán bệnh của vật nuôi cần phải tốn nhiều thời gian và công sức bằng phương pháp PCR thông thường tại phòng thí nghiệm, thì hiện nay POCKIT iiPCR đã đem đến sự tiện dụng, mức giá hợp lý, tạo điều kiện cho mỗi trang trại, cơ quan, công ty ứng dụng phương pháp POCKIT iiPCR vào giám sát dịch bệnh tại trang trại, địa phương nhờ vào những ưu điểm vượt trội mà phương pháp này đem lại.
Khi chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng ở bò bằng kỹ thuật POCKIT iiPCR nên lấy mẫu tại vị trí các hạch lympho: hạch dưới hàm, hạch trung thất.
2.4.4.5. Phòng bệnh
- Vệ sinh phòng bệnh, tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ, chuồng trại phải ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè.
- Sử dụng vaccine tụ huyết trùng trâu bò là phương pháp hiệu quả nhất để nâng cao sức đề kháng cho con vật. Vaccine bảo hộ được vật nuôi từ 4 - 6 tháng nên sau 6 tháng cần tiêm nhắc lại.Công tác vệ sinh phòng bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc để đem lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra cần phải nâng cao sức đề kháng cho con vật bằng cách bổ sung thuốc bổ, khoáng, Vitamin và giảm các yếu tố gây stress cho con vật.
2.4.4.6. Điều trị bệnh
- Mầm bệnh mẫn cảm với các kháng sinh như: streptomycine,
Oxytetraxyclin,... các loại kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gram âm (-) đều có
thể diệt được vi khuẩn gây bệnh.
- Bổ sung thuốc bổ, vitamin, trợ sức cho con vật nhanh chóng hồi phục. Loại bỏ các tác nhân gây stress cho trâu bò. Phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi, sân chơi của trâu bò để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU