II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚ
5. Tình hình thực hiện mục tiêu “Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin”
vực văn hóa và thông tin”
Chiến lược quy định đến năm 2015 giảm 60% sản phẩm văn hoá, thông tin mang định kiến giới; tăng thời lượng phát sóng các chương trình, chuyên mục và số lượng các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới; có
90% đài phát thanh và đài truyền hình ở trung ương và địa phương có chuyên
mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.
Chủ trương xã hội hoá văn hoá đã tạo thêm nhiều cơ hội cải thiện, nâng cao đời sống tinh thần cho phụ nữ và hướng tới mục tiêu bình đẳng giới. Các
loại hình hoạt động văn hoá phát triển ngày một phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc trên phạm vi toàn quốc. Với mục tiêu bảo đảm bình đẳng
giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin, trong năm 2011, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, các cơ quan Thông tấn, báo chí đã thực hiện
tốt chức năng của mình là tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, trong đó có tập trung tuyên truyền các nội dung về
bình đẳng giới. Một số kênh các kênh phát sóng có truyền tải nội dung này
như: Hệ thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1); Hệ phát thanh Văn hóa- Đời
sống – Khoa giáo (VOV2); Hệ phát thanh dân tộc (VOV4), Hệ phát thanh có
hình (VOV TV; Báo điện tử (VOV); Kênh VTV1 (Chuyên mục Sức sống
mới, Làm đẹp, Tạp chí phụ nữ, sống đẹp,...), kênh O2TV (chuyên mục Nam
khoa). Thông qua các chuyên mục Tiếp chuyện bạn nghe đài, Tư vấn chế độ
chính sách, các vấn đề xã hội... Đài Tiếng nói Việt Nam đã trả lời hàng trăm
vấn đề, giải đáp thắc mắc về thực hiện bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo
lực gia đình, các quyền bình đẳng giữa nam và nữ; quyền được làm việc,
quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền được lựa chọn bạn đời khi kết hôn,... Với Chương trình phụ nữ có thời lượng phát sóng 15 phút/chương trình, 4
Cùng với hệ thống các kênh của đài phát thanh, truyền hình Trung ương,
hầu hết các địa phương đều có nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới trên
kênh phát sóng của mình. Theo báo cáo của trên 40 tỉnh, thành phố, hiện có
khoảng 34 tỉnh, thành phố có chuyên mục phát sóng về bình đẳng giới phát
trên kênh truyền hình, truyền thanh của mình. Tuy nhiên, phần nhiều các
chuyên mục được phát sóng chưa mang tính thường xuyên, mới chỉ phát sóng
theo thời gian, giai đoạn nhất định trong năm.
Đặc biệt, Nhà nước rất chú trọng tới đời sống văn hoá của đồng bào ở
các vùng dân tộc thiểu số qua việc tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ, đầu tư kinh phí để xây dựng nhà văn hoá. Các chương trình phát thanh và truyền hình về bình đẳng giới đã được thực hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng
dân tộc đã giúp đồng bảo dân tộc thiểu số hiểu rõ hơn các chính sách ưu việt
của Đảng và Nhà nước ta về bình đẳng giới.
Trong năm qua, các cơ quan thông tấn báo chí đã quan tâm thúc đẩy thực
hiện bình đẳng giới thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn kiến thức giới cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Mạng lưới cán bộ truyền thông về bình
đẳng giới được duy trì, tiếp tục là kênh thông tin quan trọng giữa cơ quan
quản lý nhà nước về bình đẳng giới với các cơ quan thông tấn báo chí. Nhờ có
các hoạt động này, các sản phẩm văn hoá, thông tin mang định kiến giới đã từng bước giảm dần so với trước đây.