Thực trạng tuân thủ kiến thức và thực hành về tuân thủ chế độ dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành về tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đuờng type 2 tại bệnh viện bạch mai năm 2021 (Trang 28 - 35)

dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 90 NB mắc ĐTĐ type 2 trong đó có 32 NB thuộc nhóm dưới 60 tuổi và 58 NB thuộc nhóm > 60 tuổi chiếm 64.4% (Bảng 2.1). Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả về nhóm tuổi của NB ĐTĐ type 2 phù hợp với kết quả của tác giả Nguyễn Trọng Nhân (2019) với nhóm người bệnh trong độ tuổi từ 6069 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất [8]. Năm 2013, trong kết quả công bố của ‘‘Dự án phòng chống Đái tháo đường Quốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung Ương thực hiện trên 11000 người tuổi 30-69 tại 6 vùng, theo nghiên cứu này, những người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao gấp 4 lần những người dưới 60 tuổi. Những thay đổi cấu trúc cơ thể với tình trạng mỡ bụng, giảm vận động ở tuổi trung niên và tuổi già làm giảm năng lượng tiêu hao dễ dẫn đến tích lũy mỡ bụng gây tình trạng đề kháng Insulin.

Bảng 2.1 cũng cho thấy: Có 24 NB sống ở thành thị chiếm tỷ lệ 26.7%; 66 người sống ở nông thôn chiếm 73.3%, kết quả này phù hợp với đặc điểm về đại lý của tỉnh Thái Bình, là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, diện tích chủ yếu là đất nông nghiệp. Trong đó, số người có trình độ học vấn Trung học cơ sở là 37 người chiếm tỷ lệ cao nhất với 41.4%, chỉ có 20% ĐTNC có trình độ từ trung cấp trở nên. Số lượng NB ĐTĐ tập trung ở độ tuổi trên 60 tuổi nên trình độ học vấn thấp do họ phải tham gia kháng chiến và ở nông thôn Việt Nam lúc đó còn khó khăn, nhiều người không được đi học, kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu Nguyễn Thị Xuân - 2015 với 74,2% đối tượng tham gia NC có trình độ học vấn là tiểu học và trung học cơ sở [11].

Qua kết quả tại biểu đồ 2.1, có 46 NB (51,1%) là nam giới, 44 người bệnh (48,9%) là nữ giới. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, số liệu được lấy trung bình từ nhiều quốc gia cho thấy tần số mắc bệnh ĐTĐ ở nam giới cao hơn nữ giới [22].

hiện tại là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất là 26 người chiếm 28.9%, NB hưu trí chiếm 22.2%, NB là cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ thấp nhất là 12 người chiếm 13.3%. Kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Thị Hương Lan cùng cộng sự (2018) với số NB là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất là 35 người với 35,7%, số NB là hưu trí chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 32 người (32,7%) và NB là cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ thấp nhất là 03 người chiếm 3,1% [6]. Kết quả này phù hợp với nhóm tuổi chủ yếu trong nghiên cứu đó là trên 60 tuổi và là độ tuổi nghỉ hưu. Ngoài ra, đối tượng là người nông dân chiếm tỷ lệ cao có thể được giải thích do đặc điểm nghề nghiệp địa phương chủ yếu là trồng lúa nước. Với thói quen cũng như đặc tính công việc phải làm ngoài đồng áng thời gian kéo dài và khá vất vả nên người dân thường có xu hướng ăn nhiều tinh bột để no lâu, chắc dạ [8] .

Có 88 người đang sống cùng gia đình chiếm 97.8% và 2 người đang sống một mình chiếm 2.2% (bảng 2.2). Kết quả này tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Trọng Nhân (2019) với 66 người (67,3%), còn lại 32 người (32,7%) là đang sống một mình. Phong tục, tập quán hay truyền thống của người Việt Nam ta từ xưa tới nay là xu hướng gia đình sống chung trong cùng một mái nhà, người cao tuổi thường sống cùng con cháu, nương tựa lẫn nhau [8].

