Công tác vệ sinh phòng bệnh giữ vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh hướng đến nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh nguồn thức ăn, nước uống,…
Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống sạch sẽ; định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và thu gom phân để ủ. Sử dụng thức
ăn, nước uống không bị nhiễm độc, nhiễm bẩn và mùa nắng thường xuyên tắm chải cho trâu, nghé.
Cách ly trâu bệnh với trâu khỏe, những trâu mua về nên nuôi cách ly ít nhất 3 tuần để theo dõi. Bố trí chuồng nuôi trâu không quá gần nhà ở, nguồn nước sinh hoạt và không nuôi chung với các loại vật nuôi khác.
Tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho nghé lúc 1- 3 và 6 tháng tuổi. Tẩy sán lá gan lúc trâu 12 tháng tuổi và sau đó định kỳ 6 tháng tẩy lại 1 lần (cần chủ động tẩy sán trước khi phối giống). Định kỳ tiêm phòng các loại vacxin: Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng... theo lịch của thú y.
Đối với trâu đực giống yêu cầu phải được nuôi ở một ngăn riêng trong chuồng, không nhốt chung với các loại trâu khác. Tháng không phối giống hoặc ít phối giống cho ăn mức vừa để trâu phát triển tốt và có độ béo nhất định. Trong mùa phối giống không để đực giống cày, kéo, đồng thời tăng lượng thức ăn xanh và bổ sung thức ăn tinh từ 0,5 - 1,5 kg/con/ngày. Thức ăn tinh cho ăn 2 - 3 lần/ngày. Luôn có nước mát, sạch tại chuồng; thường xuyên tắm chải cho trâu vào những ngày nắng nóng. Bổ sung chất khoáng (dùng đá liếm treo cố định tại chuồng) cho trâu đực giống.
Thực hiện tốt khâu vệ sinh, thú y trong chăn nuôi trâu đực giống; đồng thời quản lý tốt trâu khi chăn thả. Cho phối giống khi trâu đực giống đạt ≥ 36 tháng tuổi, mỗi trâu đực giống phụ trách 40 - 50 trâu cái sinh sản, số lần phối giống tối ưu là 2 - 3 lần trong một tuần, hạn chế cho trâu đực phải làm việc quá sức, phối dầy làm phẩm chất tinh sẽ kém dẫn đến tỷ lệ thụ thai thấp. Thời gian sử dụng trâu đực không quá 6 năm, sau 3 năm phải chu chuyển khỏi vùng. Chủ động phát hiện trâu cái động dục sớm và cho ghép đôi giao phối với trâu đực giống tốt. Tổ chức các điểm chăn thả tập trung để trâu đực giống có điều kiện tiếp xúc và phối giống cho đàn trâu cái.
PHẦN 5
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
1. Công tác tuyên truyền phổ biến kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ dân được chọn triển khai xây dựng mô hình chãn nuôi trâu sinh sản đã được quan tâm, chú trọng triển khai thường xuyên. Các hộ dân đã có được kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi trâu thương phẩm, đã vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn trâu nuôi tại địa phương.
2. Đàn trâu sinh sản nuôi tại các xã được chọn triển khai xây dựng mô hình ở huyện Chiêm Hóa và Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi đã được áp dụng các biện pháp tiêm phòng vacxin và tẩy ký sinh trùng đúng theo quy định. Tại các xã được chọn triển khai xây dựng mô hình ở huyện Chiêm Hóa kết quả tiêm phòng 2 loại vacxin lở mồm long móng và tụ huyết trùng ở trâu cái đạt 77,05% và 86,94%; ở trâu đực đạt 90,94% và 91,26%. Kết quả tấy ký sinh trùng: tẩy giun sán, phòng ve ghẻ lần lượt đạt 35,65%, 49,32% ở trâu cái và 34,90%, 59,38% ở trâu đực. Tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi tỷ lệ các trâu đực sinh sản được tiêm phòng vacxin và tẩy ký sinh trùng đều đạt rất cao (100%).
3. Việc triển khai áp dụng biện pháp thú y phòng bệnh theo quy định đối với đàn trâu sinh sản đã có hiệu quả tốt. Đến thời điểm hiện tại (31 tháng 12 năm 2020) đàn trâu nuôi tại địa phương nói chung và đàn trâu sinh sản nói riêng đều an toàn, không có dịch bệnh xảy ra.
