Tình hình thực hiện mục tiêu “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới”

Một phần của tài liệu Báo cáo (Trang 31 - 32)

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚ

7.Tình hình thực hiện mục tiêu “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới”

nước về bình đẳng giới”

Chiến lược quy định đến năm 2015 có 80% dự thảo văn bản quy phạm

pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn

đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được lồng ghép vấn đề bình

đẳng giới; có 100% thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự

thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến

bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới; các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng

giới; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ; có 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, các

ngành được tập huấn nghiệp vụ ít nhất một lần.

Theo cáo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, trên toàn quốc đã có 126

cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở các tỉnh, thành phố, trong đó có 72 cán

bộ chuyên trách. Phòng bình đẳng giới tại 9 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong triển khai các nhiệm vụ về

bình đẳng giới tại địa phương. Hiện nay, chỉ có Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc

bố trí cán bộ làm công tác bình đẳng giới tại Vụ chuyên môn; tại các cơ quan

còn lại, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữđược giao nhiệm vụ tham mưu về công

tác bình đẳng giới.

Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng phân tích, đánh giá và lồng ghép giới cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia hoạch định chính sách và xây dựng các kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được các Bộ, ngành, địa phương chú trọng

thực hiện. Có 12 tỉnh, thành phố được trung ương hỗ trợ kinh phí tổ chức tập

huấn về bình đẳng giới, lồng ghép giới cho đội ngũ cán bộ Đảng, cán bộ dân

cử và cán bộ quản lý nhà nước trên địa bàn địa phương, mỗi tỉnh 03 lớp. Về

cơ bản, 12 tỉnh, thành phố này đã tập huấn được kiến thức giới, lồng ghép

giới cho 100% cán bộ làm công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, để các cán bộ này thực sự làm tốt nhiệm vụ về bình đẳng giới

thì họ cần được đầu tư để nâng cao kiến thức này tại nhiều lớp tập huấn, hội

nghị, hội thảo chuyên đề khác.

Trong thời gian qua, nhiều Bộ, ngành, địa phương đã thành lập Ban soạn

thảo, tổ biên tập xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, các Bộ, ngành, địa phương chưa báo cáo về việc tổ chức tập huấn kiến thức về giới,

phân tích giới và lồng ghép giới cho thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập. Bộ Tư pháp đang xây dựng Bộ công cụ lồng ghép giới với hai phần

chính gồm: quy trình lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy

phạm pháp luật và tiêu chí đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Báo cáo (Trang 31 - 32)