Đặc điểm về tiền sử gia đình, bệnh lý kèm theo, tiền sử bệnh và nguồn thông tin Biểu đồ 2.2 mô tả về đặc điểm tiền sử gia đình của đối tượng tham gia nghiên cứu. Trong đó, có 76 người (84.4%) không có tiền sử gia đình về bệnh này, còn lại 14 người chiếm 15.6% mắc bệnh giống họ. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Ngát (2018) với 33,3% ĐTNC không có tiền sử gia đình về bệnh [7]. Yếu tố gia đình là một trong các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ type 2. Tuy không phải là nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ hàng đầu nhưng trong gia đình của NB có người cũng mắc bệnh ĐTĐ type 2 sẽ ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề thực hành chế độ DD bệnh lý cũng như giá trị của vấn đề truyền thông GDSK. Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng có khoảng 6% anh, chị, em ruột cùng mắc bệnh ĐTĐ type 2 và khi bố mẹ bị bệnh thì 5% con cái của họ sẽ mắc bệnh. Hai trẻ sinh đôi cùng trứng, một người mắc bệnh ĐTĐ type 2 thì người kia sẽ bị xếp vào nhóm đe dọa thực sự sẽ mắc bệnh ĐTĐ type 2 [19].

trong nghiên cứu của chúng tôi. Trong 90 NB tham gia nghiên cứu có 69 NB mắc biến chứng (76.7%), có 56 NB bị mắc bệnh về huyết áp (tăng huyết áp) chiếm tỷ lệ cao nhất với 62.1%, sau đó đến số người có biến chứng tim mạch 28 NB chiếm 31.1%, 18 người có tổn thương về mắt chiếm 20%, 4 NB có tổn thương chân chiếm 4.4% và cũng có 6 người chiếm 6.7% có bệnh về thận kèm theo, 10 NB có biến chứng khác chiếm 11.1%. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của tác giả Vũ Thị Ngát với biến chứng tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất với 46,1% [7], và nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân với 92 NB có biến chứng (93,9%), có 70 NB (76,1%) bị mắc bệnh tăng huyết áp kèm theo

[7] . Tỷ lệ NB bị biến chứng cao có thể giải thích do nhóm tuổi chiếm ưu thế trong nghiên cứu của chúng tôi là trên 60 tuổi, khi đó tuổi càng cao thì lão hóa càng nhiều sẽ là yếu tố tác động cộng gộp để xuất hiện biến chứng sớm và nhiều hơn. Tăng huyết áp không những là biến chứng mà còn là nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ type 2. Ở Việt Nam, tăng huyết áp và ĐTĐ là hai bệnh ngày càng phổ biến, tiến triển có thể độc lập hoặc có mối liên quan với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp và ĐTĐ thường song hành cùng nhau do có cùng những yếu tố nguy cơ như: thừa cân hoặc béo phì; chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối; lười vận động... Người bệnh ĐTĐ khi có tăng huyết áp đều làm cho tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt với tỷ lệ bệnh lý mạch vành và đột quỵ tăng gấp 2 đến 3 lần so với người không bị ĐTĐ và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch máu lớn và nhỏ: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, tắc mạch chi, bệnh võng mạc mắt, bệnh lý thần kinh.

Theo Biểu đồ 2.3: có 31 người mắc bệnh dưới 5 năm chiếm tỷ lệ là 34.4%, 27 người mắc bệnh trên 10 năm chiếm 30% và 32 người mắc bệnh từ 5-10 năm chiếm 35.6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân (2015) với phần lớn ĐTNC có thời gian phát hiện bệnh chủ yếu là dưới 5 năm (58,8%) [11].

Bảng 2.4 cho thấy: Có 22 người phát hiện bệnh khi tình cờ đi khám các bệnh khác chiếm 24.4%, nhưng chỉ có 3 người tự phát hiện ra bệnh chiếm 3,3%, có 60 NB phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Vũ Thị Ngát là có 26,7% đối tượng nghiên cứu phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe, 11% đối tượng kiểm tra đường huyết khi đi khám các bệnh khác

[7]. Điều đó cho thấy người dân Thái Bình đã quan tâm hơn đến tình trạng sức khỏe của bản thân và có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Việc có ý thức về bảo vệ sức khỏe sẽ giúp công tác tư vấn GDSK cho NB được thực hiện dễ dàng hơn.