5.2. Tồn tại và đề nghị
Do đặc thù của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu nên các kết quả của chuyên đề mới chỉ là những kết quả bước đầu. Để có kết quả khách quan, chính xác chuyên đề cần được tiếp tục nghiên cứu với thời gian dài hơn và số mẫu nhiều hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Quyết định số 675/QĐ- BNN-CN ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phụ lục IX: Định mức kinh tế - kỹ thuật đối với trâu, Ngựa giống gốc.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Quyết ðịnh 476/QÐ-BNN-
TY 2016, ngày 17 tháng 2 nãm 2016 Phê duyệt Chýõng trình quốc gia
phòng chống bệnh lở mồm long móng.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Thông tư 07/2016/TT-
BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm năm 2016 Quy định về phòng, chống
dịch bệnh động vật trên cạn.
4. Cục Thú y (2003), Sổ tay phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc, Nxb Nông nghiệp.
5. Nguyễn Tiến Dũng (2000), Bệnh lở mồm long móng, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập 7, tr. 8 - 16
6. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (Giáo trình dùng cho bậc cao học), Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 123.
8. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1999), Bệnh ở trâu bò và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội tr. 176 - 177.
9. Phan Lục, Trần Ngọc Thắng (1993), “Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng đường tiêu hóa trâu, bò vùng đồng bằng Sông Hồng và thuốc phòng trị”, Kết quả nghiên cứu khoa học Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (1991 - 1993), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Phan Thanh Phượng (2000), Bệnh tụ huyết trùng gia súc, gia cầm và biện
11.Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978), Công trình nghiên cứu ký
sinh trùng ở Việt Nam, Tập 2: Giun sán ở động vật nuôi, Nxb khoa học
kỹ thuật, Hà Nội, tr. 91, 259 - 275.
12.Nguyễn Xuân Trạch (2007), Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
II. Tài liệu điện tử
13.http://hoichannuoi.vn/tinh-hinh-chan-nuoi-va-nghien-cuu-ve-con-trau-tai- viet-nam.html 14. http://khoahocchonhanong.com.vn/csdl/Dac-diem-sinh-truong-cua-trau- Viet-Nam.html (13-12-2016) 15.https://thvm.vn/cac-benh-thuong-gap-o-trau-bo 16.http://m.tainangviet.vn/mot-so-benh-thuong-gap-o-trau-bo-dar1718/ 17.https://baomoi.com/cach-chua-tri-4-benh-thuong-gap-o-trau-bo-mua- nang-nong/c/26084177.epi 18.http://khuyennongdaklak.com.vn/kien-thuc-nha-nong/chan- nuoi/262/phong-tri-benh-thuong-gap-o-trau-bo/ 19.https://kythuatnongnghiep.com/cac-benh-thuong-gap-o-trau-bo/ 20.http://nhachannuoi.vn/benh-tu-huyet-trung-trau-bo-va-cach-phong-tri/ 21.http://nxb.tnu.edu.vn/Sach/details/403 22.http://nguoichannuoi.vn/phong-tri-benh-thuong-gap-o-trau-bo-nd528.html 23.http://vbpl.vn/bonongnghiep/Pages/vbpq-print.aspx?ItemID=17335 24.http://www.cucthuy.gov.vn/vanban/Pages/luat-so-79-2015-qh13-.aspx 25.https://thuvienphapluat.vn/van-ban/the-thao-y-te/Thong-tu-07-2016-TT- BNNPTNT-phong-chong-dich-benh-dong-vat-tren-can-313499.aspx 26.http://vbpl.vn/bonongnghiep/Pages/vbpq-print.aspx?ItemID=12159 27.http://vbpl.vn/bonongnghiep/Pages/vbpq-print.aspx?ItemID=14518 28.https://qsti.vn/vi/quy-trinh-ky-thuat/ky-thuat-chan-nuoi-heo/huong-dan- phong-chong-benh-trong-chan-nuoi-trau-4.html
PHỤ LỤC
Ảnh 1: Tổng quan huyện Chiêm Hóa
Ảnh 2: Nghé sơ sinh
Ảnh 5,6: Trâu nuôi trong nông hộ
Ảnh 7: Trâu cái sinh sản Ảnh 8: Trâu đực sinh sản