TNHH THỜI TRANG NGUỒN LỰC
3.1.2 Nội dung của giải pháp
Công ty cần tổ chức một bộ phận chuyên trách công việc nghiên cứu thị trường, củng cố phòng Kế hoạch – nghiên cứu thị trường xuất khẩu. Hiện nay có thể
nói lực lượngnghiên cứu thị trường của công ty chưa rõ ràng, phần lớn cán bộ trong
phòng Kế hoạch – thị trường chỉ thực hiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất để
đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng. Cán bộ chuyên trách nghiên cứu thị trường
của công ty vừa thiếu vừa ch ưa đủ kinh nghiệm. Do tính chất đặc biệt của công tác này đối với hoạt động xuất khẩu của công ty nên công ty cần phải tìm hiểu và đánh giá được những đặc điểm nổi bật của thị tr ường hiện tại và thị trường cần phát triển trong tương lai.
Thị trường xuất khẩu ở Châu Á của công ty là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan… là những thị trường chủ yếu và tương đối ổn định. Nhưng đây cũng là thị trường quan trọng đối với các công ty sản xuất hàng may mặc ở Việt Nam. Do vậy, để giữ khách hàng truyền thống, duy trì và tiếp tục mởrộng thị trường hiện. Công ty
cần tăng cường khả năng cạnh trạnh của mình so với các công ty khác tr ên cơ sở đổi
mới vật liệu kỹ thuật, không ngừng nâng cao chất l ượng sản phẩm sản xuất ra, đồng
thời có uy tín với bạn hàng là yêu cầu số một cần phải đảm bả o. Đối với một số thị trường Châu Á sản phẩm của công ty đ ược tái xuất thêm một lần nữa sang các thị
trường khác ở Châu Âu và Châu Mỹ bởi tại các nước Châu Á trong đó có Việt Nam
giá thành sản xuất vẫn là khá rẻ. Công ty nên tìm cách để trực tiếp sản xuất sản
phẩm của mình sang những thị trường xuất khẩu này, khi đó giá bán cao hơn l ợi
nhuận thu về sẽ nhiều hơn.
Đối với thị trường EU hay còn gọi là Liên minh Châu Âu là một thị trường
rộng lớn và ngày càng mở rộng. Dân số EU đến nay khoảng 500 triệu ng ười, tạo
thành một khu vực kinh tế với sức mua vào loại lớn nhất thế giới. EU trong những
năm gần đây đã kết nạp thêm nhiều thành viên mới. Hơn thế EU bao gồm những nước có nền kinh tế phát triển v à tương đối phát triển, có dân số đông, sức mua lớn,
thu nhập bình quân đầu người cao, chỉ tiêu cho may mặc lớn, hàng hóa lưu thông tương đối dễ dàng. EU ngày càng mở rộng và thông thoáng hơn giao lưu v ới các
thành viên trong và ngoài khối. EU cũng sẽ giảm thế, tăng hạn ngạch đối với hàng
dệt may Việt Nam cũng nh ư giảmhàng rào phi thuế quan khác. Đây là tiêu chí đánh
giá một thị trường tiềm năng đối với những nhà xuất khẩu hàng dệt may. Hiện nay
quan hệ Việt Nam và EU ngày càng được tăng cườngmà một trong số các mặt hàng
chủ yếu chính là hàng may mặc. Công ty cần tận dụng cơ hội này, tích cực nghiên cứu nhu cầu thị trường Châu Âu về chất l ượng và mẫu mã sản phẩm, các đặc tính
tiêu dùng của thị trường để có sản phẩm sản xuất ra phù hợp. Vì Châu Âu là một thị trường tương đối mới của công ty nên công ty rất cần đưa ra chiến lược quảng cáo,
giới thiệu sản phẩm với quy mô lớn nhằm thu hút khách hàng.
Thị trường Mỹ: Đối với ngành dệt may, những tiêu chuẩn thị trường lý tưởng đó là dân số đông, thu nhập quốc dân cao, xu h ướng thời trang phát triển
mạnh. Có thể nói thị tr ường Mỹ hội tụ khá đầy đủ các tiêu chuẩn này. Với dân số
khoảng 310 triệu người và là nước đông dân thứ ba trên thế giới, tỷ lệ dân sống ở
thành thị cao, Mỹ trở thành một trong những quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn
nhất thế giới. Nền kinh tế Mỹ tăng tr ưởng ổn định trong thập niên 90 của thế kỷ càng làm tăng niềm tin của người tiêu dùng duy trì tiêu dùng ở mức độ cao. Các
nghiên cứu chỉ ra rằng người Mỹ dành khá nhiều thời gian đi mua sắm quần áo. Đây được coi là tín hiệu tốt đối với các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ. Hiệp
định thương mại Việt – Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000 tại Washington đã đánh
dấu một bước tiến quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa hai n ước. Hiệp định thương
mại Việt - Mỹ tạo ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ nói chung và đối với hàng may mặc nói riêng. Khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ công ty có nhiều điểm thuận lợi bởi Mỹ là thị trường có sức mua khá lớn
và phong phú (bởi Mỹ là đất nước đa văn hóa và đa chủng tộc). Do còn là một công
ty nhỏ nên công ty chưa đủ sức cạnh tranh về chất l ượng với các công ty lớn của
nước bạn như Trung Quốc nhưng công ty có thể tận dụng lợi thế về giá nhân công
rẻ. Đây có thể coi là một công cụ cạnh tranh của công ty. Trong điều kiện markting
còn yếu kém, sản phẩm vẫn cònở mức trung bình và cấp thấp so với đòi hỏi của thị trường nước bạn thì giá cả tỏ ra là công cụ cạnh tranh khá hiệu quả của công ty.
Cùng với giá, uy tín về giao hàng cũng có thể được là một công cụ cạnh trạnh khi
những đơn hàng bây giờ thường lớn, và các nhà nhập khẩu thường đòi hỏi cao về điều kiện giao hàng. Chúng ta biết Mỹ là thị trường rộng lớn có vai trò ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong thị trường quốc tế. Thực tế cho thấy các n ước có tốc độ phát
triển cao trong nhiều năm và có sự tích lũy hiệu quả về công nghệ điều có thị tr ường
xuất khẩu sang Mỹ khá lớn, trong khi đó giá trị hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng còn rất hạn chế. Khi Hiệp định th ương mại Việt – Mỹ được
phê chuẩn thì mở ra nhiều cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam, đề ra chiến lược tăng tốc khi bước sang thiên niên kỷ mới. Trong bối cảnh đó, công ty cần có một số
hoạt động nhằm chuẩn bị tiếp cận với thị tr ường Mỹ thông qua việc chào hàng, chào
giá. Tuy nhiên, để có thể nắm bắt một cách tốt nhất c ơ hội mở rộng thị trường xuất
khẩu của công ty sang Mỹ nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung, công ty cần xây dựng các chiến l ược quảng cáo để giới thiệu sản phẩm bằng cách thông qua
việc thiết kế các trang Web về công ty, từ đó tạo điều kiện cho khách hàng tìm hiểu
về sản phẩm của công ty cũng nh ư cần các thông tin cần thiết khác có li ên quan đến
hoạt động đầu tư và tìm kiếm đối tác xuất khẩu tạo điều kiện cho việc quảng bá và mở rộng thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, công ty cũng cần đầu t ư cho việc tìm
hiểu hệ thống pháp luật và kinh doanh nước ngoài cũng như đòi hỏi đặc biệt của thị trường đó để tránh được những rủi ro không đáng có.