Có 72 NB được nhận thông tin về chế độ DD từ NVYT chiếm 80% và 18 người nhận thông tin về chế độ DD từ người thân, bạn bè, sách, báo, tờ rơi, ti vi, đài, Internet chiếm 20% cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân (2019) là có 67 người (68,4%) được nhận nguồn thông tin về chế độ DD từ NVYT [8]. Kết quả này cho thấy NB đều nhận được thông tin về chế độ DD từ các nguồn khác nhau, trong đó 80% nguồn thông tin từ NVYT cho thấy sự nhận thức đúng đắn về vai trò và sự nghiên túc, nỗ lực trong công tác thực hiện GDSK của CBYT đối với NB. Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu

Thực trạng kiến thức về chế độ DD của ĐTNC theo từng nội dung tại bảng 2.5 chỉ ra: có 97.8% NB biết được tầm quan trọng của chế độ DD sẽ giúp ổn định lượng đường và mỡ trong máu. Kiến thức về sử dụng rau xanh hàng ngày có 89 người trả lời đúng (chiếm tỷ lệ cao nhất với 98.9%), 85 người trả lời đúng lựa chọn và sử dụng các loại trái cây. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân (2019)

[8] khi kiến thức về sử dụng rau xanh hàng ngày có 73 người trả lời đúng (chiếm tỷ lệ cao nhất với 74,5%) và nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Lan cùng cộng sự (2018) với 100% người bệnh biết về chế độ ăn rau hàng ngày [6]. Rau lá xanh và các loại trái cây có chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ mắt và tim mạch luôn được khỏe mạnh. Hơn nữa, rau xanh, hoa quả chứa ít calo và tinh bột đường, giúp hạn chế tăng đường huyết. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy những người bị ĐTĐ khi hấp thu nhiều vitamin C mà có cả ở trong rau xanh sẽ giảm được các dấu hiệu viêm nhiễm và làm đường huyết tăng chậm hơn. Mặt khác, chất xơ trong rau quả là thành phần quan trọng làm giảm lượng đường, làm chậm hấp thu đường và làm giảm tăng đường sau khi ăn. Theo Hiệp hội Đái Tháo Đường Mỹ (ADA - American Diabetes Association) nói rằng miễn là không bị dị ứng, tất cả trái cây đều tốt cho sức khỏe, điều quan trọng là phải xem xét việc chuẩn bị trái cây cho hợp lý. Những loại trái cây được khuyến cáo NB ĐTĐ nên lựa chọn vì tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn chúng sẽ là thấp hơn so với các loại trái cây khác

đó là: táo, bơ, chuối, dâu, bưởi, kiwi, cam, đào, lê, mận [12], [14].

về sử dụng các món ăn chế biến từ nội tạng và mỡ động vật có hơn 75% NB có kiến thức đúng. Có 84.4% NB có kiến thức đúng về thói quen ăn sáng. Như vậy, đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi đã quan tâm đúng mức tới chế độ DD trong chiến lược điều trị nhằm kiểm soát đường huyết cũng như phòng biến chứng của bệnh.

Các kết quả trên 80% về những loại đồ uống không nên sử dụng cho thấy NB có kiến thức tốt, tuy nhiên vẫn còn 46.7% người bệnh còn chưa đúng trong kiến thức sử dụng các loại nước ép hoa quả, điều này có thể do NB hiểu được tầm quan trọng của hoa quả trong chế độ DD nhưng chưa biết kiến thức việc lựa chọn hoa quả để đảm bảo ổn định đường huyết.

Có 84.4% NB trả lời đúng về thói quen ăn sáng nhưng kiến thức về cách lựa chọn số bữa ăn chính/phụ trong ngày của người bệnh ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ trả lời đúng là 36.7%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài năm 2019 cho thấy tỷ lệ người bệnh biết số bữa ăn trong ngày chưa cao (13%), tỷ lệ người bệnh biết nên ăn thêm bữa phụ và không bỏ bữa sáng là 62,6% [5]. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, người bệnh ĐTĐ nên tránh bữa ăn lớn mà chia nhỏ thành nhiều bữa gồm 3 bữa chính, 1 - 3 bữa ăn phụ để giúp người bệnh ổn định đường máu, đường máu không bị tăng quá cao sau bữa ăn và cũng không bị hạ quá thấp khi xa bữa ăn.

Theo kết quả bảng 2.5, có 35.6% NB trả lời đúng về lựa chọn các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh, 64.4% người trả lời sai. Có 77.8% người bệnh trả lời đúng về cách chế biến thức ăn hợp lý. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài chỉ ra có 12,2% người bệnh biết loại thức ăn làm tăng đường huyết nhanh hơn các loại thức ăn còn lại, 32,1% người bệnh biết cách chế biến thức ăn phù hợp [5]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Nhân cho thấy có 29,6% NB trả lời đúng về lựa chọn các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh và 52% NB trả lời đúng về cách chế biến thức ăn hợp lý [8].

Thực trạng thực hành về chế độ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu

về thực trạng thực hành chế độ DD của ĐTNC tại bảng 2.6 chỉ ra có 100% người đã sử dụng đúng rau xanh trong bữa ăn hàng ngày với việc thực hành ăn số

lần rau xanh/ tuần đúng chiếm 86.7%. Kết quả này là rất tốt bởi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, cung cấp tăng chất xơ cho NB ĐTĐ là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong điều trị ĐTĐ bằng chế độ DD. Rau quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa cho cơ thể. Chất xơ làm tinh bột lưu lại ở dạ dày lâu hơn, làm giảm hấp thu glucose vào máu, có tác dụng điều hòa glucose máu, do đó làm lượng đường trong máu không tăng cao đột ngột.

Việc lựa chọn và sử dụng đúng các loại dầu/mỡ trong chế biến bữa ăn có tỷ lệ cao với 97.8%. Và có tới 82 người (92.2%) thực hành đúng về sử dụng thực phẩm có glucid, 91.1% NB có thói quen ăn sáng đúng. Việc thực hành về lựa chọn và ăn quả chín cho kết quả không tốt với hơn 40% NB trả lời chưa đúng. Mặc dù rau quả có vai trò quan trọng và là một trong những món ăn phổ biến nhưng mức độ sử dụng hoa quả nhất là các loại quả có hàm lượng đường cao còn chưa đạt hiệu quả. Đây chính là nhiệm vụ đòi hỏi nhóm nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, khó khăn của NB về vấn đề này để có thể tư vấn và cùng tìm giải pháp khắc phục.

Việc thực hành với sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều chất đạm cũng cho kết quả đáng lo ngại với hơn 45% câu trả lời chưa đúng, vẫn còn 66.7% NB sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, tuy nhiên họ sử dụng rất hạn chế. Một vấn đề đang được chú ý nữa đó là việc sử dụng các loại đồ uống, vẫn còn hơn 70% NB thực hành chưa đúng về việc sử dụng lượng nước ngọt và rượu bia. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Lan cùng cộng sự (2018) khi chỉ có 35,75% NB có thực hành đạt về sử dụng rượu, bia.... [6].

Việc thực hành chưa đúng này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Việt Nam nói chung hay tỉnh Thái Bình nói riêng, việc thâm canh lúa nước là truyền thống hàng nghìn năm. Nên cũng rất tự nhiên, người Việt coi lúa gạo là lương thực cơ bản, rượu bia là thức uống không thể thiếu của bữa ăn hàng ngày. Chính vì thế, việc lựa chọn các loại thực phẩm thay thế cho gạo để sử dụng lâu dài sẽ rất khó khăn với NB, việc GDSK để NB từ bỏ thói quen uống rượu bia cũng gặp nhiều trở ngại.

Những thuận lợi và khó khăn trong việc giải quyết vấn đề của đơn vị hiện nay

Về nhân viên y tế: Từ kết quả 80% NB trả lời được cung cấp thông tin về chế độ DD từ nguồn thông tin là NVYT cho thấy NVYT của khoa luôn tâm huyết với nghề, có trách nhiệm và tận tình với NB.

Về phía người bệnh: từ kết quả nghiên cứu cho thấy có 97.8% NB biết rằng một chế độ ăn đúng sẽ giúp ổn định đường huyết, như vậy NB đã hiểu đúng tầm

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thực hành về tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đuờng type 2 tại bệnh viện bạch mai năm 2021 (Trang 28 - 35)